Sau khi trải qua COVID -19 nhiều người cho biết rằng họ gặp các triệu chứng liên quan đến hậu covid. Ngoài các biểu hiện như ho, khó thở, nhức đầu ngoài ra họ còn bị một số vấn đề hay quên, không tập trung, mệt mỏi tinh thần,… Đó là một số biểu hiện bệnh sương mù não. Vậy hội chứng sương mù não là gì?
Sương mù não là gì?
Sương mù não là một dạng rối loạn chức năng nhận thức, gây khó chịu về tinh thần. Sương mù não không phải là bệnh lý, đây là một triệu chứng của tình trạng sức khoẻ. Biểu hiện thường thấy của sương mù não là tinh thần mệt mỏi, tâm trí hay quên, thiếu tập trung hoặc thiếu minh mẫn. Những vấn đề này nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Theo nghiên cứu có hơn 60% bệnh nhân gặp phải các vấn đề về trí nhớ, tốc độ xử lý công việc chậm chạp sau khi bị COVID -19. Vấn đề được đặt ra của biểu hiện này có có thể là do viêm não. Virus phá hủy rào cản và xâm nhập vào não, từ đó gây ra tình trạng viêm. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của con người.
Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu sương mù não hậu Covid-19
Triệu chứng sương mù não
Hội chứng sương mù não ảnh hưởng đến trí nhớ, thị giác, chức năng điều hành và xử lý thông tin của não bộ. Các chức năng của não sẽ gặp cản trở khi xử lý vấn đề từ cuộc sống đến công việc. Thường khó ghi nhớ và mất tập trung trong những cuộc trò chuyện.
Một số biểu hiện bệnh sương mù não thể hiện rõ ràng như:
- Suy giảm trí nhớ: Một trong những dấu hiệu sương mù não biểu hiện rõ nhất chính là suy giảm trí nhớ. Những bất thường do sương mù não gây ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của trí não khiến khả năng xử lý thông tin cũng như trí nhớ suy yếu. Khi đó, tình trạng “nhớ nhớ, quên quên” kéo dài, làm xáo trộn cuộc sống của người bệnh.
- Mất khả năng tập trung: Do rối loạn chức năng của hệ thần kinh nên người có dấu hiệu sương mù não thường không thể duy trì sự chú ý vào một việc. Khả năng tập trung của họ suy giảm. Họ dễ bị xao nhãng bởi môi trường bên ngoài. Họ liên tục chuyển từ hoạt động dang dở này sang hoạt động khác. Điều đó dẫn đến làm giảm hiệu suất công việc, chất lượng học tập, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.
- Suy nghĩ chậm chạp: Đối với các bệnh mắc sương mù não, hệ thần kinh có khả năng bị rối loạn, mất tự chủ. Dẫn đến thông điệp truyền tải không được “vận chuyển” đến bộ não trơn tru, thường bị ngắt quãng. Điều này làm cho chúng ta dành nhiều thời gian để suy nghĩ, trả lời hay phản ứng với môi trường xung quanh hơn ban đầu.
- Rối loạn cảm xúc: Những người mắc phải hội chứng này có thể thay đổi tâm trạng từ hưng phấn sang trầm cảm một cách nhanh chóng và xen kẽ. Họ thường rơi vào trạng thái suy nghĩ tiêu cực và vui buồn thất thường. Việc tình trạng bị kéo dài có thể làm cho sinh hoạt hằng ngày cũng như các mối quan hệ xung quanh trở nên tệ hơn.
- Mệt mỏi kéo dài: Cảm giác mệt mỏi kéo dài, hay tình trạng kiệt sức dù không làm việc hay vận động nhiều cũng là một triệu chứng sương mù não thường thấy ở người bệnh. Nó gây ra cảm giác khó chịu, và không hề thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi lấy lại sức. Nếu bạn đang gặp vấn đề như vậy, hãy đi khám ngay vì đó có thể là dấu hiệu sương mù não.
Ngoài ra, người mắc chứng sương mù não còn có một số triệu chứng thường gặp khác như:
- Thường xuyên bỏ quên đồ đạc
- Quên mất từ định nói, không nhớ được những gì vừa đọc
- Tinh thần mệt mỏi, thiếu ngủ trầm trọng
Bởi về cơ bản khi mắc phải tình trạng sương mù não, não không hoạt động tốt như mong đợi. Nó không chỉ ảnh hưởng đến trí nhớ, kỹ năng thị giác. Mà còn ảnh hưởng đến khả năng điều hành và xử lý thông tin của não bị suy giảm.
