Trầm cảm phụ nữ mãn kinh là hiện tượng phổ biến mà nhiều chị em gặp phải. Hiện nay, vẫn chưa thể lý do tại sao trầm cảm lại phổ biến hơn trong thời kỳ tiền mãn kinh, nhưng sự kết hợp của các yếu tố sinh lý và tâm lý phụ nữ tiền mãn kinh có thể đóng một vai trò nào đó dẫn đến tăng nguy cơ của tình trạng này.
Một số đặc điểm tâm sinh lý của phụ nữ tuổi 40
Trầm cảm là một tình trạng sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của một người. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nguy cơ phát triển chứng rối loạn trầm cảm có thể cao hơn từ 2 đến 5 lần trong thời kỳ tiền mãn kinh so với những năm cuối tiền mãn kinh.
Về mặt kỹ thuật, ‘mãn kinh’ xuất phát từ các từ tiếng Hy Lạp “menos” và “pausos” là khi kinh nguyệt của người phụ nữ dừng lại. Một số đặc điểm tâm sinh lý của tuổi tiền mãn kinh như sau:
- Thay đổi về mặt sinh lý: Những thay đổi này bao gồm bốc hỏa, khô âm đạo, xu hướng tăng cân quanh bụng và tâm trạng thất thường. Hầu hết những thay đổi về thể chất của thời kỳ mãn kinh là do sự thay đổi nồng độ hormone nữ estrogen, loại hormone này tăng giảm tự nhiên trong chu kỳ kinh nguyệt. Nồng độ estrogen của người phụ nữ giảm sau thời kỳ mãn kinh và giảm xuống mức thấp liên tục, thường là trong vòng vài năm sau khi chu kỳ kinh nguyệt dừng lại. Chính những thay đổi này gây ra những cơn nóng bừng và khô âm đạo. Mức độ tự nhiên của một loại hormone nữ khác là progesterone, cũng thay đổi theo thời kỳ mãn kinh và hormone này được cho là nguyên nhân chính gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).
- Thay đổi về vóc dáng: Đối với phụ nữ tuổi 40 có thể đang trải qua giai đoạn tiền mãn kinh sẽ có những thay đổi đáng kể về vóc dáng. Cụ thể khuôn mặt đã xuất hiện những nếp nhăn do lượng estrogen trong cơ thể bị suy giảm đồng thời làm tăng sản sinh sắc tố melanin và giảm tái tạo collagen dẫn đến vùng da mặt mất khả năng đàn hồi do đó trở nên khô nhăn. Vùng da chảy xệ nhất bao gồm vùng cằm, vùng da bụng, phần ngực, mông. Suy giảm nội tiết tố cũng gây ra sự ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi dẫn đến tóc dễ bạc màu, dễ gãy rụng, móng tay chân yếu ớt dễ gãy. Lượng mỡ trong cơ thể lại phân bố tập trung ở phần thân dưới, bụng, mông, đùi trở nên to hơn và không cân xứng đối với phần trên gây mất vóc dáng cũng như thẩm mỹ như thời còn trẻ.
- Thay đổi về mặt thể trạng sức khỏe: Phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh dễ gặp phải một số bệnh lý liên quan đến xương khớp và tim mạch với sự xuất hiện của các hiện tượng đau nhức xương khớp, chùng chân mỏi gối, khô khớp thoái hóa khớp… Bên cạnh đó, sự thiếu hụt nội tiết tố còn có thể dẫn đến phụ nữ giai đoạn này thường xuyên bị suy giảm sức đề kháng dẫn đến tăng nguy cơ bị viêm nhiễm cụ thể là viêm nhiễm phụ khoa và viêm đường tiết niệu. Hormone estrogen trong cơ thể giữ vai trò làm giảm lượng triglyceride và kiểm soát và điều hòa lượng cholesterol trong máu. Đối với phụ nữ tiền mãn kinh thì lượng estrogen bị suy giảm dẫn đến khả năng điều hòa bị ảnh hưởng do đó dẫn đến cholesterol gây hại tăng cao. Điều này dẫn đến các mảng bám lên thành mạch máu gây ra nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh.
