Guồng quay công việc quá lớn khiến tình trạng căng thẳng lại càng ngày càng gia tăng. Mệt mỏi nghiêm trọng khiến con người khó có thể thức dậy vào buổi sáng và vượt qua ngày mới, thậm chí, nhiều người còn thường xuyên có cảm giác người mệt mỏi thiếu năng lượng. Việc nhận biết các dấu hiệu cơ thể thiếu năng lượng giúp chúng ta có những phương án thay đổi thói quen sống sao cho phù hợp để kiểm soát tình trạng này.
1. Người mệt mỏi thiếu năng lượng là người như thế nào? Dấu hiệu cơ thể thiếu năng lượng
Mệt mỏi có 2 loại chính là mệt mỏi về thể chất và mệt mỏi về tinh thần. Dấu hiệu cơ thể thiếu năng lượng là kiệt sức với hoạt động thể chất hoặc tinh thần. Một người không cảm thấy sảng khoái sau khi nghỉ ngơi hoặc ngủ. Họ cũng có thể gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày, bao gồm công việc, việc nhà và chăm sóc người khác. Các dấu hiệu cơ thể thiếu năng lượng phổ biến liên quan đến mệt mỏi có thể bao gồm:
- Về mặt thể chất: Xuất hiện cảm giác đau nhức cơ bắp; các vấn đề về đường tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy; các vấn đề về thị lực như mờ mắt; đau nhức đầu.
- Về mặt tinh thần: Xuất hiện cảm giác lờ đờ, thiếu động lực; buồn ngủ vào ban ngày; khó tập trung hoặc học các nhiệm vụ mới; cáu kỉnh hoặc thay đổi tâm trạng và phản ứng chậm.
Dấu hiệu cơ thể thiếu năng lượng thường xảy ra cùng với các triệu chứng khác như: trầm cảm và không muốn làm những hoạt động mà bạn từng thích; khó tập trung hoặc chú ý; rất ít năng lượng và động lực; lo lắng, bồn chồn và cáu kỉnh.
Các dấu hiệu cơ thể thiếu năng lượng có xu hướng trở nên tồi tệ hơn sau khi gắng sức. Chúng có thể xuất hiện vài giờ sau khi hoạt động hoặc tập thể dục, hoặc có thể vào ngày hôm sau. Khi tình trạng người thiếu năng lượng thường xuyên xảy ra thì thường có liên quan đến một vấn đề sức khỏe nào đó.
2. Lý do khiến người mệt mỏi thiếu năng lượng
Nhiều nguyên nhân gây thiếu năng lượng có thể gây ra tình trạng mệt mỏi bao gồm:
- Nguyên nhân y khoa: Người thiếu năng lượng thường xuyên có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó như cúm, hội chứng mệt mỏi mãn tính, rối loạn chức năng tuyến giáp, bệnh tim mạch hoặc đái tháo đường. Trong những trường hợp nếu bạn bị người mệt mỏi thiếu năng lượng kéo dài thì điều cần làm là đi khám bác sĩ. Các bác sĩ sẽ xem xét cả các khía cạnh y khoa và phi y khoa trong cuộc sống nhằm xác định nguyên nhân và đánh giá tác động của tình trạng mệt mỏi đang ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống.
- Nguyên nhân liên quan đến lối sống: Các yếu tố như rượu hoặc ma túy hoặc thiếu tập thể dục thường xuyên có thể dẫn đến cảm giác người thiếu năng lượng.
- Các vấn đề sức khỏe liên quan đến giấc ngủ: Tình trạng ngủ quá ít hoặc ngủ quá nhiều hay giấc ngủ kém chất lượng hoặc thường xuyên thức dậy giữa đêm đều có thể gây ra tình trạng người thiếu năng lượng. Giấc ngủ bị rối loạn có thể xảy ra vì một số lý do như hàng xóm ồn ào, trẻ nhỏ thức giấc vào ban đêm, bạn đời ngáy ngủ hoặc môi trường ngủ không thoải mái. Ngoài ra còn có nguyên nhân y khoa gây ra tình trạng ngủ kém như hội chứng ngưng thở khi ngủ.
- Rượu và ma túy: Rượu là một loại thuốc gây ra tình trạng ức chế làm chậm hệ thần kinh và gây ra các rối loạn các kiểu ngủ bình thường. Các loại thuốc khác như thuốc lá và caffeine cũng gây kích thích hệ thần kinh và có thể gây mất ngủ.
