Suy giảm trí nhớ là một vấn đề đáng lo ngại hiện nay khi tình trạng này xảy ra ngày càng phổ biến ở nhiều độ tuổi, trong đó có cả người trẻ tuổi. Trí nhớ giảm sút xảy ra do nhiều yếu tố nguy cơ, bao gồm cả suy giảm trí nhớ do gen. Vậy tình trạng suy giảm trí nhớ có di truyền không?
Giảm trí nhớ có liên quan đến di truyền không? Vì sao?
Suy giảm trí nhớ có thể là một phần bình thường của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, khi tình trạng mất trí nhớ bắt đầu khiến việc thực hiện các công việc hàng ngày trở nên khó khăn hoặc bắt đầu ảnh hưởng đến công việc, quản lý tài chính cũng như chất lượng cuộc sống thì bạn nên xem xét kỹ hơn. Đối với những người bị suy giảm trí nhớ có người thân bị mất trí nhớ, họ thường thắc mắc vì sao trí nhớ giảm sút? Suy giảm trí nhớ có di truyền không? Liệu suy giảm trí nhớ do gen có xảy ra không?
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, di truyền có thể là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh Alzheimer, bệnh lý sa sút trí tuệ gây suy giảm trí nhớ và nhận thức của con người. Ngoài một số yếu tố nguy cơ gây bệnh Alzheimer, bệnh còn có thể suy giảm trí nhớ do gen. Cụ thể, có những gen khiến một người dễ mắc bệnh Alzheimer hơn. Việc kế thừa một số gen nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc các dạng bệnh mất trí nhớ. Tuy nhiên, việc có những gen này không đảm bảo bạn sẽ mắc bệnh này.
Các nhà nghiên cứu đã xác định được một số gen hiếm có thể gây ra các dạng bệnh mất trí nhớ, bao gồm cả bệnh Alzheimer. APOE-e4 là gen có tác động mạnh nhất đến khả năng mắc bệnh Alzheimer. Theo Hiệp hội Alzheimer, 40-65% số người được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer có gen này.
Bệnh Alzheimer khởi phát sớm thường di truyền trong gia đình và dường như được liên kết với nhiễm sắc thể thứ 21. Bệnh Alzheimer khởi phát sớm có các triệu chứng giống như bệnh Alzheimer thông thường. Tuy nhiên, độ tuổi của các cá nhân bị ảnh hưởng trong hai trường hợp là khác nhau đáng kể. Hầu hết những người mắc bệnh Alzheimer thông thường phát triển bệnh ở độ tuổi 70 và 80, nhưng trong một trường hợp bệnh khởi phát sớm, có thể ảnh hưởng đến những người ở độ tuổi 50 và 60. Ngoài ra, nhiễm sắc thể thứ 21 cũng là nhiễm sắc thể được nhân đôi trong Hội chứng Downs và những người mắc bệnh đó cũng có xu hướng phát triển các vấn đề về trí nhớ. Vì vậy, các nhà khoa học và nhà nghiên cứu đang tiếp tục điều tra mối liên hệ giữa dấu hiệu di truyền và chứng mất trí nhớ.
Đối tượng nào dễ bị suy giảm trí nhớ?
Suy giảm trí nhớ đang gây những ảnh hưởng tiêu cực đến công việc, học tập, các mối quan hệ cũng như chất lượng cuộc sống và tâm lý của người bệnh. Vì vậy, vấn đề này đang được rất nhiều người quan tâm kể cả người trẻ tuổi. Vậy vì sao trí nhớ giảm sút và đối tượng nào dễ bị suy giảm trí nhớ?
Suy giảm trí nhớ có thể là một phần của quá trình lão hoá não bộ theo tuổi tác của con người hoặc cũng có thể là bệnh lý liên quan đến một số yếu tố nguy cơ nhất định. Những đối tượng dễ bị suy giảm trí nhớ là những người có các yếu tố nguy cơ sau:
Tuổi cao
Tuổi càng cao, cơ thể và não bộ của chúng ta sẽ càng già đi. Các cơ quan trong cơ thể bao gồm cả não sẽ suy giảm về kích thước, khối lượng cũng như chức năng. Vì vậy, những người tuổi càng cao sẽ càng có nguy cơ suy giảm trí nhớ cũng như nhận thức nhiều hơn so với người trẻ.
Di truyền
Bệnh suy giảm trí nhớ và nhận thức có liên quan đến di truyền. Mặc dù không phải những người có yếu tố gia đình đều mắc bệnh suy giảm trí nhớ nhưng nghiên cứu cho thấy rằng những người có bố/mẹ hoặc anh/chị/em mắc bệnh Alzheimer sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn.