- Thay đổi về tâm lý phụ nữ tiền mãn kinh: Những thay đổi về tâm lý phụ nữ tiền mãn kinh là nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm. Tâm trạng thất thường với cảm giác tức giận, cáu kỉnh hoặc dễ buồn bã là điều thường gặp ở thời kỳ mãn kinh.
Vì sao có nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh?
Các nghiên cứu liên hệ giữa thời kỳ tiền mãn kinh và trầm cảm, nhưng bản chất của mối liên hệ này cũng như nguyên nhân tại sao trầm cảm phụ nữ mãn kinh vẫn chưa rõ ràng. Các nhà khoa học tin rằng tình trạng phụ nữ tuổi 40 trầm cảm trong thời gian này do sự dao động nội tiết tố. Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng có thể đóng vai trò, bao gồm sức khỏe thể chất và tinh thần của một người cũng như thái độ của xã hội đối với thời kỳ mãn kinh và lão hóa.
Yếu tố sinh lý
Trong thời kỳ tiền mãn kinh, nồng độ hormone của một người thay đổi một cách khó lường. Estrogen và progesterone có thể tăng và giảm trong khi nhìn chung đều giảm. Những thay đổi nội tiết tố này có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của não.
Estrogen tăng cường tác dụng của một số chất dẫn truyền thần kinh, chẳng hạn như serotonin và norepinephrine. Những chất dẫn truyền thần kinh này có công dụng để điều chỉnh tâm trạng của người phụ nữ. Khi nồng độ estrogen suy giảm, nó có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng của các hóa chất này.
Một số người, cụ thể là phụ nữ tuổi 40 trầm cảm có thể đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi tâm trạng liên quan đến hormone. Một nghiên cứu năm 2015 báo cáo rằng trầm cảm lâm sàng trong thời kỳ tiền mãn kinh có thể phổ biến hơn ở những người mắc tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị trầm cảm; tiền sử rối loạn khó chịu tiền kinh nguyệt, tiền sử trầm cảm sau sinh.
Tuy nhiên, các tác giả của nghiên cứu nhấn mạnh rằng nguy cơ mắc trầm cảm phụ nữ mãn kinh có thể xảy ra với tất cả mọi người bất kể tiền sử cá nhân hay gia đình họ.
Yếu tố tâm lý xã hội
Tác động của yếu tố tâm lý phụ nữ tiền mãn kinh cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Mặc dù một số người cảm thấy rằng thời kỳ mãn kinh và lão hóa có thể là điều tích cực, nhưng những người khác lại cảm thấy như mãn kinh hoặc lão hóa là một điều tiêu cực dẫn đến kém trẻ trung hoặc nữ tính hơn.
Một số người khác lại nhận thấy rằng các triệu chứng mãn kinh gây căng thẳng hoặc ảnh hưởng đến khả năng làm việc của họ. Những cảm giác này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.
Các yếu tố sức khoẻ khác
Ngoài thời kỳ mãn kinh, các yếu tố liên quan đến sức khỏe khác có thể ảnh hưởng đến tâm lý phụ nữ tiền mãn kinh, bao gồm:
- Tình trạng sức khỏe mãn tính: Có tình trạng sức khỏe mãn tính có thể là một yếu tố nguy cơ gây trầm cảm phụ nữ mãn kinh.
- Lối sống: Các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa trầm cảm và một số hành vi nhất định, đặc biệt là hút thuốc và thiếu hoạt động thể chất. Điều này không đồng nghĩa với việc những ai hút thuốc hoặc thiếu tập thể dục gây ra trầm cảm nhưng trầm cảm phụ nữ mãn kinh đó phổ biến hơn ở những người có những thói quen này.
- Mãn kinh do phẫu thuật: Nếu một người trải qua phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng sẽ bước vào thời kỳ mãn kinh nhanh hơn bình thường. Điều này, cũng như chính quy trình, có thể gây ra trầm cảm phụ nữ mãn kinh.
Làm gì để giảm thiểu tác hại của trầm cảm với đối tượng này?
