Để áp dụng hiệu quả cách rèn luyện bộ não, trước tiên cần hiểu được nguyên tắc hoạt động của nó, trong đó bao gồm não trái và não phải. Vậy chăm sóc bộ não thế nào để tăng chỉ số IQ, giúp cho não bộ thông minh hơn.
Tiềm năng của não bộ và cách khai phóng
Cơ chế phát triển của não bộ khá tỉ mỉ và phức tạp. Nó được ví như hoạt động cắt tỉa bonsai, với sự phát triển của não bộ theo hướng từ dưới lên trên và từ sau ra trước.
Não bộ phát triển hoàn thiện khi con người ở 6 tuổi và chiếm khoảng 95%. Sự phát triển này khá nhanh chóng và tạo ra hàng triệu liên kết thần kinh trong não bộ. Chính quá trình phát triển này sẽ giúp cho việc học tập cũng như tiếp thu và ghi nhớ kiến thức trở nên nhanh chóng và nhạy bén. Tuy nhiên, khi độ tuổi càng tăng cao thì các liên kết thần kinh này sẽ mất dần đi nếu không thường xuyên được sử dụng.
Với sự phát triển mạnh mẽ của não bộ đặc biệt ở giai đoạn phát triển ban đầu nên nó có thể mang lại những tiềm năng vô cùng lớn cho trẻ nhỏ. Ở giai đoạn này, nếu khai thác tốt và có kế hoạch giáo dục phù hợp sẽ giúp trẻ hình thành được nhiều thói quen tốt, có tư duy nhạy bén đồng thời tiếp tục kích thích não bộ phát triển.
Khi trẻ lớn lên và bước vào độ tuổi 20 lúc này vỏ não đã phát triển nhiều hơn và tạo ra nhiều xung thần kinh. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, các xung thần kinh của hệ thống tế bào thần kinh não bộ giúp cho người trẻ có cảm xúc mạnh mẽ và mãnh liệt hơn so với độ tuổi lớn hơn. Điều này có thể đồng nghĩa rằng, nhiệt huyết, và đam mê của người trẻ là vô cùng mạnh mẽ.
Ở giai đoạn này, não bộ có thể được kích thích và mang lại cho người trẻ những phép thử có thể là thách thức hoặc đương đầu với khó khăn đồng thời đưa ra quyết định quyết đoán. Vì thế tiềm năng của não bộ phát triển càng lớn niềm đam mê trong cuộc sống.
Bộ não chính là trung tâm điều khiển quan trọng của mỗi người. Nó thực hiện tất cả hoạt động của cơ thể như định hình các hoạt động, tư duy, giao tiếp…Bộ não được chia thành hai bán cầu: Bán cầu não trái và bán cầu não phải. Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học tâm lý học biết não trái thường là não kỹ thuật số. Bởi vì nó có khả năng xử lý thông tin một cách hệ thống, rõ ràng hơn so với não phải. Vì vậy hoạt động não trái thường được thấy trong các nội dung như đọc, viết, tính toán.
Ngược lại với não trái, thì não phải sẽ có vai quan trọng và đa dạng. Não phải thực hiện các hoạt động liên quan đến sáng tạo, nghệ thuật, âm nhạc, ngôn ngữ…. Vì thế não phải không chỉ là một phần quan trọng của hệ thống não bộ mà nó còn chứa nhiều khía cạnh của cuộc sống và những trải nghiệm của con người trong cuộc sống.
Để khai phóng tiềm năng của não bộ, trước tiên cần nhận thức được lý thuyết về não trái và não phía. Từ đó giúp ứng dụng hiệu quả cho quá trình tư duy, giải quyết vấn đề. Cách khai phá bộ não hiệu quả nhất chính là biết tập trung phát triển vào những lĩnh vực thế mạnh. Khi đó sẽ giúp bản thân nâng cao năng lực và khả năng trong công việc và cuộc sống.
Với cách tập trung vào thế mạnh đang có đồng thời cải thiện và tạo sự cân bằng giữa não phải và não trái, sẽ giúp cho bộ não hoạt động tối ưu sức mạnh hơn. Ngoài ra, cần có những nhân tốc thúc đẩy sự sáng tạo của não bộ để nó có khả năng phát triển và tư duy chính xác hơn.
Có thể rèn luyện để não bộ thông minh hơn không?
Sự thông minh của não bộ có thể được đánh giá dựa vào chỉ số IQ. Đây là chỉ số được phân ra theo các mức độ khác nhau như: nếu một người có chỉ số IQ dưới mức điểm 85 thì họ được xếp vào nhóm người kém thông minh, nếu chỉ số IQ có mức điểm từ 85 đến 118 thì người đó được nhận định có trí tuệ bình thường, nếu người đó có mức điểm từ 115 đến 130 thì người đó được nhận định là thông minh và nếu chỉ số IQ có mức điểm từ 130 đến 145 thì người đó được nhận định là rất thông minh.
Những chỉ số đánh giá thông minh này chính là thước đo mức độ thông minh của mỗi cá thể và nó ít khi thay đổi, được hình thành từ lúc chúng ta còn nhỏ. Tuy nhiên, trong kết quả nghiên cứu trên tạp chí Nature nhận định chỉ số này vẫn có thể thay đổi khi con người ở độ tuổi trưởng thành.
