Rối loạn lo âu là một dạng bệnh lý thần kinh không nên xem nhẹ, vì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, bao gồm chán ăn, mệt mỏi. Vậy bị rối loạn lo âu gây chán ăn, mệt mỏi phải làm sao?
1. Vì sao bị rối loạn lo âu gây chán ăn, mệt mỏi?
Rối loạn lo âu là một trong những yếu tố tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người, bao gồm cả hệ tiêu hóa và cảm giác thèm ăn. Khi lo lắng, cơ thể sẽ phản ứng lại để đối phó với áp lực. Sự lo lắng tạo ra những thay đổi cảm xúc và tâm lý trong cơ thể, thường ảnh hưởng đến dạ dày và đường tiêu hóa. Điều này có thể khiến bạn mất cảm giác thèm ăn.
Rối loạn lo âu gây chán ăn không phải lúc nào cũng rõ ràng, các nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 40% người bị căng thẳng giảm cảm giác thèm ăn, 40% người cảm thấy thèm ăn hơn và 20% người còn lại không thấy thay đổi khẩu vị. Sự khác biệt này có thể do cách mỗi cá nhân phản ứng với lo lắng và thời gian kéo dài của nó. Nghiên cứu cho thấy rối loạn lo âu cấp tính thường dẫn đến chán ăn, trong khi rối loạn lo âu mãn tính có thể làm tăng cảm giác thèm ăn.
Một số triệu chứng phổ biến của rối loạn lo âu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác thèm ăn như:
- Những người bị rối loạn hoảng sợ có thể cảm thấy bớt thèm ăn do khó chịu ở dạ dày hoặc đường tiêu hóa.
- Lo lắng căng thẳng có thể khiến bạn không tập trung vào thực phẩm và dinh dưỡng.
- Rối loạn lo âu gây nên tình trạng bồn chồn không yên, khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn hơn.
2. Bị rối loạn lo âu gây chán ăn, mệt mỏi, phải làm sao cho đỡ?
Vậy bị rối loạn lo âu gây chán ăn, mệt mỏi, phải làm sao cho đỡ?
2.1. Xác định nguyên nhân gây căng thẳng
Việc xác định nguyên nhân gây rối loạn lo âu gây mệt mỏi, chán ăn sẽ giúp bạn tìm được cách giải quyết hiệu quả hơn. Ví dụ nếu rối loạn lo âu xuất phát từ nguyên nhân căng thẳng, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát căng thẳng.
2.2. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ là yếu tố quan trọng để kiểm soát tình trạng chán ăn do rối loạn lo âu. Nếu bạn có giấc ngủ chất lượng sẽ giảm căng thẳng, lo âu, từ đó tăng cảm giác thèm ăn.
2.3. Ưu tiên sử dụng thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa
Nếu như người bị rối loạn lo âu không thể ăn được nhiều họ nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như:
- Thực phẩm giàu protein và các loại rau xanh có lợi cho sức khỏe tinh thần.
- Các loại sinh tố từ trái cây, rau lá xanh, chất béo và protein
Bạn cũng nên lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa để không gây áp lực thêm cho hệ tiêu hóa. Ví dụ bao gồm cơm, khoai tây trắng, rau hấp và protein nạc. Đồng thời, người bệnh cũng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, muối hoặc đường cũng như các thực phẩm giàu chất xơ, có thể khó tiêu hóa.
Hơn hết, người bệnh cần tránh xa các loại đồ uống có chứa caffeine và rượu, vì những đồ uống này thường gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
2.4. Thực hành quản lý căng thẳng
Một số kỹ thuật có thể làm giảm hoặc kiểm soát các triệu chứng lo âu một cách hiệu quả, bao gồm cả chứng chán ăn như:
- Thực hiện thiền định giúp bạn giảm căng thẳng, lắng nghe hơi thở và thư giãn.
- Việc hít thở sâu cũng có tác dụng tương tự thiền, đồng thời giúp làm dịu hệ thần kinh.
3. Lưu ý để cải thiện rối loạn lo âu gây chán ăn
Nếu căng thẳng là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy chán ăn, mệt mỏi thì sau khi được thư giãn, bạn sẽ cảm thấy đói. Tuy nhiên nếu rối loạn lo âu kéo dài, người bệnh cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị như: trị liệu, sử dụng thuốc, tư vấn dinh dưỡng…
Người bị rối loạn lo âu gây mệt mỏi chán ăn cũng cần lưu ý một số điểm quan trọng để hỗ trợ quá trình hồi phục:
- Luôn lắng nghe cơ thể để từ đó nhận ra những vấn đề sức khỏe tinh thần như mệt mỏi. Bạn không nên ép bản thân làm việc quá sức, nếu cảm thấy mệt, hãy nghỉ ngơi. Khi cảm thấy đói, hãy ăn một bữa nhẹ thay vì bỏ qua bữa ăn.
- Giữ thói quen sinh hoạt ổn định bằng việc cố gắng ăn, ngủ và tập thể dục vào những giờ cố định mỗi ngày. Tránh thay đổi lớn trong thói quen hàng ngày, điều này giúp cơ thể thích nghi và giảm lo âu.
- Hạn chế các yếu tố gây căng thẳng như những thông tin gây căng thẳng. Bạn cũng nên tham gia vào các hoạt động giúp thư giãn như nghe nhạc, vẽ tranh, hoặc đi dạo.
- Chăm sóc tinh thần là yếu tố quan trọng giúp cải thiện tình trạng rối loạn lo âu. Bạn có thể viết nhật ký, tập yoga, tham gia các lớp học về quản lý stress, dành thời gian với gia đình và bạn bè để nhận được sự hỗ trợ và động viên.
- Tránh các chất kích thích như hạn chế caffeine, rượu và các chất gây nghiện khác, vì chúng có thể làm tăng lo âu.
Nguồn: medicalnewstoday.com – withinhealth.com – healthline.com
Bài viết của: Nguyễn Thị Thu Uyên