Sa sút trí tuệ là một trong những chứng bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống tuổi già mà người bị sa sút trí tuệ còn phải đối mặt với nhiều hiểm họa trong cuộc sống nếu không có người chăm sóc. Vậy làm gì để giảm sa sút trí tuệ?
1. Sa sút trí tuệ là gì và dễ xảy ra với đối tượng nào?
Sa sút trí tuệ là một trong những tình trạng bệnh liên quan tới sức khỏe trí não phổ biến ở người cao tuổi. Người mắc sa sút trí tuệ thường khó kiểm soát được hành vi của mình và gặp nhiều bất lợi trong cuộc sống.
1.1 Sa sút trí tuệ là gì?
Sa sút trí tuệ hay còn gọi là suy giảm trí tuệ (Dementia), là một tập hợp các dấu hiệu liên quan đến khả năng ghi nhớ, tư duy và tương tác xã hội, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Ngoài ra, đây không phải là một bệnh đơn lẻ mà thường là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau. Mặc dù thường gặp hiện tượng mất trí nhớ ở người mắc sa sút trí tuệ, nhưng không phải tất cả những người mất trí nhớ đều chứng tỏ các triệu chứng của sa sút trí tuệ. Ngoài Alzheimer, mất trí nhớ ở người già, sa sút trí tuệ còn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cách điều trị sa sút trí tuệ sẽ phụ thuộc vào tiến triển của mỗi trường hợp bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra. Vậy, đối tượng nào là người dễ bị sa sút trí tuệ và giảm sút trí nhớ.
1.2 Sa sút trí tuệ dễ xảy ra với đối tượng nào?
Chứng sa sút trí tuệ hay giảm sút trí nhớ dễ gặp ở những đối tượng sau.
- Người già bị cao huyết áp: Đây là đối tượng thường xuyên phải gặp các tình trạng như chóng mặt, điều này lặp đi lặp lại hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến các mạch máu não và tế bào thần kinh, tiềm ẩn nguy cơ gây giảm sút trí nhớ.
- Người bị huyết áp thấp.
- Người béo phì ở tuổi trung niên.
- Người mắc bệnh đái tháo đường: Ở người bệnh bị đái tháo đường thường tiềm ẩn các biến chứng liên quan đến tim mạch và trí não. Thậm chí, ở người bị tiểu đường còn có nguy cơ tai biến mạch máu não có thể gây ra sa sút trí tuệ, giảm sút sau khi trải qua cơn tai biến.
- Người bị tai biến mạch máu não, vừa trải qua cơn đột quỵ.
- Người nghiện rượu: Chứng nghiện rượu lâu năm không chỉ gây ra sa sút trí tuệ trực tiếp mà còn tăng nguy cơ sa sút trí tuệ do vấn đề về mạch máu.
Có thể thấy rằng, mặc dù trước đây bệnh chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, nhưng hiện nay, với các nguy cơ có thể dễ mắc bệnh như đái tháo đường hay tai biến mạch máu não, nghiện rượu, giảm sút trí nhớ có thể đến ở bất kỳ độ tuổi nào. Vậy, làm gì để giảm sa sút trí tuệ hay bị giảm sút trí nhớ phải làm sao?
2. Người bị sa sút trí tuệ đối mặt với những vấn đề gì?
Phải làm gì để giảm sa sút trí tuệ, tất nhiên, sa sút trí tuệ gây ra không ít khó khăn và làm cho chất lượng cuộc sống của mọi người đi xuống. Tuy vậy, hiểu rõ về những vấn đề mà người bị sa sút trí tuệ đối diện sẽ giúp cho mọi người đề phòng tốt hơn.
- Mất đi khả năng tư duy
- Khó điều khiển hành vi, khó kiểm soát những hành động của bản thân.
- Người bệnh không nhận ra sự mất trí nhớ của mình, thay vào đó, những biểu hiện này thường được nhận diện bởi người khác.
- Gặp khó khăn khi diễn đạt suy nghĩ bằng lời nói.
- Sự suy giảm chức năng thị giác và cảm quan về không gian, có thể dẫn đến tình trạng như bị lạc khi lái xe hoặc di chuyển trong môi trường quen thuộc.
- Khó khăn khi giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, chứng giảm sút trí nhớ hay sa sút trí tuệ hoàn toàn có thể gây ra khó khăn cho bạn trong công việc.
