Trong cuộc sống hiện đại, tình trạng làm việc quá mệt mỏi hoặc làm việc căng thẳng và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Việc xác định những cách phục hồi sức khỏe do làm việc vất vả là vô cùng cần thiết để giảm mệt mỏi và duy trì sự cân bằng giữa công việc hàng ngày và cuộc sống cá nhân.
1. Làm việc căng thẳng sẽ khiến sức khỏe suy yếu như thế nào?
Căng thẳng công việc là tình trạng thường xuyên gặp phải ở nhiều người. Tình trạng này kéo dài có thể là nguyên nhân dẫn đến kiệt sức, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất công việc cũng như suy giảm chất lượng cuộc sống.
Một số triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng mệt mỏi khi làm việc bao gồm:
- Cảm thấy quá mệt mỏi, gần như kiệt sức;
- Có cảm giác tiêu cực, bi quan hoặc hoài nghi về công việc đang làm;
- Cảm thấy khó hoàn thành nhiệm vụ hoặc làm việc kém hiệu quả;
- Cảm thấy kém tự tin về công việc đang làm;
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê ở trên, có lẽ đã đến lúc bắt đầu xác định bất kỳ yếu tố nào có thể góp phần gây ra sự mệt mỏi của bạn và cân nhắc thực hiện các thay đổi trong thói quen để duy trì sự cân bằng lành mạnh giữa công việc và cuộc sống.
2. Vai trò của phục hồi sinh lực đối với người thường xuyên mệt mỏi
Phục hồi sinh lực cho những người thường xuyên làm việc quá mệt mỏi là quá trình biến các dấu hiệu và triệu chứng căng thẳng trong công việc như lo lắng, kiệt sức và nồng độ hormone cortisol trở lại mức bình thường.
Để phục hồi sức khỏe do căng thẳng công việc một cách hiệu quả, bạn cần có kiến thức về những phương pháp phù hợp với bản thân và thực hành chúng thường xuyên. Phục hồi hiệu quả sau những giai đoạn căng thẳng giúp cân bằng cảm xúc, cải thiện tâm trạng, năng lượng, hiệu suất làm việc và đảm bảo sức khỏe tinh thần.
Tuy nhiên, quá trình phục hồi sức khỏe do làm việc căng thẳng lại có nhiều nghịch lý. Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi cơ thể quá mệt mỏi, căng thẳng thì con người lại có xu hướng khó khăn trong giải quyết căng thẳng. Cụ thể là khi công việc quá căng thẳng thì thường chúng ta làm việc nhiều giờ hơn, nghỉ ngơi ít hơn và ăn uống kém lành mạnh hơn. Đồng thời, khi tình trạng căng thẳng công việc kéo dài thì chúng ta càng có ít năng lượng và động lực để dành thời gian thư giãn hoặc tập thể dục, dẫn đến khả năng phục hồi kém và từ đó kiệt sức hơn vào ngày hôm sau.
Để khắc phục nghịch lý này, bạn phải tìm hiểu điều gì phù hợp nhất với mình và đưa ra kế hoạch phục hồi sức khỏe do làm việc căng thẳng phù hợp với bản thân.
3. Cách phục hồi sức khỏe do làm việc căng thẳng
3.1. Xác định những thay đổi có thể tự thực hiện
Nếu căng thẳng công việc là nguyên nhân dẫn đến kiệt sức hơn bình thường thì bước đầu tiên là xem xét bất kỳ thói quen nào có thể góp phần dẫn đến mệt mỏi. Một số thói quen làm chúng ta cảm thấy mệt mỏi hơn bao gồm sử dụng điện thoại hàng giờ, thức khuya để có thêm thời gian thư giãn và sau đó cảm thấy khó ngủ.
Những thay đổi nhỏ để giảm căng thẳng công việc và ngăn ngừa kiệt sức, bao gồm:
- Chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa ăn để cân bằng và bổ dưỡng;
- Ngủ đủ giấc mỗi đêm, đảm bảo chất lượng giấc ngủ;
- Thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng như tập yoga, thiền hoặc viết nhật ký;
- Tập thể dục thường xuyên như đi bộ quanh nhà cũng có thể giúp tăng mức năng lượng và tâm trạng.
3.2. Yêu cầu sự giúp đỡ
Khi bạn có quá nhiều nhiệm vụ cần hoàn thành mà không có sự hỗ trợ, bạn có thể xin thêm sự giúp đỡ từ quản lý và đồng nghiệp. Dưới đây là một số cách để yêu cầu sự giúp đỡ:
- Nói chuyện với người quản lý: Khi bạn có quá nhiều công việc phải hoàn thành một mình, người quản lý có hiểu biết có thể giúp đỡ bằng cách giao lại một số nhiệm vụ nhất định hoặc tìm một đồng nghiệp có thể hỗ trợ bạn.
- Tránh đảm nhận những trách nhiệm mà bạn không thể đảm đương: Chấp nhận làm thêm có vẻ là một cách tốt để nhận được sự tôn trọng và đánh giá tích cực, nhưng điều này sẽ không mang lại lợi ích gì nếu nó khiến bạn làm việc quá mệt mỏi hoặc kiệt sức.