Chị Ngọc Trương (Kinh doanh online, Cần Thơ) cho biết: “Sau khi mắc Covid chị làm việc kém hiệu quả hơn trước, thường xuyên “nhớ nhớ quên quên”, mất ngủ và còn hay bị hụt hơi”.
Nhìn chung sau thì các triệu chứng bệnh sương mù não thường đi kèm với các triệu chứng hậu Covid-19. Ví dụ như mệt mỏi, hụt hơi, chất lượng giấc ngủ kém,… Khiến công việc và cuộc sống sinh hoạt bị xáo trộn khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh sương mù não có nguy hiểm không?
Nguyên nhân gây ra hồi chứng sương mù não
Trên thực tế, có rất nhiều lời giải thích cho lý do tại sao tình trạng sương mù não xảy ra. Dưới đây là các nguyên nhân gây bệnh sương mù não, bạn có thể tham khảo để khắc phục và kiểm soát bệnh hiệu quả.
Do tăng cytokine, tăng phản ứng viêm trong não quá mức cần thiết
Trong quá trình bị nhiễm covid cơ thể sẽ tự động tiết ra cytokine để tăng khả năng giúp cơ thể chống lại COVID – 19. Tuy nhiên khi tiết ra quá nhiều cytokine sẽ gây viêm khu trú trong não trong nhiều tuần sau khi nhiễm COVID-19.
Do rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh
Đối với những người sau khi bị COVID thì hệ thần kinh giao cảm và phó giao gửi thông điệp từ não đến tim, dạ dày và các cơ quan khác thường hoạt động không ổn định. Vì vậy khi phát sinh vấn đề cơ thể không kịp thích nghi phản ứng chậm chạp.
Do tình trạng thiếu oxy não trong quá trình mắc COVID-19
Những nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân mắc COVID thường bị tổn thương thần kinh do rối loạn chuyển hóa. Giống nhau ở cả não và bị tình trạng thiếu oxy kéo dài. Lưu lượng máu đến não bị hạn chế và thiếu oxy não kéo dài trong quá trình mắc COVID làm gián đoạn kết nối giữa các tế bào thần kinh. Gây cản trở sự phân phối oxy và năng lượng đến các vùng não cần thiết. Não không đủ lượng oxy cung cấp gây ra sương mù não.
Do rối loạn các cơ quan khác ảnh hưởng đến hoạt động của não
Sau COVID -19, một số bệnh nhân gặp các vấn đề như phổi, rối loạn thị lực, tim mạch,… Vấn đề xảy ra ở các cơ quan khác cũng khiến cho não chịu tổn hại, hoạt động nhiều gây ra sương mù não, tinh thần mệt mỏi.
Điều trị Hội chứng sương mù não
Theo dõi chế độ ăn uống góp phần khắc phục chứng sương mù não
Những nhiều nghiên cứu ăn theo chế độ của người Địa Trung Hải sẽ rất tốt để khắc phục hội chứng sương mù não. Trong đó các loại như cá, rau, hạt, đậu, ngũ cốc nguyên hạt và dầu oliu rất tốt cho trí não của bạn. Đặc biệt là cá hồi cực kỳ giàu vitamin B12. Axit béo omega-3 có trong cá cũng giúp tăng cường tập trung, giảm các triệu chứng suy giảm nhận thức. Nên bổ sung một số loại thực phẩm chống oxy hoá cũng rất tốt cho não bộ của bạn.
Đảm bảo chất lượng giấc ngủ
Hãy nhớ rằng ngủ đủ giấc thôi là chưa đủ, chất lượng giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng sương mù não. Trước khi ngủ cần tập thư giãn. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử để tránh các hormone thần kinh bị kích thích do ảnh hưởng từ ánh sáng xanh.
Luyện tập thể dục thể thao
Vận động, tập thể dục giúp máu và oxy được truyền lên não đầy đủ giúp trí não hoạt động tốt và linh hoạt. Thể dục mỗi ngày làm tăng khả năng tập trung và phản ứng nhanh khi làm việc.
Ăn nhiều protein
Hạn chế các loại thức ăn nhanh, đồ hộp, thay vào đó nên ăn. Nên lựa chọn các thực phẩm giàu protein như sữa, trứng, phô mai, bông cải xanh, cá ngừ, tôm, đậu phộng,… Đều sẽ giúp kích thích các tế bào thần kinh hoạt động tốt.
Có thể bạn quan tâm: 10 loại vitamin giúp xóa tan chứng sương mù não vô cùng hiệu quả
Tóm lại, sương mù não có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bạn. Do đó, để bảo vệ sức khoẻ và ngăn ngừa biến chứng thì bạn nên chữa trị ngay khi có thể bạn nhé.
Bài viết của: Biên tập viên Drip Hydration