Lo lắng là một phần tự nhiên của cuộc sống, giúp chúng ta đối mặt với những thách thức và nguy hiểm. Tuy nhiên, khi bệnh lo lắng quá mức và kéo dài, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất của chúng ta. Vậy đâu là nguyên nhân khiến chúng ta rơi vào vòng xoáy của căng thẳng lo lắng quá mức và làm thế nào để thoát khỏi nó?
1. Nguyên nhân của hội chứng lo lắng quá mức
Stress là một trạng thái căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần mà cơ thể phản ứng lại với những áp lực, thách thức hoặc những thay đổi trong cuộc sống. Đây là một phản ứng tự nhiên và cần thiết để giúp chúng ta đối phó với những tình huống khó khăn. Tuy nhiên nếu không được kiểm soát, stress có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe, bao gồm:
- Các bệnh lý về tim mạch: tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…
- Các vấn đề về tiêu hóa: viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, thay đổi khẩu vị, các vấn đề về tiêu hóa…
- Các rối loạn tâm thần: trầm cảm, lo âu, lo lắng, cáu gắt, buồn bã, khó tập trung, đau đầu, khó ngủ, mất hứng thú với các hoạt động thường ngày, rối loạn căng thẳng sau sang chấn,…
- Suy yếu hệ miễn dịch: dễ mắc các bệnh nhiễm trùng,…
Có rất nhiều yếu tố có thể góp phần gây ra tình trạng lo lắng quá mức. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Áp lực cuộc sống: khối lượng công việc lớn, deadline gấp, kỳ thi quan trọng…có thể tạo ra áp lực lớn, khiến chúng ta cảm thấy quá tải và lo lắng.
- Các vấn đề về mối quan hệ: các xung đột gia đình, cãi vã với bạn bè, chia tay người yêu,…cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý nhất định.
- Sự kiện tiêu cực: Những trải nghiệm đau buồn, mất mát, thất bại hoặc thay đổi môi trường sống, lối sống đột ngột có thể để lại những vết thương tâm lý và khiến chúng ta dễ bị lo âu hơn.
- Yếu tố di truyền: Một số người có thể có khuynh hướng di truyền dễ bị lo lắng hơn những người khác.
- Môi trường sống: Môi trường sống ô nhiễm, ồn ào, hoặc không an toàn có thể làm tăng mức độ căng thẳng và lo lắng.
- Sử dụng chất kích thích: Việc lạm dụng rượu, thuốc lá, caffeine hoặc các chất kích thích khác có thể làm tăng nguy cơ lo lắng.
- Các vấn đề sức khỏe: Một số bệnh lý như rối loạn tuyến giáp, bệnh tim mạch, bệnh nan y… cũng có thể dẫn tới căng thẳng lo lắng quá mức.
2. Ai dễ rơi vào tình huống căng thẳng lo lắng quá mức?
Mặc dù ai cũng có thể trải qua những giai đoạn lo lắng, nhưng một số nhóm người có nguy cơ cao hơn:
- Người có tiền sử gia đình mắc các rối loạn lo âu: Nếu người thân trong gia đình bạn từng gặp vấn đề về lo âu, bạn có thể có nguy cơ cao hơn.
- Người có tính cách cầu toàn: Những người luôn đặt ra những tiêu chuẩn cao cho bản thân và sợ thất bại không chỉ dễ bị lo lắng mà còn dễ bị burnout (kiệt sức) hơn.
- Người có lòng tự trọng thấp: Những người không tin tưởng vào bản thân và khả năng của mình, khó đưa ra quyết định thường dễ bị lo lắng.
- Người đã trải qua những sự kiện đau buồn: Những người từng trải qua những mất mát, chấn thương tâm lý có thể dễ bị lo âu, trầm cảm hơn.
3. Làm sao để điều trị căng thẳng lo lắng quá mức?
Nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng căng thẳng lo lắng quá mức, đừng tuyệt vọng. Có nhiều cách để bạn có thể áp dụng để giảm bớt gánh nặng tâm lý cho bản thân. Dưới đây là một số gợi ý:
- Thay đổi lối sống: Ưu tiên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và tránh xa các chất kích thích có thể giúp giảm bớt lo lắng.
- Thực hành các kỹ thuật thư giãn: Thiền, yoga, hít thở sâu và các bài tập thư giãn khác có thể giúp bạn giảm căng thẳng và lo lắng.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ: Chia sẻ những lo lắng của bạn với người thân, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý có thể giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
- Liệu pháp tâm lý: Các liệu pháp như liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) có thể giúp bạn thay đổi những suy nghĩ và hành vi tiêu cực, từ đó giảm bớt lo lắng.
- Thuốc: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống lo âu để giúp bạn kiểm soát các triệu chứng.
Bệnh lo lắng quá mức có thể gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhưng với sự hiểu biết và nỗ lực, bạn hoàn toàn có thể vượt qua nó. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh và các chuyên gia nếu cần thiết, bạn nhé.
Nếu bạn đang chịu đựng các triệu chứng của trầm cảm hoặc các rối loạn lo âu, bao gồm cảm giác buồn bã kéo dài, mất động lực, mất khả năng tập trung, căng thẳng lo lắng quá mức thì đều có thể được hưởng lợi từ phác đồ này.
Bài viết của: Hồ Thị Giáng My