Nguy cơ sẽ gia tăng nếu có nhiều hơn một thành viên trong gia đình mắc bệnh. Khi bệnh có khuynh hướng lan truyền trong gia đình, yếu tố di truyền học (cấu trúc gen) hoặc môi trường, hoặc cả hai, có thể đóng một vai trò nhất định.
Thiếu ngủ
Thiếu ngủ hay mất ngủ có thể dẫn đến giảm trí nhớ và hội chứng ngưng thở khi ngủ điều này phần nào thúc đẩy mất trí nhớ. Một nghiên cứu gần đây trên gần 8.000 người cho thấy những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm ở độ tuổi 50, 60 và 70 có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn 30% so với những người ngủ nhiều hơn. Phát hiện này đã được chứng minh là đúng qua các yếu tố như nhân khẩu học, hành vi và sức khỏe tâm thần.
Giấc ngủ không chất lượng sẽ khiến não bộ không được thư giãn và nghỉ ngơi tốt gây ảnh hưởng đến khả năng tập trung, chú ý và trí nhớ của bạn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng học tập làm việc và sinh hoạt hằng ngày.
Stress căng thẳng kéo dài
Xã hội ngày càng hiện đại, chất lượng công việc ngày càng nâng cao và những lo toan trong cuộc sống khiến con người ngày càng chịu nhiều áp lực hơn. Những người thường xuyên chịu nhiều áp lực trong công việc, thường xuyên lo lắng, căng thẳng kéo dài sẽ có nguy cơ suy giảm trí nhớ nhiều hơn so với người bình thường. Não bộ của chúng ta cần được nghỉ ngơi và thư giãn. Việc suy nghĩ áp lực quá độ sẽ khiến não của bạn nhanh chóng bị thoái hoá, suy giảm về chức năng nhận thức cũng như trí nhớ hơn.
Các bệnh lý tâm thần
Các sự kiện đau buồn lớn có thể dẫn đến mất trí nhớ, khó tập trung và ghi nhớ có thể là triệu chứng của cả lo lắng và trầm cảm, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực cũng có thể xuất hiện suy giảm trí nhớ, tập trung chú ý. Và mặc dù bệnh tâm thần phân liệt thường gây ảo giác và ảo tưởng, nhưng nó cũng có thể gây ra các vấn đề về trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Các nhà nghiên cứu đã xác định được một dấu ấn sinh học sẽ giúp họ hiểu rõ hơn và điều trị những khiếm khuyết về trí nhớ này.
Sử dụng rượu bia, hút thuốc lá và chất kích thích
Các phần não liên quan đến trí nhớ dễ bị tổn thương do rượu hơn các phần khác của não. Vì vậy, uống nhiều rượu có thể ảnh hưởng đến trí nhớ. Trên thực tế, chứng sa sút trí tuệ liên quan đến rượu chiếm 10% trong tổng số các trường hợp sa sút trí tuệ và rượu được ước tính góp phần vào khoảng 29% trong số tất cả các trường hợp sa sút trí tuệ khác. Thông thường, một khi ai đó ngừng uống rượu, tình trạng mất trí nhớ của họ có thể ổn định ở một mức độ nào đó.
Ngoài ra, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích cũng làm tăng nhanh quá trình thoái hoá não bộ, suy giảm thể tích chất xám cũng như chất trắng. Việc sử dụng các chất này có gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và hành vi của người nghiện.
Dinh dưỡng kém
Không đủ vitamin B1 hoặc B12 có thể dẫn đến mất trí nhớ. B1 còn được gọi là thiamin, là chìa khóa cho sự tăng trưởng, phát triển và chức năng của tế bào. Thiếu vitamin B1 có thể liên quan đến nghiện rượu, HIV/AIDS và một số loại thuốc. Trong khi đó, vitamin B12 giúp máu và tế bào thần kinh khỏe mạnh. Khi chúng ta già đi, lượng vitamin B12 giảm một cách tự nhiên.
Các đối tượng có nguy cơ cao nên làm gì để phòng tránh tình trạng giảm trí nhớ?