- Lối sống ít vận động: Lợi ích của hoạt động thể chất thường xuyên là có thể cải thiện thể lực, sức khỏe và tinh thần, giảm tình trạng căng thẳng và tăng mức năng lượng đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, tập thể dục quá nhiều hoặc không phù hợp với cơ thể bạn cũng có thể dẫn đến cảm giác người mệt mỏi thiếu năng lượng.
- Chế độ dinh dưỡng kém: Chế độ ăn ít calo, chế độ ăn ít carbohydrate hoặc thực phẩm năng lượng cao nghèo dinh dưỡng không cung cấp đủ nhiên liệu cho cơ thể hoạt động tốt nhất. Việc áp dụng những chế độ ăn này trong thời gian kéo dài có thể góp phần hoặc gây ra tình trạng người mệt mỏi thiếu năng lượng.
- Nguyên nhân liên quan đến nơi làm việc: Tình trạng thường xuyên căng thẳng tại nơi làm việc có thể là nguyên nhân gây thiếu năng lượng.
- Làm việc theo ca: Cơ thể con người được thiết kế để ngủ vào ban đêm. Mô hình này được thiết lập bởi một phần nhỏ của não được gọi là đồng hồ sinh học. Việc làm việc theo ca theo kíp gây rối loạn đồng hồ sinh học do hoạt động vào thời gian cơ thể được thiết kế để ngủ.
- Thực hành kém tại nơi làm việc: Giờ làm việc dài, lao động chân tay nặng nhọc, giờ làm việc không đều như ca luân phiên, môi trường làm việc căng thẳng, buồn chán, làm việc một mình với ít hoặc không có tương tác với người khác hoặc tập trung cố định vào một nhiệm vụ lặp đi lặp lại cũng là nguyên nhân gây thiếu năng lượng.
- Căng thẳng tại nơi làm việc: Tình trạng không hài lòng với công việc, khối lượng công việc lớn, xung đột với quản lý hoặc đồng nghiệp, bắt nạt hoặc đe dọa đến sự an toàn của công việc.
- Thất nghiệp: Những áp lực về tài chính, cảm giác thất bại hoặc tội lỗi, và sự kiệt sức về mặt cảm xúc do phải tìm việc trong thời gian dài có thể dẫn đến căng thẳng, lo lắng, trầm cảm và là nguyên nhân gây thiếu năng lượng.
- Nguyên nhân tâm lý: Tình trạng mệt mỏi là triệu chứng phổ biến của các vấn đề sức khỏe tâm thần (như trầm cảm và đau buồn), và có thể kèm theo các dấu hiệu và triệu chứng khác (bao gồm cáu kỉnh và thiếu động lực).
- Trầm cảm: Khi một người cảm giác buồn bã, chán nản và tuyệt vọng kéo dài có thể người đó đang bị trầm cảm.
- Tình trạng lo lắng thái quá: Cảm giác lo lắng, căng thẳng hoặc sợ hãi hoặc căng thẳng có thể là phản ứng bình thường đối với một tình huống. Tuy nhiên, nếu những cảm giác này xảy ra thường xuyên hoặc không có nguyên nhân rõ ràng, bạn có thể đang bị lo lắng.
- Đau buồn: Khi một ai mất đi người thân yêu gây ra nhiều cảm xúc bao gồm sốc, tội lỗi, trầm cảm, tuyệt vọng và cảm giác người mệt mỏi thiếu năng lượng.
- Mệt mỏi cũng có thể do một số yếu tố kết hợp gây ra.
