Mệt mỏi là tình trạng khá phổ biến trong cuộc sống ngày nay. Nó có thể xuất phát từ cuộc sống bận rộn, công việc áp lực… Tuy nhiên, mệt mỏi cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn. Vậy làm sao để hết mệt mỏi trong người và cải thiện được tình hình sức khoẻ.
Các nguyên nhân nào gây mệt mỏi trong người?
Mệt mỏi có thể là sự nhận thức chung về mức độ yếu ớt hoặc cảm giác kiệt sức của cơ thể. Đôi khi mệt mỏi có thể là cảm giác uể oải, thiếu năng lượng ngày kể cả khi được nghỉ ngơi. Mệt mỏi sẽ làm cho thể chất rơi vào tình trạng giảm khả năng duy trì hoạt động và khó có thể duy trì các công việc hàng ngày. Một số nguyên nhân gây ra mệt mỏi trong người gồm:
- Hội chứng mệt mỏi mãn tính do thời gian mệt mỏi kéo dài: Hội chứng này còn gọi là viêm cơ não tuỷ được biết đến rối loạn đặc trưng bởi những rối loạn mệt mỏi không rõ ràng. Tình trạng này có những đặc điểm lâm sàng không đồng nhất. Khởi phát bệnh khá đột ngột và thường kèm theo tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc tăng bạch cầu đơn nhân. Người bệnh có thể rơi vào trạng thái quá mệt mỏi khiến nhận thức thay đổi.
- Đau cơ xơ hoá là hội chứng đau mãn tính với những cơn đau lan toả không theo chu kỳ hay qui luật nào và gây ra tình trạng mệt mỏi, cứng khớp. Tình trạng này có thể xuất hiện vào buổi sáng.
- Mệt mỏi có thể do các bệnh lý cơ bản: Bệnh rối loạn chuyển hóa như suy giáp, đái tháo đường gây ra những rối loạn về nội tiết. Hoặc các bệnh nhiễm trùng mãn tính cũng gây ra mệt mỏi như viêm nội tâm mạc, bệnh lao, tăng bạch cầu đơn nhân, viêm gan, ký sinh trùng… Rối loạn miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, viêm ruột đa xơ cứng, vẩy nến, hội chứng Guillain-Barre hoặc ung thư. Hoặc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh như parkinson, bệnh miễn dịch thần kinh, to cơ, loạn dưỡng cơ…
Các nghiên cứu phòng thí nghiệm chỉ ra rằng, các chỉ số xét nghiệm như công thức máu, xét nghiệm hormon tuyến giáp, đau cơ, yếu cơ, xét nghiệm viêm gan C, tầm soát HIV… Nhưng xét nghiệm này có thể gây ra mệt mỏi cho người bệnh
- Mệt mỏi do các vấn đề tâm lý: Lo lắng và trầm cảm có thể gây ra mệt mỏi nghiêm trọng đối với cơ thể. Tình trạng này có thể kéo dài và dai dẳng nếu không được cải thiện kịp thời. Có khoảng ¾ người bệnh gặp tình trạng mệt mỏi do rối loạn tâm trạng và lo âu quá mức. Một số người bệnh bị trầm cảm do thiếu năng lượng hoàn toàn hay còn gọi là đau algeria.
- Mệt mỏi do sử dụng thuốc: Tác dụng phụ của thuốc có thể gây ra mệt mỏi cho người sử dụng. Chẳng hạn như thuốc điều trị tăng huyết áp, hoặc thuốc statin trong điều trị đái tháo đường, gây ra tình trạng yếu cơ và đau cơ ở một số người bệnh. Hoặc thuốc điều trị kháng histamin thường gây ra tình trạng dị ứng làm cho người sử dụng rơi vào trạng thái mệt mỏi.
Cách nhận biết mệt mỏi trong người
Để nhận biết mệt mỏi trong người cần phân định rõ giữa mệt mỏi và buồn ngủ hoặc các tình trạng liên quan đến khó thở và yếu cơ. Từ đó sẽ có cách khắc phục và phương pháp điều trị phù hợp.
- Người bệnh thường có dấu hiệu ngủ không ngon, không đủ giấc và chất lượng giấc ngủ kém. Những vấn đề này có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ. Bởi vì theo các chuyên gai cho biết một người bình thường nên ngủ một ngày khoảng từ 7 đến 9 giờ. Vậy, làm sao để hết mệt mỏi trong người? Để khắc phục điều này này cần ưu tiên giấc ngủ và giữ lịch ngủ được đều đặn. Không nên sử dụng thiết bị điện tử điện thoại …trước khi đi ngủ, sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình đi vào giấc ngủ.