- Người bị sa sút trí tuệ, giảm sút trí nhớ hầu như không thể thực hiện việc lập kế hoạch hay làm việc nhóm.
- Khó khăn trong sự phối hợp chức năng vận động.
- Dễ dàng bị thay đổi tâm trạng và tính cách.
- Phiền muộn và lo âu với tần suất nhiều hơn.
- Có các hành vi không phù hợp, không giống như bình thường.
- Chứng hoang tưởng
- Kích động
- Xuất hiện ảo giác.
3. Phải làm gì để giảm sa sút trí tuệ?
Hiện nay, không có phương pháp cụ thể nào có thể chắc chắn để giảm sa sút trí tuệ cho mọi người. Tuy nhiên, với lối sống khoa học và kiểm soát sức khỏe, huyết áp tốt, chúng ta có thể làm giảm nguy cơ mắc sa sút trí tuệ hay giảm sút trí nhớ cho chính bản thân và cả những người thân xung quanh.
3.1 Kiểm soát huyết áp cơ thể trong mức ổn định
Kiểm soát huyết áp cao là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe toàn diện đặc biệt là sức khỏe trí não. Huyết áp cao có thể gây tổn thương cho tim, mạch máu và não, tăng nguy cơ đột quỵ và mất trí nhớ. Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống, như tập thể dục đều đặn và cai thuốc lá, có thể giúp giảm nguy cơ mắc chứng giảm sút trí nhớ.
3.2 Tạo thói quen rèn luyện thể chất
Làm gì để giảm sa sút trí tuệ, các chuyên gia cho rằng việc rèn luyện thể chất là một lối sống tích cực để giúp bảo vệ sức khỏe của bạn. Người thường xuyên tập luyện thể thao không chỉ giúp ngăn ngừa thừa cân, béo phì mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ và huyết áp cao. Hơn nữa, hệ thống mạch máu não cũng sẽ được hoạt động tích cực khi chúng ta chơi thể thao, với nhiệm vụ gia tăng sự tập trung tối đa cho cơ thể và vận chuyển máu & oxy đến não.
3.3 Duy trì tinh thần thoải mái
Bị giảm sút trí nhớ phải làm sao để người bệnh đỡ cảm thấy nhàm chán trong cuộc sống, đó chính là luôn duy trì sức khỏe tinh thần thoải mái để họ cảm thấy lạc quan. Có rất nhiều hoạt động có thể giúp giữ cho tâm trí luôn năng động như đọc sách, chơi board game, học kỹ năng mới, làm việc tình nguyện và giao tiếp xã hội.
Bên cạnh đó, việc duy trì mối liên kết với gia đình và bạn bè là một phần quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tinh thần. Tham gia vào các hoạt động xã hội giúp ngăn ngừa cảm giác cô đơn và cô lập, một tình trạng có thể gắn liền với nguy cơ suy giảm nhận thức và bệnh Alzheimer.
3.4 Giấc ngủ ngon
Giấc ngủ đủ và sâu hằng đêm là điều vô cùng quan trọng để cải thiện sức khỏe trí não cũng như cho bạn sức khỏe tốt hơn. Cố gắng để có từ bảy đến tám giờ ngủ mỗi đêm, và nếu bạn gặp vấn đề về giấc ngủ, hãy thảo luận với bác sĩ để cải thiện tình trạng này nhé.
3.5 Từ bỏ các chất gây nghiện
Sử dụng các chất gây nghiện như rượu bia, thuốc lá có thể dẫn đến nguy cơ bị sa sút trí tuệ. Vì thế việc từ bỏ sử dụng rượu, bia có thể giúp cho người bị sa sút trí tuệ cải thiện được sức khỏe trí não. Đồng thời, với người có nguy cơ bị giảm sút trí nhớ, hạn chế dùng rượu bia, chất kích thích sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Nhìn chung, sa sút trí tuệ hay suy giảm trí nhớ là những tình trạng bệnh ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động và chức năng não, gây cản trở cho cuộc sống của người bệnh. Mặc dù không có biện pháp phòng tránh triệt để nhưng với những gợi ý phải làm gì để giảm sa sút trí tuệ trên đây, bạn đọc đã có thể cải thiện những điều chưa tốt trong lối sống của bản thân hay người thân để giảm nguy cơ bị giảm sút trí nhớ.
Bài viết của: Trần Thanh Liêm