Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit và các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản, làm tổn thương niêm mạc thực quản. Tình trạng viêm loét/ trào ngược dạ dày nặng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như loét thực quản, chảy máu tiêu hóa và ung thư thực quản. Vậy liên tục ợ hơi, đầy bụng, buồn nôn có phải là dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản nặng hay không?
1. Liên tục ợ hơi, đầy bụng, buồn nôn, khó thở có phải dấu hiệu viêm loét/ trào ngược dạ dày nặng?
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit và các chất trong dạ dày trào ngược lên làm tổn thương niêm mạc thực quản, hầu họng và đường hô hấp.
Liên tục ợ hơi, đầy bụng, buồn nôn và khó thở hoặc đau dạ dày ợ hơi nhiều có thể là dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản nặng vì những lý do sau:
- Ợ hơi và đầy bụng: Axit trong dạ dày khi trào ngược lên thực quản sẽ gây kích ứng niêm mạc thực quản. Điều này có thể làm cho cơ thắt thực quản dưới hoạt động không hiệu quả, làm khí bị giữ lại trong dạ dày và thực quản. Hậu quả là khiến người bệnh liên tục bị ợ hơi và đầy bụng. Nếu tình trạng này xảy ra liên tục, có nghĩa là cơ thắt thực quản dưới không thể ngăn chặn hiệu quả axit dạ dày trào ngược, một dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản nặng.
- Buồn nôn: Axit dạ dày trào ngược lên thực quản gây kích ứng và viêm niêm mạc thực quản. Điều này kích hoạt các dây thần kinh cảm giác trong niêm mạc thực quản, gây ra cảm giác buồn nôn. Buồn nôn liên tục cho thấy sự kích thích và viêm nhiễm nặng nề trong thực quản, một dấu hiệu rõ ràng của trào ngược dạ dày thực quản nặng.
- Khó thở: Axit dạ dày có thể trào ngược vào đường hô hấp trên, gây kích ứng và viêm thanh quản và phổi. Điều này có thể dẫn đến khó thở hoặc cảm giác thắt ngực. Do đó, khó thở là một triệu chứng nghiêm trọng vì cho thấy rằng trào ngược không chỉ ảnh hưởng đến thực quản mà còn lan rộng đến đường hô hấp.
2. Cách nhận biết viêm loét/ trào ngược dạ dày giai đoạn nặng?
Bên cạnh dấu hiệu liên tục ợ hơi, đầy bụng, buồn nôn thì bạn có thể nhận biết tình trạng viêm loét/ trào ngược dạ dày giai đoạn nặng thông qua những triệu chứng sau:
- Đau dạ dày ợ hơi nhiều: Đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, thường xuất hiện ở vùng thượng vị (vùng giữa ngực dưới xương ức và trên rốn). Đau có thể xảy ra khi đói hoặc ngay sau khi ăn và có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
- Chảy máu tiêu hóa: Phân có màu đen như hắc ín do chảy máu trong dạ dày hoặc tá tràng. Điều này là dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa nặng do viêm loét dạ dày.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân: Sụt cân đột ngột mà không thay đổi chế độ ăn uống hoặc hoạt động thể chất.
- Mất ngủ: Đau và khó chịu do viêm loét/ trào ngược dạ dày nặng có thể gây mất ngủ hoặc giấc ngủ không sâu.
- Khó nuốt: Cảm giác đau hoặc khó khăn khi nuốt, như có một khối u trong cổ họng. Đây có thể là dấu hiệu của Barrett thực quản hoặc viêm thực quản, là những biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản nặng.
- Đau ngực: Đau ngực có thể bị nhầm lẫn với đau tim. Đau thường ở giữa ngực và có thể lan lên lưng hoặc cánh tay.
- Ho mãn tính và khàn giọng: Ho dai dẳng, đặc biệt là vào ban đêm và giọng nói khàn. Điều này có thể do axit dạ dày trào ngược lên làm tổn thương thanh quản và phổi.
3. Làm gì để giảm các triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, khó thở?
3.1. Thay đổi chế độ ăn uống
Thay đổi chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm các triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, khó thở. Người bệnh bị viêm loét/ trào ngược dạ dày nặng nên duy trì một số thói quen ăn uống như sau:
- Tránh các thực phẩm kích thích: Hạn chế hoặc tránh cà phê, rượu bia, chocolate, thức ăn cay, thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ, thức ăn chua và đồ uống có ga.