Suy giảm trí nhớ ngoài vấn đề tuổi tác và di truyền còn liên quan đến rất nhiều yếu tố nguy cơ khác mà bạn có thể thay đổi được. Vì vậy, việc chủ động thay đổi lối sống, sinh hoạt cũng như chế độ dinh dưỡng có thể giúp tăng cường trí nhớ. Các cách giúp bạn ngăn chặn suy giảm trí nhớ của não bộ bao gồm:
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Việc bổ sung các thực phẩm tốt cho não bộ thay thế cho các thực phẩm có hại là cách giúp bạn tăng cường trí nhớ. Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều omega-3, các nhóm vitamin B có lợi cho sức khỏe não bộ và trí nhớ. Ăn trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Chọn nguồn protein ít chất béo, chẳng hạn như cá, đậu và thịt gia cầm thay thế cho thịt đỏ, carbohydrate tinh chế và các chất béo có hại.
Ngủ đủ giấc
Việc ngủ đủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp não bộ cũng như cơ thể bạn được nghỉ ngơi và thư giãn sau những giờ học tập làm việc áp lực căng thẳng. Để có được giấc ngủ ngon bạn cần hạn chế sử dụng cafein, trà xanh, nước tăng lực trước giờ đi ngủ. Thay vào đó, bạn có thể nghe nhạc thư giãn, đọc vài trang sách hoặc tắm nước ấm trước khi đi ngủ. Bạn có thể hỗ trợ ngủ ngon bằng việc sử dụng tinh dầu. Một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp bạn khỏe khoắn, tràn đầy năng lượng và phòng ngừa suy giảm trí nhớ.
Giảm căng thẳng
Áp lực căng thẳng kéo dài không chỉ gây suy giảm trí nhớ mà còn gây nhiều ảnh hưởng khác đến sức khỏe cũng như tâm lý của bạn. Vì vậy, hãy cố gắng cân bằng giữa học tập công việc, gia đình với nghỉ ngơi thư giãn đầu óc. Hãy thường xuyên làm những công việc mình yêu thích như chơi đàn, nấu ăn, đọc sách, thêu thùa…để tạo niềm vui cho bản thân, giúp bạn cảm thấy bớt mệt mỏi và áp lực trong cuộc sống.
Hạn chế bia rượu, tránh xa các chất kích thích gây nghiện
Bia rượu nếu sử dụng quá nhiều và quá thường xuyên sẽ gây thoái hoá não bộ cả về khối lượng lẫn chức năng. Bia rượu sẽ làm suy giảm trí nhớ và khả năng nhận thức của bạn. Vì vậy, hãy kiểm soát bia rượu đưa vào cơ thể ở mức cho phép để đảm bảo cho sức khỏe cũng như trí nhớ của bạn.
Bỏ và tránh xa thuốc lá sẽ giúp bạn ngăn chặn suy giảm trí nhớ, phòng ngừa được nhiều bệnh lý khác có hại cho cơ thể. Bên cạnh đó, hãy tránh xa các chất kích thích gây nghiện. Chúng sẽ gây ảnh hưởng cả về trí nhớ, nhận thức và tâm thần của bạn.
Tăng cường tập luyện
Tích cực tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp tăng cường máu lưu thông tới não bộ, tăng cường trao đổi chất từ đó làm ngăn chặn suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, việc tập luyện sẽ giúp bạn nâng cao tinh thần, giảm căng thẳng mệt mỏi trong cuộc sống.
Bạn có thể chọn bất kỳ loại hình thể dục nào phù hợp với sở thích, độ tuổi cũng như điều kiện sinh sống. Và nên duy trì ít nhất 30 phút mỗi ngày, tối thiểu 5 ngày trong tuần để tăng cường sức khỏe và tăng cường trí nhớ.
Tích cực tham gia hội nhóm, các hoạt động xã hội
Tương tác với người khác sẽ giúp bạn tránh khỏi trầm cảm và căng thẳng. Vì thế nên tìm kiếm cơ hội gặp gỡ những người thân yêu, bạn bè và những người khác, đặc biệt nếu bạn sống một mình. Việc trò chuyện hoặc tham gia hội nhóm với những người cùng sở thích có thể giúp bạn ngăn ngừa suy giảm trí nhớ
Qua bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu được vì sao trí nhớ giảm sút, giảm trí nhớ có di truyền không cũng như suy giảm trí nhớ do gen gì. Ngoài tuổi tác và di truyền thì còn có rất nhiều yếu tố nguy cơ khác thúc đẩy tình trạng suy giảm trí nhớ của bạn. Vì vậy, việc chủ động tích cực thay đổi lối sống, sinh hoạt lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp bạn phòng ngừa suy giảm trí nhớ, nâng cao chất lượng cuộc sống và sống thọ hơn.
Nguồn: medicalnewstoday.com – nyneurologists.com – medicalnewstoday.com
Bài viết của: Drip Team