Tâm trạng chán nản, mệt mỏi kiệt sức sẽ không chỉ làm cho cơ thể suy giảm mà còn ảnh hưởng đến cả tâm trạng và cảm xúc của mỗi người. Điều này có thể dẫn tới những suy nghĩ và hành động tiêu cực. Do đó, những cách cải thiện tâm trạng mệt mỏi, kiệt sức luôn được độc giả quan tâm và tìm kiếm.
1. Vì sao khi mệt mỏi, kiệt sức về thể chất thì tâm trạng cũng chán nản theo?
Kiệt sức không chỉ là cảm giác mệt mỏi thông thường, mà đó là tình trạng lâm sàng đặc trưng của các triệu chứng mệt mỏi của tâm lý và thể chất phải chống chọi với những căng thẳng tâm lý trong một thời gian dài.
Mệt mỏi, kiệt sức thường xuất hiện do nhiều yếu tố. Và chính những điều này sẽ làm cho tâm trạng ngày càng giảm sút, xuất hiện tình trạng chán nản, và không tập trung làm được việc. Tình trạng này là tác động hai chiều, ngay cả ở những người có tâm trạng chán nản cũng sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi và kiệt sức, đồng thời tăng nguy cơ mắc trầm cảm. Do đó sẽ tạo một vòng luẩn quẩn khó phá vỡ.
Những yếu tố gây mệt mỏi kiệt sức cũng chính là nguyên nhân khiến cho tâm trạng giảm sút và chán nản bao gồm:
- Các vấn đề về giấc ngủ. Giấc ngủ là hoạt động cần thiết giúp cơ thể được tái tạo và bổ sung năng lượng sau một ngày làm việc mệt nhọc. Khi cơ thể thiếu ngủ sẽ làm cho trạng thái tâm lý trở nên tiêu cực và làm tăng nguy cơ trầm cảm, chán nản. Kéo dài tình trạng này sẽ làm cho triệu chứng về tâm thần cảm xúc trở nên tồi tệ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan chặt chẽ giữa chất lượng giấc ngủ với cảm xúc, tâm trạng cũng như sức khỏe thể chất của mỗi người.
- Chế độ ăn. Trong một nghiên cứu phân tích tổng hợp đã xem xét khá nhiều nghiên cứu và nhận định được mối quan hệ giữa chế độ ăn với tâm trạng, sức khỏe thể chất của người bệnh. Khi thực hiện chế độ ăn kiêng với chế độ ăn có nhiều hàm lượng chất chống viêm, sẽ giúp làm giảm tình trạng cảm xúc xấu, cơ thể mệt mỏi, kiệt sức. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, với những chế độ ăn kiểu phương Tây với nhiều thịt đỏ, sữa, đồ ngọt, thực phẩm không lành mạnh sẽ làm tăng nguy cơ tác động tới tâm trạng và sức khỏe thể chất.
- Stress ảnh hưởng đến nồng độ serotonin và dopamin là những chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ khiến gây ra các tác động tới việc điều chỉnh cảm xúc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi cuộc sống căng thẳng kéo dài sẽ làm cho cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, kiệt sức, dần dần sẽ ảnh hưởng tâm thần gây chán nản và trầm cảm.
- Sử dụng thuốc trong điều trị trầm cảm giúp điều chỉnh chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ nhưng lại khiến cho người dùng bị mệt mỏi và kiệt sức.
Tình trạng mệt mỏi kiệt sức với tâm trạng chán nản tác động qua lại khiến cho người bệnh không chỉ ảnh hưởng về thể chất mà còn bị tác động tới cả tinh thần làm cho cuộc sống trở nên khó khăn và khó hoàn thành được các công việc diễn ra trong ngày.
2. Tình trạng mệt cả thể chất lẫn tinh thần dẫn tới hậu quả gì nếu được khắc phục sớm?
Hậu quả của tình trạng mệt mỏi cả thể chất lẫn tinh thần khi không được khắc phục sớm bao gồm:
- Tinh thần giảm sút trầm trọng. Người bệnh không thể tập trung làm việc đồng thời sẽ gặp một loạt các rối loạn như giấc ngủ, cảm xúc, … tinh thần đi xuống, suy nhược tâm thần và tăng nguy cơ cao mắc các rối loạn tâm lý. Những người này mất hết sự tự tin cũng như động lực làm việc. Đồng thời dễ tìm đến các chất chất kích để kiểm soát tình trạng cảm xúc. Tình trạng kéo dài hoặc không được khắc phục sớm sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với bệnh trầm cảm, lo âu, xuất hiện các đánh giá tiêu cực bản thân, …
- Sức khỏe thể chất suy giảm. Cơ thể luôn ở trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, có thể khiến cho các hormon hoạt động quá mức làm gián đoạn hoặc mất sự cân bằng trong cơ thể.
- Cơ thể bị mất ngủ nghiêm trọng, trí nhớ giảm sút, sự tập trung dần mất đi. Người bệnh không kiểm soát được cảm xúc, tâm lý chán nản, đôi khi nghĩ về những điều tiêu cực, thậm chí một số người bệnh thực hiện các hành động tiêu cực ảnh hưởng tới bản thân.
- Khi cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, kiệt sức lâu dài sẽ làm cho tim hoạt động nhiều và giải phóng nhiều hormone cortisol nguyên nhân gây ra các bệnh như cao huyết áp, béo phì, đái tháo đường… ở trường hợp nặng có thể gặp các vấn đề về tim mạch.
