Cơ thể mệt mỏi có thể là tình trạng kiệt sức sau một ngày làm việc vất vả hay vừa trải qua một cơn đau ốm. Tuy vậy, tình trạng này nếu kéo dài có thể gây suy giảm sức khỏe khiến bạn không thể làm việc và sinh hoạt như bình thường. Vậy giải pháp nào cho tình trạng cơ thể mệt mỏi kéo dài, hãy đọc qua bài viết dưới đây.
1. Vì sao bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn và lười vận động?
Áp lực công việc, mệt mỏi cuộc sống hay các yếu tố tâm lý – xã hội luôn là nguyên nhân hàng đầu khiến cho mọi người cảm thấy cơ thể mệt mỏi hay dễ buồn ngủ và cảm thấy chán ăn. Không những thế, tình trạng này kéo dài còn dẫn đến việc cạn kiệt nguồn năng lực của cơ thể, khiến cho bạn cảm thấy thiếu sức sống.
1.1.Cơ thể mệt mỏi do gặp các vấn đề về tâm lý
Sức khỏe tâm lý là một trong các vấn đề bị nhiều người chủ quan trong thời đại ngày nay, điều này nếu kéo dài hoàn toàn có thể gây ra tình trạng cơ thể mệt mỏi, suy nhược về tinh thần. Những vấn đề tinh thần như trầm cảm và lo âu thường là nguyên nhân gốc rễ của những triệu chứng về sức khỏe cơ thể như mệt mỏi, buồn ngủ, và đau đầu.
Trầm cảm thường ảnh hưởng nhiều hơn đến phụ nữ so với nam giới, đặc biệt là giai đoạn sau khi sinh, điều này có thể biểu hiện qua cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ thường xuyên, không muốn làm việc gì.
Các triệu chứng của lo âu bao gồm khó ngủ, cảm giác kích động, và cảm thấy tâm trí luôn căng thẳng, khó tập trung vào công việc. Trong khi đó, người mắc trầm cảm thường trải qua cảm giác mất hứng thú, thay đổi về cân nặng và giấc ngủ, cùng với suy nghĩ tuyệt vọng hay xuất hiện trong đầu.
1.2. Các bệnh lý mãn tính khiến cho cơ thể mệt mỏi buồn ngủ chán ăn
Mệt mỏi chán ăn là một trong các dấu hiệu của các bệnh lý mãn tính như đái tháo đường, viêm khớp hay bệnh lý tuyến giáp. Nếu như bạn bị đái tháo đường, việc nồng độ đường trong máu tăng cao khiến cơ thể không có đủ năng lượng. Dù ăn uống đầy đủ, người mắc bệnh vẫn cảm thấy mệt mỏi buồn ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi chán ăn và dẫn đến giảm cân ngoài mong muốn.
Bên cạnh đó, cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ trong các hoạt động hàng ngày như làm vườn hay dọn dẹp nhà có thể là dấu hiệu của vấn đề về tim mạch. Nếu thấy khó thở khi làm các công việc nặng nhọc, hãy sắp xếp một lịch kiểm tra các vấn đề về tim mạch với bác sĩ của bạn nhé.
1.3. Ngủ không đủ giấc
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi năng lượng trí nhớ hay phục hồi cơ bắp, điều này giúp cho bạn có thể tham gia vào các hoạt động của ngày hôm sau với sức khỏe tốt. Dù vậy, nếu không ngủ đủ 8 tiếng/ đêm, cơ thể mệt mỏi sẽ dẫn đến làm việc và học tập kém hiệu quả vào ngày hôm sau.
1.4. Chán ăn tâm thần / Rối loạn ăn uống
Mặc dù việc mắc phải hội chứng chán ăn tâm thần hay rối loạn ăn uống có thể được người thân xung quanh nhận thấy, nhưng đây là tình trạng đang ngày càng phổ biến ở các nước phát triển dẫn tới việc người bệnh cảm thấy cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống.
