Huyết áp cao không chỉ xuất hiện ở người già, mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Căn bệnh rất nguy hiểm bởi nó sẽ gây ra đột quỵ mà không có bất kỳ dấu hiệu nào. Trên thực tế hiện nay, những người trẻ cũng rất thường mắc bệnh huyết áp cao. Nguyên nhân là do phải chịu áp lực cuộc sống, lo âu trong công việc hoặc bị stress mỗi ngày trong thời gian dài.
Để phòng ngừa hiểu quả, bạn cần chủ động tìm hiểu thông tin sớm nhất. Bài viết hôm nay Drip Hydration Vietnam sẽ giúp bạn tìm hiểu để có biện pháp phòng ngừa tốt hơn.
Bệnh cao huyết áp là gì?
Bệnh cao huyết áp hay còn được gọi là tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính, thường xảy khi áp lực của máu tác động lớn đến thành động mạch. Huyết áp tăng cao cũng sẽ tăng gánh nặng cho tim.
Tuy nhiên, việc tăng huyết áp không chỉ đơn giản là việc tăng áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch, mà hơn thế nó còn kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp đến tim và động mạch. Nếu trong thời gian dài việc tăng huyết áp không được theo dõi và kiểm soát hiệu quả, rất có thể gây ra các biến chứng liên quan đến tim mạch, đột quỵ và thận…
Xem thêm: Huyết áp cao là bao nhiêu?
Nguyên nhân huyết áp cao
Có hai loại cao huyết áp, đó là: huyết áp nguyên phát và huyết áp thứ phát. Đa phần việc cao huyết áp thường xảy ra mà không có bất kỳ nguyên nhân nào. Một số trường hợp khác thì liên quan đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Cao huyết áp thứ phát thường là hậu quả của các bệnh lý như: bệnh tuyến giáp, bệnh thận,.. hoặc lam dụng thuốc tránh thai, thuốc cảm, rượu bia,..(chiếm khoảng 5 – 10% trên tổng số ca bệnh). Chỉ cần điều trị dứt điểm nguyên nhân thì bệnh cũng sẽ được giải quyết.
Triệu chứng huyết áp cao
Bệnh cao huyết áp thường được coi là kẻ giết người thầm lặng. Bởi vì thường người bệnh sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng đột nhiên có thể sẽ gặp cơn đột quỵ hoặc đau tim, rất nguy hiểm đến tính mạng của mình.
Trên thực tế, vẫn có thể có một số dấu hiệu phổ thông như: khó thở, đau đầu, choáng váng,…
Bệnh cao huyết áp nguy cơ tiềm ẩn cho những ai?
Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh cao huyết áp, nhưng sẽ có một số đối tượng rất dễ gặp. Tham khảo thông tin dưới đây để có thể phòng ngừa tốt hơn:
- Người mắc các căn bệnh béo phì: Khi mà khối lượng cơ thể càng lớn, thì máu di chuyển tới các mô cũng tăng lên. Khi đó lực tác động lên thành động mạch cũng tăng theo.
- Giới tính: Theo nhiều nghiên cứu thường thì trước 55 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới sẽ cao hơn. Ngược lại sau 55 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới sẽ cao hơn.
- Gia đình có tiền sử mắc bệnh: Trường hợp bạn có người thân là bố mẹ, anh chị bị bệnh cao huyết áp thì bạn nên cẩn thận hơn. Bởi vì rất có thể bạn cũng sẽ bị di truyền căn bệnh này.
- Không vận động thường xuyên: Việc ít vận động thường rất dễ gây béo phì, tăng cân. Từ đó rất dễ có nguy cơ bị bệnh tăng huyết áp.
- Sử dụng muối quá nhiều hàng ngày: Hai chất khoáng Natri và Kali đóng vai trò rất quan trọng trong cơ chế điều chỉnh huyết áp. Nếu cung cấp quá nhiều natri hoặc quá ít kali thì cũng rất dễ mắc bệnh cao huyết áp.
Điều trị bệnh cao huyết áp
Trường hợp bạn bị cao huyết áp thứ phát thì điều đầu tiên là cần tìm ra nguyên nhân căn bệnh của mình. Theo đó, mọi hoạt động đều tập trung vào khắc phục lý do đó. Hầu hết trường hợp thì huyết áp sẽ trở lại mức cơ bản nếu bạn trị dứt hẳn nguyên nhân đó.