3.2. Dành thời gian rảnh cho những sở thích của bản thân
Sau một ngày làm việc dài, bạn có thể thiếu năng lượng cho bất cứ việc gì ngoài một đêm xem Netflix. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn có thể phục hồi sức khỏe do làm việc căng thẳng theo những cách khác nhau, bao gồm:
- Bắt đầu thói quen làm vườn;
- Đọc một cuốn sách hoặc một tạp chí yêu thích;
- Thay đổi hoặc cải thiện không gian sống mỗi ngày;
- Theo đuổi sở thích sáng tạo như âm nhạc, viết lách hoặc làm đồ thủ công;
- Tham gia các dự án để làm đẹp nhà cửa;
- Dành thời gian cho các hoạt động ngoài trời;
- Nghiên cứu học thuật như học một ngôn ngữ mới hoặc tham gia một lớp học về ngôn ngữ;
3.3. Lập kế hoạch tự chăm sóc bản thân
Ưu tiên các nhu cầu về thể chất và tinh thần là một phần quan trọng trong việc tạo ra sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Chăm sóc bản thân tốt có thể cải thiện khả năng phục hồi sức khỏe do làm việc căng thẳng để dễ dàng vượt qua những thử thách khi chúng xuất hiện.
Một số cách để tự chăm sóc bản thân bao gồm:
- Ngủ đủ giấc, đảm bảo chất lượng giấc ngủ;
- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng;
- Tắm nước nóng với âm nhạc thư giãn để thư giãn;
- Tập yoga, thiền và các thực hành chánh niệm khác;
- Liên lạc thường xuyên với những người bạn thân nhất của bạn;
- Nói chuyện với những người thân yêu.
Giữ căng thẳng cho riêng mình có thể tạo ra cảm giác bị cô lập và khiến tình trạng mệt mỏi càng nhiều. Bạn bè và gia đình có thể không có khả năng trực tiếp làm giảm bớt căng thẳng công việc nhưng họ vẫn có thể hỗ trợ bằng cách lắng nghe và có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích. Đồng thời, sự hỗ trợ từ những người thân yêu có thể làm tăng cảm giác thân thuộc và kết nối, giúp bạn dễ dàng tách khỏi công việc hơn khi một ngày kết thúc. Ngược lại, cảm giác ít bị ràng buộc hơn với công việc có thể giúp thư giãn và nạp lại năng lượng thành công hơn.
3.4. Phá vỡ sự đơn điệu
Tương tự như những công việc lặp đi lặp lại có thể khiến ngáp và buồn ngủ, một ngày làm việc nhẹ nhàng nhưng đơn điệu có thể khiến chúng ta cảm thấy kiệt sức và tê liệt về tinh thần. Thay đổi thói quen thông thường hàng ngày có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Một số cách phục hồi sức khỏe do làm việc căng thẳng có thể thử bao gồm:
- Thay đổi thứ tự công việc hàng ngày: Thực hiện những công việc dễ dàng hơn vào buổi sáng thời điểm sảng khoái nhất và ít có khả năng bị mất tập trung hơn.
- Rèn luyện khả năng tập trung: Dành vài phút sau mỗi lần nghỉ giải lao để thực hiện các bài tập thiền, đi bộ hoặc thở nhanh. Các bài tập này có tác dụng giúp bạn cảm thấy sảng khoái hơn so với các hoạt động giải lao khác như cập nhật mạng xã hội hoặc xem tin tức mới nhất.
- Cân nhắc những nơi làm việc thay thế: Bạn có thể thử sử dụng một chiếc bàn đứng hoặc thay ghế bằng một quả bóng tập thể dục. Nếu có thể, bạn có thể thay đổi môi trường trong ngày bằng cách làm việc bên ngoài hoặc gần cửa sổ vào những buổi chiều đầy nắng.
3.5. Đánh giá các lựa chọn cho tương lai
Bạn đã thực hiện các bước để phục hồi sức khỏe do làm việc căng thẳng, nhưng hoàn cảnh tại nơi làm việc tiếp tục khiến bạn kiệt sức. Đây là lúc có cân nhắc một công việc hoặc nghề nghiệp khác, một công việc cho phép duy trì sự cân bằng lành mạnh giữa công việc và cuộc sống. Nếu không có sự cân bằng thiết yếu này, tình hình sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn.
Bạn có thể cảm thấy khó chịu về mặt tinh thần thì tình cảm hạnh phúc và các mối quan hệ của bạn với gia đình và bạn bè có thể là phục hồi sức khỏe do làm việc căng thẳng.
3.6. Nhận trợ giúp chuyên nghiệp
Đôi khi, mệt mỏi kéo dài chỉ là kết quả bình thường khi làm việc, nhưng kiệt sức về thể chất hoặc tinh thần cũng có thể có những nguyên nhân khác.
Nếu bạn có các triệu chứng khác bao gồm đau, thay đổi khẩu vị hoặc đau dạ dày, có thể bạn cần đi khám để loại trừ những bệnh lý khác. Bác sĩ có thể đánh giá tình trạng làm việc quá mệt mỏi kèm theo các triệu chứng về sức khỏe tâm thần, bao gồm thay đổi tâm trạng, sự tuyệt vọng hay ý nghĩ tự tử. Nếu bạn đang nghĩ đến việc thay đổi nghề nghiệp, bác sĩ trị liệu của bạn có thể đưa ra hướng dẫn và tư vấn về nghề nghiệp.
Tài liệu tham khảo: Healthline.com, Hbr.org
Bài viết của: Ngô Thị Thảo Hiền