Chán ăn tâm thần thường xảy ra khi người ta cảm thấy mất hứng thú với việc ăn uống. Điều này thường dẫn đến việc giảm cân do thói quen ăn kiêng và tập thể dục quá mức, đôi khi đến mức đói. Những người mắc chứng này thường cảm thấy không bao giờ đủ gầy và tiếp tục cảm thấy “béo” dù đã giảm cân rất nhiều và đạt chỉ số BMI bình thường.
Bên cạnh đó, rối loạn ăn uống cũng là một tình trạng mà người bệnh cảm thấy chán ăn hoặc thậm chí tránh né một số loại thực phẩm. Điều này có thể dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi do thiếu các vi chất như vitamin B, D, thiếu sắt,…
1.5. Cơ thể thiếu hụt năng lượng từ bên trong
Một trong các nguyên nhân phổ biến khiến cho cơ thể mệt mỏi, chán ăn hay thậm chí mất ngủ thường xuyên đó là việc thiếu hụt năng lượng trong ngày từ các bữa ăn và sự chuyển hóa thức ăn thành năng lượng kém của cơ thể.
Để duy trì sức khỏe tốt, một chế độ ăn uống cân bằng là rất quan trọng. Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi và uể oải khi mức đường huyết giảm. Đảm bảo bạn ăn đầy đủ lượng protein và carbohydrate trong mỗi bữa ăn, và không bỏ quên thói quen ăn sáng. Các bữa ăn vặt hoặc ăn nhẹ và lành mạnh cũng giúp duy trì năng lượng cho cơ thể.
Do đó, bên cạnh một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và vi chất cần thiết thì giải pháp tăng hàm lượng NAD+ cũng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và đầy đủ năng lượng hơn.
2. Các giải pháp cho người hay bị mệt mỏi cuộc sống
Cơ thể mệt mỏi thường xuyên có thể chỉ là hệ quả của một ngày làm việc mệt mỏi hoặc có thể là dấu hiệu của một bệnh lý mãn tính. Đôi khi, người bệnh cần tìm đến các giải pháp về sức khỏe hay tâm lý để cải thiện tình trạng này. Nếu bạn hay cảm thấy mệt mỏi buồn ngủ chán ăn, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ để được chẩn đoán đúng tình trạng sức khỏe của bản thân.
2.1. Liệu pháp tâm lý
Tâm lý trị liệu là một tập hợp các phương pháp được thiết kế để thay đổi cách suy nghĩ và nâng cao khả năng đối phó với tình huống bất lợi cho bản thân. Một trong những phương pháp phổ biến là “liệu pháp hành vi nhận thức” (CBT). Nó giúp bạn nhận biết và thay đổi cách suy nghĩ, cảm xúc và hành vi liên quan chứng biến ăn hay lười vận động của bản thân.
2.2. Thay đổi thói quen về dinh dưỡng
Chuyên gia dinh dưỡng có thể hỗ trợ bạn hiểu rõ hơn về thói quen và hành vi ăn uống lành mạnh. Điều này sẽ giúp người bệnh có được sự cân bằng về các vi chất còn thiếu trong cơ thể. Quan trọng nhất đó chính là hàm lượng các vitamin và khoáng chất, nhóm các chất hỗ trợ các phản ứng sinh hóa và tổng hợp năng lượng ATP trong cơ thể.
Có thể nói rằng, việc thường xuyên rơi vào tình trạng cơ thể mệt mỏi có thể đến từ lối sống, các bệnh mãn tính hay tuổi tác là điều dễ gặp trong cuộc sống hàng ngày. Để cải thiện sức khỏe và tránh mệt mỏi buồn ngủ chán ăn, bạn cần thay đổi các thói quen sống lành mạnh hơn như làm việc khoa học, tránh thức khuya và ăn uống đầy đủ.
Nguồn tham khảo: webmd.com, healthdirect.gov.au, health.com
Bài viết của: Trần Thanh Liêm