- Ngưng thở khi ngủ: Triệu chứng này có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ dài. Sự gián đoạn của giấc ngủ sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi và người bệnh rơi vào trạng thái thiếu ngủ. Vậy, làm gì để hết mệt mỏi trong người? Để cải thiện tình trạng này nên duy trì cân nặng ở mức bình thường, có thể bỏ hút thuốc lá cũng giúp giảm triệu chứng này.
- Không cung cấp đủ năng lượng đáp ứng theo nhu cầu của cơ thể. Khi ăn quá ít cũng khiến khiến cơ thể mệt mỏi. Bởi vì lúc này lượng đường huyết cơ thể hạ xuống thấp, cơ thể rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi. Vậy làm sao để người hết mệt mỏi? Khắc phục tình trạng này bằng cách luôn ăn sáng và cố gắng bổ sung protein và carbs cho cơ thể. Thêm vào đó, cần thiết kế các bữa ăn nhẹ trong ngày giúp cung cấp và duy trì năng lượng cho cơ thể.
- Thiếu máu có thể liên quan đến tình trạng mất máu kinh nguyệt ở phụ nữ hoặc cơ thể không được cung cấp đủ sắt để tạo hồng cầu trong máu. Vậy, bị mệt mỏi trong người nên làm gì? Để cải thiện tình trạng thiếu máu có thể bổ sung các thực phẩm giàu sắt hoặc viên sắt.
- Trầm cảm gây rối loạn cảm xúc cùng với nhiều triệu chứng liên quan đến thể chất. từ đó khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán ăn, sụt cân.
- Nạp quá tải hàm lượng caffein: Hợp chất này giúp cải thiện sự tỉnh táo và tập trung ở một liều lượng vừa phải. Nhưng nếu sử dụng quá nhiều và đậm đặc thì có thể làm tăng nhịp tim, huyết áp, cơ thể trong trạng thái bồn chồn.
- Mất nước: Cơ thể mất nước sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi. Vậy, làm sao để hết mệt trong người? Ở người bình thường cần từ 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Vì vậy, thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể tránh tình trạng cơ thể rơi vào trạng thái khát.
Những điểm cần lưu ý khi cơ thể mệt mỏi
Mệt mỏi trong cơ có thể là tình trạng khá phổ biến trong cuộc sống hối hả và nhộn nhịp như ngày nay. Tuy nhiên, để cải thiện được tình trạng này cần lưu ý một số điều sau:
- Xây dựng thói quen lành mạnh và lối sống khoa học: Người bệnh nên bắt đầu thực hiện các thói quen sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để họ có thể thiết lập các thói quen lành mạnh như ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, phân bổ thời gian làm việc cũng như thời gian học tập khoa học và hiệu quả. Ngoài ra không nên lạm dụng các chất kích thích có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ chung của cơ thể.
- Giảm thiểu tình trạng căng thẳng cho cơ thể bằng cách nghe nhạc, đọc sách, dành thời gian cho bạn bè và gia đình.
- Luôn luôn luyện tập thể dục: Việc đều đặn thực hiện các bài tập thể dục giúp cho cơ thể tăng cường sức khoẻ và tăng cường đề kháng cơ thể. Có thể lựa chọn các bài tập cường độ cao ngắt quãng hoặc các bài tập kết hợp với nhạc mang lại sự thoải mái khi tập và hoàn thành được mục tiêu luyện tập. Hoặc có thể áp dụng các bài tập thiền, yoga, vừa tăng sự dẻo dai của cơ thể đồng thay cải thiện cảm xúc và tâm trạng.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Việc cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể thực hiện các hoạt động hàng ngày khá quan trọng. Tuy nhiên, khi cơ thể thiếu các vi chất dinh dưỡng phục vụ cho các chức năng sẽ gây ra các ảnh hưởng lớn tới cơ thể. Vì vậy, cần lựa chọn thực phẩm có hàm lượng vi chất cao để cung cấp trong mỗi bữa ăn.
- Thực hiện tầm soát và khám sức khỏe định kỳ: Mệt mỏi có thể là tiềm ẩn của bệnh lý hoặc cũng có thể là do áp lực công việc hoặc ôm đồm quá nhiều việc. Tuy nhiên, việc đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi mệt mỏi đi khám sẽ giúp người bệnh tìm hiểu được chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh được những biến cố tiêu cực có thể xảy ra.
Mệt mỏi có thể xảy ra do tình trạng bệnh lý hoặc do điều kiện sống mang lại. Vậy, làm sao để hết mệt mỏi trong người. Với trường hợp bệnh lý thì cần đi khám và có phác đồ điều trị phù hợp. Còn với tình trạng mệt mỏi không do bệnh lý thì người bệnh nên cải thiện thói quen sống, sắp xếp lại công việc, chăm sóc bản thân tốt hơn, quan tâm đến giấc ngủ, …
Tài liệu tham khảo: Nhs.uk, Webmd.com
Bài viết của: Vũ Thị Quỳnh Chi