Trường hợp bạn bị cao huyết áp nguyên phát thì bạn sẽ cần phòng ngừa nhiều hơn là điều trị. Theo đó bạn cần thực hiện các thói quen nhỏ trong lối sống hàng ngày.
Dùng thuốc điều trị cao huyết áp
Ngoài việc thay đổi lối sống hàng ngày, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân sử dụng thuốc theo đơn. Tuy nhiên bạn cần sử dụng thuốc suốt đời và được tự ý ngừng điều trị. Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ điều chỉnh và phối hợp để tăng giảm phù hợp với tình trạng của bạn.
Cảnh báo: Dùng thuốc điều trị bệnh cao huyết áp phải theo sự thăm khám và chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa .
Chữa cao huyết áp trong trường hợp khẩn cấp
Trong trường hợp đặc biệt, bệnh nhân cần phải được điều trị ngay lập tức ở phòng cấp cứu hoặc phòng chăm sóc khẩn cấp. Bệnh nhân cần phải thở bằng bình Oxy và dùng thuốc cao huyết áp để cải thiện nhanh chóng.
Xem thêm: Huyết áp cao nên uống gì để hạ?
Phòng ngừa bệnh cao huyết áp
Theo các chuyên gia, bác sĩ việc thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày sẽ là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất giúp nâng cao sức khỏe cho tim mạch. Tham khảo một số phương pháp sau và tìm cho mình những cách phòng bệnh cao huyết áp phù hợp nhất.
Thay đổi thực phẩm mỗi ngày
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày. Bạn nên bổ sung nhiều trái cây, các loại rau củ, ngũ cốc, các loại đậu, cá,…Chế độ ăn chiếm phần lớn tỉ lệ giúp bạn ngăn ngừa bệnh cao huyết áp, vì vậy hãy chú ý hơn tới những thực phẩm trước khi đưa vào cơ thể.
- Cắt giảm lượng muối: Bạn nên hạn chế lượng muối cung cấp vào trong cơ thể. Chỉ nên là < 6g, tương đương với 1 thìa cà phê muối.
Tăng cường rèn luyện cơ thể
Đi bộ, chạy bộ, đánh cầu lông, đi bơi,.. tất cả những hoạt động thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe đáng kể. Bạn chỉ cần bỏ ra ít nhất khoảng 30 phút/ ngày để vận động, vui chơi. Điều này không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà tâm trạng của bạn cũng sẽ được cải thiện đáng kể. Giữ cơ thể ở trình trạng vừa phải cũng là một điều nên làm. Lý tưởng nhất là có chỉ số BMI từ 18,5 đến 22.9, sẽ giúp tránh nguy cơ gặp phải rất nhiều căn bệnh.
Sử dụng thuốc theo toa
- Thực phẩm hỗ trợ chức năng: Trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, rất tốt cho người cao huyết áp, mắc bệnh tim mạch. Quý khách có thể tìm hiểu kỹ hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.
- Sử dụng thuốc Tây theo kê đơn: Có khá nhiều loại thuốc Tây để phòng ngừa và hạn chế bệnh cao huyết áp tại các quầy thuốc. Sử dụng đúng lúc, đúng liều sẽ giúp hạn chế tối đa những biến chứng của bệnh. Tuy nhiên khi sử dụng có thể gặp một số tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt,.. nên cần cẩn thận trước khi dùng.
Kiểm soát căng thẳng
Đầu tiên bạn phải xác định được vấn đề gây stress của mình. Căng thẳng sẽ là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tình trạng tăng huyết áp. Nguyên nhân là do khi gặp căng thẳng, hormone trong cơ thể sẽ tăng đột ngột khiến huyết áp cũng tăng theo. Giải pháp cho điều này là sử dụng các phương pháp tịnh tâm như: thiền, yoga,.. Nó không những giúp thư giãn, tăng cường sức đề kháng mà còn giúp kiểm soát hơi thở và loại bỏ suy nghĩ phân tâm.
Bài viết của: Biên tập viên Drip Hydration