Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và nguy hiểm. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, đây là căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn đối với bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi, giới tính. Khả năng mắc bệnh cao hơn nhiều so với bệnh tiểu đường và bệnh tim, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tinh thần và thể chất của người bệnh. Vậy rối loạn lo âu là gì? Chứng rối loạn lo âu uống thuốc gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những thông tin trong bài viết này nhé!
Bệnh rối loạn lo âu có chữa được không?
Nếu bạn thắc mắc chứng rối loạn lo âu có tự khỏi không thì câu trả lời là không. Tuy nhiên, chứng bệnh này có thể chữa khỏi bằng nhiều giải pháp khác nhau theo thời gian dài. Quá trình chữa bệnh sẽ tùy theo từng tình trạng bệnh nhân và có sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Để đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh phải thực sự kiên trì và chủ động sử dụng thuốc kết hợp phương pháp tâm lý trị liệu và thay đổi thói quen sống.
Rối loạn lo âu uống thuốc gì?
Nhiều trường hợp bệnh nhân được xác định mắc chứng rối loạn lo âu nhưng ngại điều trị tại bệnh viện nên thường chọn cách tự điều trị tại nhà. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi tìm hiểu bị rối loạn lo âu uống thuốc gì? Một vài loại thuốc mà bạn có thể quan tâm đó là:
Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)
Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) là loại thuốc được sử dụng khá phổ biến để điều trị các triệu chứng lo lắng. Thuốc hoạt động theo cơ chế tăng serotonin trong não, giúp điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ và mức năng lượng của cơ thể.
Các thuốc SSRI phổ biến là sertraline, escitalopram, fluoxetine… Quá trình điều trị này có thể mất từ 4 đến 6 tuần để đạt được hiệu quả. Bên cạnh đó trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cũng có thể gặp phải một vài tác dụng phụ như: mất ngủ, chóng mặt, buồn nôn và rối loạn cương dương. Bởi vì tình trạng, thể trạng của mỗi người khác nhau nên trước khi sử dụng thuốc nên có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng
Thuốc chống trầm cảm ba vòng là nhóm thuốc chống trầm cảm khác thường được chỉ định trong điều trị các triệu chứng rối loạn lo âu. Giống như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin, thuốc trầm cảm ba vòng thường có tác dụng chậm, trung bình từ 4 đến 12 tuần mới có tác dụng. Trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể phải đối mặt với một vài tác dụng phụ như khô miệng, táo bón, chóng mặt, mất ngủ và tăng cân nhanh chóng. Vì vậy, người bệnh cần cẩn thận khi sử dụng thuốc.
Thuốc Benzodiazepines
Benzodiazepines là nhóm thuốc thường được bác sĩ kê đơn với tác dụng chống lo âu và an thần. Thuốc hoạt động bằng cách gây ra trạng thái thư giãn, ảnh hưởng đến các thụ thể gamma-aminobutyric acid (GABA) của não, dẫn đến hoạt động của hệ thần kinh trung ương chậm hơn.
Ngoài việc được sử dụng trong điều trị rối loạn lo âu, thuốc còn được kê đơn để điều trị mất ngủ, co thắt cơ, chứng hoảng sợ và lo lắng. Khi sử dụng thuốc sẽ giúp mang lại hiệu quả chậm nhưng khá an toàn cho người bệnh.
Thuốc chẹn Beta
Loại thuốc tiếp theo mà chúng tôi muốn nhắc đến trong bài viết “Rối loạn lo âu uống thuốc gì?” đó là thuốc chẹn Beta. Thuốc thường được sử dụng để điều trị huyết áp cao hoặc các triệu chứng thể chất của bệnh lo âu cấp tính, chẳng hạn như nhịp tim nhanh và tức ngực. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc không giúp người bệnh cải thiện được tâm lý lo lắng, hoảng sợ ở người bệnh.
Chất ức chế Monoamine Oxidase
Giống với hầu hết các loại thuốc chống trầm cảm, monoamine oxidase làm cân bằng chất dẫn truyền thần kinh trong não để giúp cải thiện tâm trạng bệnh nhân. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp các vấn đề về huyết áp. Điều này thực sự cần được xem xét trong vấn đề sử dụng thuốc. Tất cả các loại thuốc được sử dụng trong điều trị rối loạn lo âu đều có hiệu quả trong điều trị. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc, người bệnh cần đảm bảo rằng mình đã được bác sĩ kiểm tra và kê đơn theo liều lượng.
Trên đây là tổng hợp thông tin cho câu hỏi: “Chứng rối loạn lo âu uống thuốc gì?” những loại thuốc được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân mắc chứng rối loạn lo âu, người bệnh và gia đình có thể tìm hiểu thêm trước khi đưa ra quyết định sử dụng.
Bài viết của: Biên tập viên Drip Hydration