- Khi mệt mỏi về thể chất và tinh thần lâu dài sẽ khiến cho người bệnh gặp các vấn đề về tiêu hoá. Chẳng hạn như rối loạn tiêu hoá, viêm loét dạ dày, đau buốt đầu mãn tính…
3. Cách cải thiện tâm trạng khi bị mệt mỏi kiệt quệ
Một số cách cải thiện tâm trạng mệt mỏi, chán nản, kiệt quệ có thể áp dụng:
- Nuôi dưỡng cơ thể là cách cải thiện tâm trạng mệt mỏi khá hiệu quả. Như chúng ta đã biết, bộ não là cơ quan hoạt động chính của cơ thể, não lấy năng lượng từ thực phẩm cung cấp cho cơ thể. Vì vậy khi không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể hoặc nuôi dưỡng chưa đáp ứng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của thể chất và các cảm xúc, tinh thần của cơ thể. Cơ thể nên được cung cấp các loại thực phẩm tốt như cá béo, các loại hạt, các loại rau xanh, các loại trái cây, ngũ cốc nguyên hạt… Thường xuyên áp dụng chế độ cân bằng sẽ giúp cho cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và năng lượng để não bộ hoạt động tốt hơn, tình thần thoải mái.
- Sử dụng trà và cà phê có thể giúp tăng cường năng lượng cho tinh thần. trong một nghiên cứu đã đánh giá các tác động của cafein với tình trạng nhận thức , thể chất cho thấy, với hàm lượng 40 đến 300 mg caffeine có thể cải thiện sự tỉnh táo, sự chú ý, thời gian phản ứng….Không những thế, caffeine còn giúp cải thiện khả năng phán đoán, khả năng ra quyết định. Nhưng nên lưu ý không sử dụng caffein vào buổi tối có thể gây ra các vấn đề liên quan đến rối loạn giấc ngủ.
- Hoạt động thể chất. Theo hiệp hội tâm lý của Mỹ cho biết, có khá nhiều các bằng chứng liên quan đến tác dụng của hoạt động thể chất với sức khỏe tâm thần của mỗi người, đây là cách cải thiện tâm trạng chán nản khá hiệu quả. Khi thực hiện các bài tập không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp cải thiện khí sắc, quá trình ghi nhớ cũng như suy nghĩ, tăng lượng chất xám, giúp cơ thể thích nghi tốt hơn, tăng lưu lượng máu tới não, cải thiện khả năng thực hiện các công việc, giải phóng serotonin và dopamine …
- Sử dụng các sản phẩm bổ sung. Có một số hợp chất bổ sung giúp tăng năng lượng tinh thần đồng thời còn giúp cải thiện trí nhớ, tư duy tốt. Tuy nhiên, trước khi bổ sung cần tham khảo y kiến của bác sĩ để lựa chọn loại bổ sung phù hợp mang lại hiệu quả tốt. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng việc duy trì mức NAD tối ưu có thể có tác động tích cực đến tâm trạng và sức khỏe tinh thần, từ đó NAD+ giúp tăng cường mức năng lượng và cải thiện tâm trạng, giảm bớt căng thẳng. NAD+ tham gia vào việc điều chỉnh nhịp sinh học, có thể ảnh hưởng đến kiểu ngủ và sự ổn định tâm trạng. Ngoài ra, NAD+ rất cần thiết cho hoạt động bình thường của các enzyme liên quan đến sản xuất chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine, được biết là có tác dụng điều chỉnh tâm trạng và cảm xúc.
- Thay đổi cảnh quan xung quanh. Khi làm việc với sự tập trung lớn trí lực vào một công việc nào đó thì sẽ khiến tiêu hao nhiều năng lượng của cơ thể. Khi đó phải kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi. Bạn nên dành 30 phút để nghỉ ngơi chẳng hạn như thăm vườn, đi bộ ngoài bãi biển, tưới cây… Những hoạt động hòa mình vào thiên nhiên đã được APA nhận định mang lại khá nhiều hiệu quả cho não bộ, từ đó giúp cải thiện tâm trạng và năng lượng cung cấp cho tinh thần tốt hơn. Bên cạnh đó, những tia ánh sáng mặt trời ở ngoài môi trường rộng lớn còn giúp kích thích cơ thể giải phóng serotonin giúp cải thiện tâm trạng khá hiệu quả.
- Đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Ngủ là một trong những cách giúp cải thiện tâm trạng mệt mỏi nhanh nhất. Hầu hết người lớn đều được khuyên nên ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi ngày. Giấc ngủ không chỉ quan trọng tới thể chất mà còn cung cấp khá nhiều năng lượng cho não bộ giúp lưu trữ thông tin, loại bỏ các chất thải….
Sức khỏe thể chất và tinh thần có vai trò quan trọng với mỗi cơ thể. Cả hai yếu tố này tác động qua lại và hỗ trợ nhau. Tuy nhiên, nếu cơ thể bị mệt mỏi, kiệt sức lâu dài có thể dẫn tới ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần thậm chí mắc trầm cảm. Vì vậy, để cải thiện tâm trạng mệt mỏi, chán nản bạn có thể áp dụng một số biện pháp như áp dụng chế độ ăn cân bằng, khoa học, hoạt động thể lực….
Nguồn tham khảo: medicalnewstoday.com, healthline.com, nhs.uk/every-mind
Bài viết của: Vũ Thị Quỳnh Chi