Không những thế, trong nghiên cứu này và các nghiên cứu khác đều đồng thuận một quan điểm cho rằng mặc dù kỹ năng vận động và kỹ năng nhận thức khác nhau, nhưng nếu con người thực hiện các cách rèn luyện bộ não bao gồm cả kỹ năng, vận động ba và cảm xúc thì lại giúp cải thiện nhận thức một cách đáng kể. Chẳng hạn như có thể áp dụng nghe nhạc để tăng chỉ số IQ cho thai nhi và trẻ nhỏ
Các nhà khoa học đã tiến hành chụp ảnh các tế bào thần kinh và cho thấy khi thực hiện các hoạt động rèn luyện trí não sẽ giúp não bộ tăng cường được trí thông minh. Điều này có thể được giải thích như sau: trí thông minh của não bộ cải thiện do các noron thần kinh được hình thành thêm đồng thời các khớp thần kinh với các synapse giúp dẫn truyền thông tin giữa các nơron thần kinh.
Với hai nhân tố này sẽ thì nơron thần kinh và khớp thần kinh sẽ làm cho quá trình tiếp thu thông tin và nhận thức được thông tin đạt một cách dễ dàng hơn. Hoặc các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy các minh chứng cho việc rèn luyện sự tập trung sẽ giúp tăng chỉ số IQ cho não bộ.
Với những kết quả nghiên cứu đã được nhận định, cách rèn luyện bộ não được thông minh thông qua cách áp dụng các bài luyện tập hoặc thể dục nhịp điệu. Nó không chỉ giúp tăng cường hoạt động não bộ mà còn cải thiện sức khoẻ tổng thể và tăng cường sức mạnh cơ bắp.
Cách chăm sóc bộ não hiệu quả
Cách chăm sóc não bộ sẽ quyết định khá lớn đến sự phát triển cũng như cải thiện trí thông minh của não. Như đã phân tích ở trên thì áp dụng các cách rèn luyện bộ não mỗi ngày sẽ mang lại những lợi ích tốt nhất:
- Rèn luyện tư duy phản biện và các khả năng tương ứng để đưa ra những lập luận vững chắc. Đây được nhận định là cách rèn luyện bộ não tốt nhất giúp cho bổ não tăng tốc độ khi giải quyết vấn đề hoặc xử lý thông tin. Tư duy phản biện là cách chăm sóc bộ não thông qua việc yêu cầu bộ não phải có những suy luận nhạy bén, và xâu chuỗi các vấn đề một cách logic và khách quan.
- Đọc sách nhiều chính là cách chăm sóc bộ não thông minh hơn mỗi ngày. Trong nghiên cứu của Hiệp hội nghiên cứu phát triển trẻ em của Vương quốc Anh cho thấy, ở những trẻ có sở thích đọc sách thì có não bộ hoạt động thông minh hơn khi trẻ ở giai đoạn trưởng thành. Ngoài ra, đọc sách còn giúp trẻ tiếp thu và tích luỹ kiến thức tốt nhất.
- Áp dụng các trò chơi trí tuệ là cách khai phá bộ não tốt nhất.Một số quan điểm nhận định game không tốt đặc biệt khi người chơi bị nghiện game. Nhưng thực chất game lại là cách giúp cải thiện tư duy, khả năng phán đoán cũng như xử lý thông tin nhanh nhẹn của bộ não. Tuy nhiên, không phải loại game nào cũng tốt, mà cần lựa chọn kỹ lưỡng các game giúp kích thích hoạt động của não bộ chẳng hạn như sudoku, rubik, xếp hình….
- Thực hiện luyện tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp cho cơ thể có sức khoẻ dẻo dai, tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó tập thể dục còn kích thích tuyến yên sản xuất hormon endorphin có tác dụng cải thiện tâm trạng tốt giúp giảm căng thẳng, lo lắng…. Và hormone này cũng giúp cho não bộ được thúc đẩy sáng tạo và cảm hứng trong công việc.
- Cách chăm sóc bộ não thường được áp dụng có thể kể tới là bổ sung các dưỡng chất từ thực phẩm giàu dinh dưỡng. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng trong thực phẩm có khá nhiều dưỡng chất cần thiết cho não bộ và có thể giúp cho não bộ thông minh. Chẳng hạn như các acid béo không no nhiều nối đôi omega 3,6,9, choline, vitamin D….
- Bên cạnh đó, để bảo vệ và thực hiện cách chăm sóc bộ não có hiệu quả thì nên tránh một số hoạt động sau: thức khuya có thể ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của bộ não, đồng thời khiến cho bộ não bị quá tải. Từ đó gây hại cho các tế bào thần kinh. Hoặc không cung cấp đủ nước cho cơ thể. Bởi vì cơ thể có cấu tạo với hàm lượng nước cao, và nó cũng chính là môi trường để thực hiện quá trình trao đổi chất. Khi cơ thể thiếu nước sẽ làm cho não bộ kém tập trung, mất tỉnh táo… Nên từ bỏ thuốc lá vì các chất trong thuốc lá có thể gây nghiện làm cho trí nhớ của não ngày một giảm sút. Không nên xem tivi quá nhiều. Bởi vì có thể làm đầu óc mệt mỏi, trì trệ tăng nguy cơ một số bệnh như béo phì, đái tháo đường…
Như vậy có thể thấy những cách rèn luyện bộ não để cho nó phát triển và hoàn thiện khá đơn giản. Đôi khi chỉ cần thông qua việc thay đổi thói quen và duy trì thói quen lành mạnh, bổ sung dưỡng chất, tăng cường luyện tập, rèn luyện kích thích não… Từ đó sẽ giúp cho các khớp thần kinh và nơron thần kinh có nhiều cơ hội hoạt động và tương tác, giúp cho mỗi cá nhân tuy duy logic, giải quyết vấn đề nhanh và hiệu quả.
Tài liệu tham khảo: Verywellmind.com, Health.harvard.edu
Bài viết của: Biên tập viên Drip Hydration