Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc tăng sức đề kháng

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc tăng sức đề kháng

Khả năng tự vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân có hại như vi khuẩn, ký sinh trùng, virus được gọi là sức đề kháng. Sức đề kháng bị suy giảm kéo theo hệ miễn dịch cũng bị suy giảm. Do đó việc tăng cường sức đề kháng là vô cùng cần thiết. Sử dụng thuốc tăng sức đề kháng là nhu cầu thiết yếu của nhiều người, đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh, sức khỏe suy giảm. Vậy làm thế nào để sử dụng thuốc đúng cách là điều không phải ai cũng biết.

Thuốc tăng sức đề kháng là gì?

Miễn dịch là khả năng của cơ thể để đáp ứng với các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, hệ miễn dịch kém khiến cơ thể mệt mỏi, dễ ốm, thậm chí là bệnh nặng. Trong thời kỳ dịch bệnh xảy ra tần suất cao, với mong muốn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và phục hồi nhanh chóng, nhiều người đã tìm đến các loại thuốc tăng sức đề kháng và sử dụng một cách không có kiểm soát.

Thuốc tăng sức đề kháng là gì?
Thuốc tăng sức đề kháng là gì?

Các sản phẩm này bao gồm cả thuốc và không phải thuốc như: thực phẩm chức năng, chất dinh dưỡng,… có khả năng tác động đến hệ thống miễn dịch của cơ thể thông qua việc kích hoạt hoặc tăng cường hành động của hệ thống miễn dịch.

Thuốc tăng sức đề kháng có tác dụng hỗ trợ miễn dịch của cơ thể bằng cách tăng cường các chức năng chung, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tăng đáp ứng miễn dịch hoặc kích thích các interleukin, cytokin (*) làm cho tế bào miễn dịch tiết ra nhiều kháng thể chống lại tác nhân.

(*) *** Cytokin là một nhóm lớn protein đa dạng không phải là kháng thể, đóng vai trò như các chất trung gian giữa các tế bào, là sản phẩm của các tế bào miễn dịch, điều hòa các quá trình miễn dịch.

  Có thể bạn quan tâm: Những lưu ý khi dùng thuốc tăng sức đề kháng ở người lớn 

Thành phần của thuốc tăng đề kháng

Vitamin: Một số vitamin có tác dụng chống lại gốc tự do nên có thể tăng cường miễn dịch như vitamin C, beta-carotene, vitamin E… Xem các loại vitamin và nguyên tố vi lượng bên dưới:

  • Vitamin C: Giúp hấp thụ sắt, canxi và axit folic cải thiện hệ thống miễn dịch, giúp vết thương nhanh lành hơn và duy trì sụn, xương và răng khỏe mạnh. Vitamin C giúp chống lại vi khuẩn từ đó ngăn ngừa vi khuẩn và nấm tấn công và bảo vệ cơ thể. Vitamin C giúp chống lại vi khuẩn từ đó ngăn ngừa vi khuẩn và nấm tấn công và bảo vệ cơ thể. Ngoài ra, vitamin C còn có khả năng chống lại dị ứng và giải phóng các hormon steroid. Vitamin C cần cho chuyển đổi cholesterol tạo thành acid mật, liên quan đến giải độc.
  • Vitamin E: có đặc tính chống oxy hóa, ngăn cản quá trình oxy hóa các thành phần quan trọng trong tế bào và sự hình thành các sản phẩm oxy hóa độc hại. Vitamin E còn có khả năng điều trị bệnh suy dinh dưỡng, giảm nguy cơ cháy nắng, giảm nguy cơ tử vong; chúng còn giúp làm tăng tế bào T của hệ miễn dịch nên tăng sự sản xuất kháng thể.
  • Interferon: Các cytokine tự nhiên có hoạt tính kháng virus, chống tăng sinh và điều hòa miễn dịch. Tác dụng chống virus và chống tăng sinh có liên quan đến những thay đổi trong quá trình tổng hợp RNA, DNA và protein tế bào, bao gồm cả gen tế bào ung thư. Kháng virus với tác dụng ức chế sự nhân lên của virus trong các tế bào bị nhiễm virus. Chống tăng sinh với tác dụng giảm sự tăng sinh tế bào. Điều tiết miễn dịch với tăng hoạt động thực bào của đại thực bào. Hiện nay, các nhà khoa học đã xác định được 3 nhóm interferon chính: alpha, beta và gamma; mỗi nhóm interferon sẽ có hiệu quả điều trị khác nhau tùy theo thể bệnh.
  • Nguyên tố vi lượng: Có khả năng tăng cường hệ miễn dịch như selen, kẽm… Kẽm là chất giúp cân bằng nội tiết tố, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp mau lành vết thương, bồi bổ cơ thể, từ đó tăng phản ứng miễn dịch. Selen là thành phần không thể thiếu của nhiều enzym và chất chống oxy hóa trong cơ thể, đóng một vai trò quan trọng tham gia nhiều quá trình sinh học.