3. Cách nào cải thiện tình trạng người thiếu năng lượng?
Nếu nguyên nhân gây thiếu năng lượng không phải do mắc bệnh lý nào đó thì việc thay đổi lối sống có thể cải thiện các triệu chứng. Để cải thiện tình trạng người mệt mỏi thiếu năng lượng, bạn có thể:
3.1. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ
Giấc ngủ chất lượng tốt là một phần quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng người mệt mỏi thiếu năng lượng. Để thực hành vệ sinh giấc ngủ tốt, bạn có thể áp dụng:
- Duy trì thời gian đi ngủ và thức dậy cố định vào cùng một thời điểm mỗi ngày, ngay cả vào những ngày nghỉ hoặc những ngày cuối tuần;
- Đặt nhiệt độ điều hòa phòng ngủ ở mức thoải mái;
- Đảm bảo rằng căn phòng ngủ tối và yên tĩnh;
- Tránh thời gian sử dụng màn hình một giờ trước khi ngủ do ánh sáng và âm thanh từ các phương tiện điện tử gây kích thích hoạt động của não và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ;
- Tránh ăn uống quá no ngay trước khi đi ngủ;
- Tắm nước ấm hoặc nghe một số bản nhạc nhẹ nhàng giúp giải tỏa tâm trí khỏi những suy nghĩ căng thẳng và lo lắng trước khi đi ngủ;
3.3. Xây dựng và duy trì thói quen ăn uống tốt
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể ảnh hưởng đến tình trạng người mệt mỏi thiếu năng lượng hoặc tràn đầy năng lượng của một người. Việc duy trì chế độ dinh dưỡng ở mức vừa phải và cân bằng tác dụng cải thiện sức khỏe và giấc ngủ ngon hơn. Sau đây là một số lưu ý trong xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh:
- Ăn nhiều bữa nhỏ và ăn thường xuyên trong ngày;
- Ăn những loại đồ ăn vặt có chứa ít đường;
- Tránh thực phẩm chế biến nhiều như ướp quá nhiều gia vị, xào hay nướng;
- Ăn nhiều các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như trái cây và rau tươi;
- Hạn chế tiêu thụ các sản phẩm có chứa quá nhiều caffeine vào thời điểm buổi chiều và buổi tối.
3.4. Tăng cường các hoạt động thể chất
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm tình trạng người mệt mỏi thiếu năng lượng và cải thiện giấc ngủ. Mặc dù có vẻ trái ngược với trực giác, nhưng các bài tập mạnh mẽ có thể giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn khi đã quen với nó. Nhưng tập thể dục quá nhiều có thể gây mệt mỏi, vì vậy hãy trao đổi với bác sĩ về phương pháp tốt nhất.
3.5. Yoga và chánh niệm
Trong một nghiên cứu cũ được thực hiện vào năm 2010, những người mắc bệnh đa xơ cứng đã hoàn thành 2 tháng thiền chánh niệm báo cáo rằng mức độ mệt mỏi, lo lắng và trầm cảm đã giảm, trong khi chất lượng cuộc sống của họ được cải thiện.
Một nghiên cứu cũ khác cũng được thực hiện vào năm 2010 về lợi ích của yoga đã tìm thấy một số cải thiện tình trạng người mệt mỏi thiếu năng lượng và nâng cao chất lượng giấc ngủ ở những người sống sót sau ung thư. Chương trình này kéo dài trong thời gian 4 tuần bao gồm các tư thế, thiền, thở và một số kỹ thuật khác.
Thỉnh thoảng cảm thấy người thiếu năng lượng là điều bình thường. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp thì tình trạng này có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Bạn cần đi khám ngay lập tức nếu người mệt mỏi thiếu năng lượng cùng với các triệu chứng khác như:
- Khó thở kèm theo đau ở ngực, cánh tay hoặc lưng trên;
- Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim nhanh, đập thình thịch, rung bất thường hoặc nhịp tim chậm hoặc không đều;
- Đau nhức đầu liên tục hoặc các vấn đề về thị lực;
- Buồn nôn, nôn hoặc đau tức bụng;
- Yếu mỏi cơ bắp;
- Có ý nghĩ làm hại bản thân hoặc người khác.
Tóm lại, bài viết ở trên đã lý giải nguyên nhân gây thiếu năng lượng, dấu hiệu cơ thể thiếu năng lượng cũng như các cách cải thiện tình trạng này. Việc trẻ hóa hệ thần kinh đóng vai trò vô cùng quan trọng với những người thiếu năng lượng để duy trì trí tuệ minh mẫn, hạn chế nguy cơ gặp phải các bệnh tật liên quan đến khả năng suy giảm trí nhớ.
Ngày nay, để dự phòng tình trạng này, bạn có thể lựa chọn sử dụng liệu pháp IV Therapy. Đây là một phương pháp được thực hiện theo đường tiêm truyền qua đường tĩnh mạch để cung cấp thuốc, vitamin, máu hoặc các chất lỏng khác cho những người cần chúng. Liệu pháp truyền dịch nhằm phục hồi sức khỏe toàn diện được thực hiện tại phòng khám Drip Hydration là một sự bổ sung tuyệt vời trong hành trình chăm sóc sức khỏe. Sử dụng liệu trình truyền này thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa độc tố, trẻ hóa hệ thần kinh và cải thiện sức khỏe tối ưu.
Tài liệu tham khảo: Medicalnewstoday.com, Betterhealth.vic.gov.au
Bài viết của: Ngô Thị Thảo Hiền