- Ăn nhiều bữa nhỏ: Thay vì ăn 3 bữa lớn, hãy chia thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày.
- Tránh ăn quá no: Ăn vừa đủ, không ăn quá no để tránh dạ dày bị quá tải.
- Không ăn muộn: Tránh ăn trong vòng 2-3 giờ trước khi đi ngủ.
- Ăn chậm và nhai kỹ: Ăn chậm và nhai kỹ sẽ giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt hơn, nhờ đó làm giảm nguy cơ trào ngược.
- Uống đủ nước: Uống đủ nước trong ngày giúp tiêu hóa tốt hơn và giảm triệu chứng đầy bụng.
3.2. Thay đổi lối sống
Một số thói quen tốt trong cuộc sống hàng ngày có thể giảm triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, buồn nôn và khó thở, bao gồm:
- Nâng cao đầu giường: Khi ngủ, nâng cao đầu giường khoảng 15-20cm để giúp ngăn axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
- Không nằm ngay sau khi ăn: Hãy chờ ít nhất 2-3 giờ sau khi ăn trước khi nằm xuống.
- Giảm cân: Đối với những bệnh nhân bị thừa cân béo phì, giảm cân có thể giúp giảm áp lực lên dạ dày, nhờ đó làm giảm triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, khó thở và buồn nôn.
- Không hút thuốc lá: Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ trào ngược do giảm hiệu quả của cơ thắt thực quản dưới.
- Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, vì vậy hãy thực hành các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu, tập yoga và thiền.
3.3. Sử dụng thuốc
Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giúp làm giảm các triệu chứng viêm loét/ trào ngược dạ dày nặng, bao gồm:
- Thuốc kháng axit: Các loại thuốc kháng axit có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng ợ nóng.
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Thuốc này sẽ giúp giảm sản xuất axit dạ dày và thường được sử dụng để điều trị trào ngược dạ dày thực quản nặng.
- Thuốc chẹn H2: Ranitidine, famotidine là các thuốc giúp giảm sản xuất axit dạ dày.
- Thuốc thúc đẩy nhu động dạ dày: Thuốc giúp tăng tốc độ làm rỗng dạ dày và giảm nguy cơ trào ngược.
3.4. Truyền dịch giải tỏa cơn đau dạ dày
Để cải thiện những triệu chứng do viêm loét/ trào ngược dạ dày nặng, người bệnh có thể kết hợp với truyền dịch giải tỏa cơn đau dạ dày. Khi thực hiện liệu pháp này người bệnh sẽ được bổ sung trực tiếp vào máu các chất điện giải và vitamin, nhờ đó giúp giảm các triệu chứng do trào ngược dạ dày thực quản như đau bụng, ợ hơi, buồn nôn. Đồng thời, truyền dịch giải tỏa cơn đau dạ dày còn giúp bù nước, hỗ trợ quá trình thải độc của cơ thể, bảo vệ dạ dày và hỗ trợ trong việc điều trị các vấn đề khác về dạ dày.
3.4. Tham khảo ý kiến bác sĩ
Người bệnh có các dấu hiệu của viêm loét/ trào ngược dạ dày nặng nên tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp.
- Theo dõi triệu chứng: Ghi lại các triệu chứng và thời gian xảy ra để cung cấp thông tin chi tiết cho bác sĩ.
- Kiểm tra định kỳ: Thực hiện các kiểm tra định kỳ với bác sĩ để đánh giá tình trạng và điều chỉnh điều trị nếu cần thiết.
- Điều trị các bệnh lý liên quan: Nếu bạn có các bệnh lý khác như viêm loét dạ dày và hội chứng ruột kích thích, hãy điều trị những bệnh lý này đồng thời để giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Bài viết đã giúp chúng ta biết được liên tục đau bụng, ợ hơi, buồn nôn và khó thở là những triệu chứng của tình trạng viêm loét/ trào ngược dạ dày nặng. Bên cạnh đó, đau dạ dày ợ hơi nhiều, chảy máu tiêu hóa, sụt cân và khó nuốt cũng là những dấu hiệu viêm loét/ trào ngược dạ dày nặng. Để cải thiện những triệu chứng liên tục ợ hơi, đầy bụng, khó thở này, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống, lối sống, sử dụng thuốc và đặc biệt có thể kết hợp với liệu pháp truyền dịch giải tỏa cơn đau dạ dày để giảm nhanh triệu chứng.
Tài liệu tham khảo: Healthline.com
Bài viết của: Chu Yến Nhi