Khi nào cần dùng thuốc tăng sức đề kháng?

Khi nào cần uống thuốc tăng sức đề kháng
Khi nào cần uống thuốc tăng đề kháng

Trong trường hợp cơ thể bị suy giảm do yếu tố tuổi tác, mắc phải các bệnh, suy dinh dưỡng… thì cần phải sử dụng các loại thuốc tăng đề kháng ngoài một số loại vaccine chủ động tạo ra sự miễn dịch. Các loại thuốc tăng sức đề kháng thường chứa nhiều vitamin và nhiều dưỡng chất thích hợp cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người thường xuyên căng thẳng… Hay một số người có sức đề kháng kém dễ bị ốm đau.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc tăng sức đề kháng

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại thuốc tăng sức đề kháng được quảng cáo khác nhau, nhưng có thể những loại này chưa được chứng minh về hiệu quả lâm sàng. Mặt khác, bất kỳ chất nào khi đưa vào cơ thể đều tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tác dụng không mong muốn cho người sử dụng. 

Chính vì vậy, mọi người không nên lạm dụng các loại thuốc này. Cần hỏi ý kiến ​​bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định sử dụng để tránh nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Chỉ bổ sung thuốc tăng miễn dịch khi cơ thể thiếu hụt trầm trọng vì thuốc tăng đề kháng cũng có thể gây rối loạn cơ thể nếu dùng quá liều lượng. Đối với Interferon chỉ sử dụng trong những trường hợp thực sự cần thiết và sử dụng đúng lúc. Chỉ sử dụng Interferon khi virus viêm gan B đang sinh sôi, có các dấu hiệu lâm sàng.

Đối với trẻ, thuốc tăng sức đề kháng cho bé chỉ thực sự được sử dụng khi trẻ bị thiếu hụt một số yếu tố miễn dịch khi được khám và chỉ định sử dụng. Việc mua thuốc tăng cường sức đề kháng cho trẻ cần có sự tư vấn của bác sĩ. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý lựa chọn sản phẩm thuốc tăng đề kháng cho trẻ khi chưa biết trẻ có thực sự cần loại thuốc đó hay không? Hơn nữa, nếu bố mẹ tự cho trẻ sử dụng thuốc sẽ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn.

  Có thể bạn chưa biết: Những loại thực phẩm làm tăng sức đề kháng ở người lớn? 

Tác dụng phụ của thuốc tăng sức đề kháng?

Chỉ nên sử dụng các các loại thuốc tăng sức đề kháng cho những cơ thể bị thiếu hụt các chất này. Nếu sử dụng quá liều thuốc sẽ gây ra hậu quả do dư thừa các chất đó hoặc sẽ gây ra các rối loạn trong cơ thể. Đối với trẻ em, việc cho trẻ uống quá liều có thể khiến trẻ bị ngộ độc hoặc tổn hại gan thận, làm gia tăng các tác dụng không mong muốn của thuốc.

Với bất kỳ loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng nào nếu sử dụng không đúng cách đều có tác dụng phụ và hậu quả đáng lo ngại. Việc bổ sung không đúng liều lượng thuốc bổ vào cơ thể của trẻ có thể gây ra một số tác dụng phụ như: trẻ dậy thì sớm do lượng hormone tăng cao, biếng ăn, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón,… Đối với trẻ em, việc cho trẻ uống quá liều có thể khiến trẻ bị ngộ độc hoặc tổn hại gan thận, làm gia tăng các tác dụng không mong muốn của thuốc.

Trên đây là một vài thông tin về thuốc tăng sức đề kháng mà bạn nên biết. Nhớ theo dõi website Drip Hydration Vietnam để nắm các thông tin về sức khỏe, dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình nhé.

Nguồn tham khảo

Drip Hydration sử dụng các nguồn tham khảo từ các tổ chức y học trong và ngoài nước, trung tâm y tế học thuật và tài liệu từ Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ để hỗ trợ các thông tin y học trong bài viết.

https://vsh.org.vn/nhung-luu-y-khi-su-dung-san-pham-tang-cuong-mien-dich.htm – VSH

Vinmec

*Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, mọi chẩn đoán hoặc điều trị y khoa phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Gặp Bác sĩ để được tư vấn miễn phí: Hotline - 098 250 6666 hoặc để lại nhu cầu khám bên dưới.