Điều trị phụ nữ tuổi 40 trầm cảm thường bao gồm sự kết hợp giữa thuốc chống trầm cảm và liệu pháp tâm lý.
- Sử dụng thuốc chống trầm cảm: Các bác sĩ có thể đề nghị các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) hoặc thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI) để thay đổi tâm trạng liên quan đến trầm cảm phụ nữ mãn kinh. Những loại thuốc này làm thay đổi mức độ dẫn truyền thần kinh và có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm.
- Tâm lý trị liệu: Phương pháp này có thể giúp xác định các yếu tố góp phần gây ra trầm cảm như các sự kiện trong cuộc sống hoặc căng thẳng. Nhà trị liệu có thể giúp ai đó hiểu và quản lý cảm xúc của họ.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc và áp dụng phương pháp tâm lý trị liệu trong điều trị trầm cảm phụ nữ mãn kinh, thì việc áp dụng các liệu pháp bổ sung cũng giúp giảm thiểu tối đa tác hại của trầm cảm. Hiện nay, có rất ít nghiên cứu về các liệu pháp bổ sung đặc biệt cho chứng trầm cảm xảy ra đối với phụ nữ tuổi 40 trầm cảm. Tuy nhiên, các bước mà mọi người có thể thực hiện để giúp giảm bớt chứng trầm cảm, các triệu chứng mãn kinh hoặc cả hai bao gồm:
- Suy nghĩ tích cực: Giai đoạn này là sự khởi đầu cho một chương mới và thú vị trong cuộc đời. Thời gian này bạn có thể bớt lo lắng về biện pháp tránh thai, có nhiều thời gian hơn cho bản thân sau nhiều năm đặt con cái lên hàng đầu.
- Xem chế độ ăn uống hàng ngày: Các loại thực phẩm có đường khiến lượng đường trong máu tăng lên và sau đó giảm nhanh chóng dẫn đến cảm giác mệt mỏi và cáu kỉnh.
- Bổ sung thêm nhiều thực phẩm có chứa đậu nành vào chế độ ăn uống: Các loại thực phẩm này có thể bao gồm đậu nành, đậu phụ, sữa đậu nành. Phụ nữ Nhật Bản có chế độ ăn nhiều đậu nành, chứa ‘phytoestrogen’, dường như gặp ít vấn đề liên quan đến trầm cảm phụ nữ mãn kinh hơn trong thời kỳ mãn kinh.
- Luyện tập thể dục đều đặn: Điều này có tác động làm tăng mức endorphin tự nhiên của cơ thể, một chất hóa học mang lại cảm giác dễ chịu.
- Tập cách bỏ dần thói quen hút thuốc, nếu có.
- Giảm tiêu thụ caffeine và rượu, đặc biệt đối với những người phụ nữ thường xuyên gặp phải tình trạng khó ngủ, khó đi vào giấc ngủ.
- Tập luyện các bài tập yoga hoặc thái cực quyền, có thể làm giảm căng thẳng và giúp ngủ ngon.
- Bắt đầu và luyện tập phương pháp tự thôi miên, có thể làm giảm tần suất xuất hiện những cơn bốc hỏa, nóng bừng của tuổi tiền mãn kinh.
Bài viết đã nêu lên đặc điểm tâm lý phụ nữ tiền mãn kinh cũng như lý giải nguyên nhân của tình trạng trầm cảm phụ nữ mãn kinh. Điều quan trọng là khi phải nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe về các triệu chứng có thể cho thấy trầm cảm phụ nữ mãn kinh. Trầm cảm không phải là một phần được mong đợi của thời kỳ mãn kinh hoặc lão hóa. Bất cứ ai trải qua nó ở giai đoạn này của cuộc đời nên liên hệ với bác sĩ hoặc nhà trị liệu để hiểu rõ về thời kỳ mãn kinh, tâm lý phụ nữ tiền mãn kinh và những ảnh hưởng tiềm ẩn của nó đối với sức khỏe tâm thần.
Tài liệu tham khảo: Medicalnewstoday.com, Patient.info
Bài viết của: Ngô Thị Thảo Hiền