Hội chứng Brain Fog là thuật ngữ chỉ về một dạng rối loạn chức năng nhận thức ở hệ thần kinh người. Thuật ngữ này ngày càng phổ biến trong những năm gần đây khi mà số lượng người bệnh mắc phải ngày một tăng nhanh. Hội chứng brain fog càng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cũng chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy hội chứng brain fog là gì?
Cùng Drip Hydration tham khảo ngay bài viết dưới đây để cập nhật thêm thông tin mới căn bệnh này cũng như tìm ra giải pháp khắc phục tối ưu nhất!
Hội chứng Brain Fog là gì?
Hội chứng Brain Fog (hay sương mù não) chỉ về các triệu chứng suy giảm nhận thức ở não bộ, ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, tiếp nhận thông tin của bạn như:
- Suy giảm trí nhớ
- Tinh thần thiếu minh mẫn
- Mất khả năng tập trung
- Kém nhạy bén khi phân tích tình huống
- Giảm khả năng chú ý
Hội chứng Brain Fog là một tình trạng phổ biến ở độ tuổi trưởng thành và cao tuổi. Dù ở mức độ nặng hay nhẹ, brain fog vẫn đem lại một số ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt và làm việc của bạn.
Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu chứng sương mù não có nguy hiểm hay không?
Nguyên nhân gây hội chứng Brain Fog
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng Brain Fog, dưới đây là một số yếu tố. Brain fog có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Dưới đây là một số yếu tố mà Drip Hydration đã sưu tầm được mà bạn có thể tham khảo:
Thiếu ngủ
Để não hoạt động bình thường, chúng ta cần ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng. Chất lượng giấc ngủ kém hay thiếu ngủ kéo dài có thể gây cản trở hoạt động của bộ não. Ngủ quá ít có thể dẫn đến kém tập trung và hay mơ hồ, không minh mẫn.
Căng thẳng gia tăng
Thường xuyên bị căng thẳng, rối loạn cảm xúc khiến bộ não của bạn kiệt sức, gây tinh thần mệt mỏi, không thể tập trung suy nghĩ, khó lập luận hay phân tich.
Sự thay đổi nội tiết tố
Nồng độ hormone progesterone và estrogen tăng trong thời gian mang thai cũng gây ra hội chứng brain fog. Sự thay đổi này ảnh hưởng đến khả năng trí nhớ và suy giảm nhận thức ngắn hạn.
Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS)
Khi gặp tình trạng mệt mỏi mãn tính, cơ thể và tinh thần của bạn sẽ suy kiệt, uể oải trong thời gian dài. Khả năng nhận thức hay suy nghĩ giảm sút rõ rệt. Tình trạng lơ ngơ, hay quên xuất hiện ngày càng nhiều.
Thiếu hụt B12 trầm trọng
B12 là một loại vitamin thiết yếu cho cơ thể. Nó giúp não và hệ thần kinh của bạn hoạt động bình thường. Do đó, thiếu hụt vitamin B12 ảnh hưởng đến tâm trạng và trí nhớ của bạn. Đây cũng là một trong những nguyên do gây nên hội chứng Brain Fog.
Có thể bạn chưa biết: Các loại vitamin giúp chữa trị chứng sương mù não
Ảnh hưởng do hậu covid-19
Covid-19 gây ra chứng viêm não, làm ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của các tế bào thần kinh trong não với nhau, dẫn đến tình trạng brain fog hay sương mù não hậu Covid.
Triệu chứng Brain Fog
Nếu bị hội chứng Brain Fog, bạn có thể gặp khó khăn với chức năng nhận thức và khả năng nhớ thông tin như:
- Không tập trung đủ lâu vào nhiệm vụ, công việc, cuộc trò chuyện…
- Khó diễn đạt suy nghĩ của mình thành lời
- Gặp tình trạng nhớ nhớ, quên quên thường xuyên
- Mất nhiều thời gian để hoàn thành nhiệm vụ nào đó
- Không thể đa nhiệm công việc…
- Hội chứng Brain Fog gây ra các triệu chứng như đau đầu và tinh thần kiệt quệ.
Phương pháp điều trị hội chứng Brain Fog
Sau đây là một số liệu pháp cải thiện tình trạng hội chứng Brain Fog mà bạn có thể tham khảo:
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ rất quan trọng với não bộ và cơ thể khi loại bỏ các độc tố không tốt cho sức khỏe. Duy trì giấc ngủ 7-8 tiếng mỗi ngày và tránh xa các thiết bị điện tử trước khi ngủ góp phần cải thiện hội chứng brain fog.
Tập thể dục thường xuyên
Các bài tập thể dục hàng ngày giúp tăng cường lưu lượng máy và cung cấp oxy cho não. Đồng thời, các hoạt động như tập gym, yoga, pilate… là biện pháp giải tỏa căng thẳng tối ưu, giảm nguy cơ gây ra brain fog.
Hội chứng Brain Fog là tình trạng rối loạn thần kinh thường gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó nhiều nhất là người trưởng thành. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không điều trị ngay, brain fog có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Một tinh thần minh mẫn, một thân thể khỏe mạnh là điều kiện tiên quyết để có một cuộc sống hạnh phúc.
Bài viết của: Đỗ Trung