Rối loạn giấc ngủ là một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay khi tình trạng này ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của nhiều kể cả người trẻ tuổi. Rất nhiều người cân nhắc đến việc sử dụng thuốc giúp cải thiện giấc ngủ. Vậy khi nào nên dùng thuốc cải thiện giấc ngủ?
1. Khi nào nên dùng thuốc cải thiện giấc ngủ?
Hiện nay rất nhiều người tìm hiểu nên uống gì cải thiện giấc ngủ hoặc khi nào nên dùng thuốc cải thiện giấc ngủ. Cùng tìm hiểu qua phần sau đây.
Thuốc cải thiện giấc ngủ là một loại thuốc có thể giúp bạn dễ vào giấc ngủ, ngủ được thời gian dài hơn đồng thời giúp giảm căng thẳng, lo âu. Thuốc ngủ giúp những người bị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ hoặc những người thức giấc giữa đêm và không thể ngủ lại được. Do đó, việc dùng thuốc cải thiện giấc ngủ sẽ giúp họ ngủ ngon hơn, có nhiều tinh thần hơn sau giấc ngủ, giảm tình trạng mệt mỏi uể oải.
Bạn chỉ nên dùng thuốc giúp cải thiện giấc ngủ khi bạn đã thử áp dụng các phương pháp điều trị mất ngủ không dùng thuốc như duy trì thói quen đi ngủ thức dậy đúng giờ, hạn chế cafein, hạn chế sử dụng thiết bị chứa ánh sáng xanh, giảm căng thẳng và nhiều thay đổi lối sống khác như giấc ngủ của bạn vẫn không cải thiện như mong muốn.
Vậy nên uống gì cải thiện giấc ngủ? Hiện nay có nhiều loại thuốc ngủ được kê đơn bao gồm:
- Benzodiazepin (BZD) là một nhóm thuốc ngủ mạnh giúp bạn dễ ngủ, giảm lo âu và cải thiện khả năng học tập và trí nhớ. Những loại thuốc này làm tăng mức chất dẫn truyền thần kinh GABA trong não gây buồn ngủ, giúp mọi người ngủ ngon hơn, thư giãn cơ, giảm lo âu và cũng có thể điều trị bệnh động kinh. Nhóm thuốc này bao gồm alprazolam, clonazepam, diazepam và lorazepam, có dạng tác dụng ngắn và dài.
- Thuốc không phải benzodiazepine (Non-BZD) hoặc thuốc Z là thuốc ngủ tác dụng nhanh có hiệu lực sau 30 phút uống và kéo dài đến 8 giờ. Chúng gây buồn ngủ, làm dịu lo âu và thúc đẩy giấc ngủ sâu mà không khiến bạn cảm thấy uể oải hoặc choáng váng vào buổi sáng. Thuốc không phải BZD là loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn nhất do tác dụng phụ tối thiểu, khả năng dung nạp thuốc thấp và gây nghiện. Loại thuốc này bao gồm Zolpidem, Ambien và Zopiclone.
- Melatonin là một loại thuốc tổng hợp bắt chước cùng một loại hormone trong não. Tuyến tùng tiết ra melatonin để giúp kích thích giấc ngủ và chịu trách nhiệm cho chu kỳ giấc ngủ. Trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc vào ban đêm, melatonin được tiết ra để hỗ trợ cơ thể thư giãn và giúp mọi người dễ ngủ. Vì lượng melatonin tiết ra giảm dần theo tuổi tác, nên các bác sĩ thường thích kê loại thuốc này cho những người khó ngủ, những người làm việc muộn hoặc làm theo ca và người cao tuổi đang phải vật lộn với chứng mất ngủ.
- Thuốc chống trầm cảm là một nhóm thuốc có thể điều trị chứng trầm cảm, căng thẳng và lo âu. Những loại thuốc này giúp gây ngủ, thúc đẩy sự thư giãn và giảm lo âu nhờ tác động lên các chất dẫn truyền thần kinh trong hệ thần kinh trung ương. Liều lượng thường dao động từ 10 đến 25 hoặc 50 miligam, có nhiều dạng khác nhau, bao gồm cả viên nén và dạng lỏng.
2. Các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc cải thiện giấc ngủ
Bên cạnh vấn đề uống gì cải thiện giấc ngủ và khi nào nên uống thuốc giúp cải thiện giấc ngủ, rất nhiều người cũng tìm hiểu về các tác dụng phụ của thuốc cải thiện giấc ngủ. Tác dụng phụ của thuốc ngủ bắt đầu trở nên rõ ràng khi người dùng phát triển tình trạng phụ thuộc và không thể ngủ được nếu không có thuốc. Việc ngừng thuốc đột ngột hoặc cai thuốc có thể gây ra các triệu chứng cai thuốc và làm trầm trọng thêm tình trạng mất ngủ (mất ngủ tái phát). Sử dụng thuốc ngủ có thể có gây ra nhiều tác dụng phụ bao gồm:
Tác dụng phụ ngắn hạn bao gồm:
- Mệt mỏi và buồn ngủ
- Đau đầu
- Buồn nôn
- Lú lẫn
- Tiêu chảy hoặc táo bón
- Khô miệng
- Yếu cơ
- Quyết định chậm, xử lý não chậm
- Khó tiêu, đầy hơi trong dạ dày, đau bụng hoặc chướng bụng
Tác dụng phụ lâu dài bao gồm:
Sử dụng thuốc ngủ trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng não, thay đổi cấu trúc giấc ngủ và dẫn đến tình trạng phụ thuộc thuốc ngủ và các tác dụng phụ khác, bao gồm:
- Nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, đặc biệt là ở người cao tuổi
- Trí nhớ kém, thoái hóa não, bệnh Alzheimer.
- Có thể dẫn đến trầm cảm.
- Rối loạn chức năng tình dục
- Nguy cơ té ngã bất ngờ.
- Suy hô hấp khi ngủ, có thể dẫn đến tử vong.
3. Các điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc cải thiện giấc ngủ
Việc sử dụng thuốc giúp cải thiện giấc ngủ có thể giúp bạn ngủ ngon hơn, nâng cao tinh thần và chất lượng cuộc sống cho bạn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cải thiện giấc ngủ có thể đem lại nhiều tác dụng phụ và ảnh hưởng lâu dài nếu bạn dùng quá thường xuyên và kéo dài. Vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc cải thiện giấc ngủ, bạn cần lưu ý các điểm sau:
- Nên sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc giúp cải thiện giấc ngủ.
- Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng tác dụng phụ nào gây khó chịu, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ.
- Không nên tự ý ngừng sử dụng thuốc ngủ một cách đột ngột mà nên giảm liều từ từ. Và bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi giảm liều lượng thuốc.
- Ngoài việc dùng thuốc cải thiện giấc ngủ, bạn cần kết hợp thêm các phương pháp không dùng thuốc khác hỗ trợ cải thiện chất lượng ngủ của bạn.
Tài liệu tham khảo: Mayoclinic.org, Medparkhospital.com, Webmd.com, My.clevelandclinic.org
Bài viết của: Trần Thị Thuý Hiếu