5 cách giải say bia rượu hiệu quả đơn giản sẽ được giới thiệu trong bài viết dưới đây cho bạn tham khảo. Hãy cùng theo dõi để bạn có thêm nhiều mẹo vặt hơn trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Và hãy cùng thử những cách xem đâu là giải pháp hiệu quả nhất cho cơ thể của bạn nhé.
Thường vào những dịp lễ tết, sinh nhật, đám cưới, người hay dự tiệc tùng,… chắc hẳn bạn đều trải qua cơn say. Và trong cơn say sẽ kèm theo những triệu chứng khá phổ biến như nôn mửa, đau đầu, mệt mỏi, kiệt sức,… Lúc này, bạn cần lựa chọn cho bản thân một giải pháp để giải say nhanh chóng. Từ đó, cơ thể không còn cảm thấy quá khó chịu, cơ thể bạn đỡ mệt mỏi hơn khi bắt đầu công việc ngày hôm sau. Và dưới đây là 5 cách giúp bạn giải say bia rượu hiệu quả mà bạn có thể áp dụng cực kỳ dễ dàng.
Uống trà gừng giải rượu hiệu quả
Bạn hãy thái khoảng 60 gam củ gừng tươi thành từng lát mỏng rồi cho vào tách trà cùng một lát chanh.
Vị gừng nóng sẽ có tác dụng chống say rượu cho cơ thể. Gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó làm tan nhanh chất cồn trong cơ thể. Nếu thích, bạn có thể thêm một thìa cà phê mật ong vào trà gừng nóng để hấp thụ nhanh và giúp giảm nôn nao, giải rượu tốt.

Cách giải say bia rượu: nước dừa
Sau một đêm say rượu, có thể sẽ xuất hiện tình trạng cơ thể bị mất nước. Đây cũng là lý do bạn thường xuyên cảm thấy khát nước sau bữa tiệc rượu, bia. Bạn có thể sử dụng nước dừa thay thế cho thói quen uống nước lọc của bạn. Nước dừa giúp bù nước cho cơ thể vì nó chứa nhiều chất điện giải quan trọng như kali và natri.
Thức uống này cũng có vị ngọt thanh và rất mát, nên sẽ rất dễ uống bạn không cảm thấy quá khó nuốt. Uống một cốc nước dừa tươi vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau một đêm mệt mỏi vì uống quá nhiều.
Cà phê và chè
Uống cà phê là cách giải rượu đơn giản nhưng mang lại được hiệu quả. Những người say rượu, bia thường buồn ngủ và ngủ mê mang. Vậy nên bạn chỉ cần lấy ít nước sôi pha một tách cà phê đậm đặc để uống, một lúc sau, bạn sẽ tỉnh táo.
Ngoài ra, cho người say uống một tách chè pha đậm đặc cũng là cách giải say bia rượu rất tốt. Vì trong chè có axit tannic có tác dụng khử cồn trong rượu.

Uống nước chanh, cam tươi
Dùng chanh tươi là phương pháp giải rượu bia dân gian mà nhiều người thường áp dụng. Bạn có thể lấy một quả chanh cắt lát mỏng hoặc vắt nước cốt chanh vào một ít nước ấm và thêm đường. Cách lấy nước uống giải rượu này đơn giản mà hiệu quả cao.
Chanh và các loại trái cây dạng múi có khả năng giúp cơ thể đào thải chất cồn trong rượu bia nhanh hơn. Nếu bạn uống 1 ly nước chanh hoặc cam pha với mật ong thì khi tỉnh dậy bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn và đỡ khát hơn.
Ngoài ra, theo phương pháp dân gian, trước khi uống rượu cần lấy một miếng chanh, hoặc cam chà xát lên nách cánh tay cầm cốc rồi thả vào uống. Cách làm này cho kết quả đáng ngạc nhiên đấy nhé.
Truyền vi chất giải say bia rượu Hangover của Drip Hydration
Có ba yếu tố chính cho việc phục hồi triệu chứng hangover. Bù nước cho cơ thể là bước quan trọng nhất để đẩy nhanh quá trình phục hồi. Hơn nữa, cách giải say bia rượu này sẽ loại bỏ sự tích tụ của các chất độc do uống rượu. Cuối cùng, điều quan trọng là khôi phục lại các chất dinh dưỡng bị mất trong quá trình uống các chất có cồn.

Phương pháp điều trị hangover với Drip Hydration nhanh chóng và hiệu quả để chống lại các triệu chứng hangover trong vòng 30-60 phút. Phương pháp điều trị truyền giải say của chúng tôi giúp bù nước cho cơ thể bạn, giúp bạn thải độc tố ra ngoài. Phục hồi các chất dinh dưỡng bị mất sau một đêm uống nhiều rượu và làm sạch hệ thống cơ thể của bạn. Thành phần có chứa các loại thuốc chống buồn nôn và chống viêm để giúp giảm đau nhanh. Do đó bạn sẽ nhanh chóng trở lại cảm giác bình thường.
Để thực hiện cách giải say bia rượu hiệu quả từ Drip Hydration bạn có thể liên hệ qua số hotline 0982506666 để được hỗ trợ tư vấn đặt lịch hẹn. Chúng tôi đem đến cho bạn những giải pháp tối ưu bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình bạn.
Drip Hydration sử dụng các nguồn tham khảo từ các tổ chức y học trong và ngoài nước, trung tâm y tế học thuật và tài liệu từ Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ để hỗ trợ các thông tin y học trong bài viết.
https://en.wikipedia.org/wiki/Tannic_acid – Wikipedia