Lo âu, căng thẳng có thể khiến chúng ta bị mất tập trung, thậm chí lâu dần gây ra những biến chứng về bệnh tâm thần kinh, trầm cảm. Vậy có cách giảm lo âu căng thẳng nào hiệu quả không?
1. Vì sao không nên để lo âu căng thẳng kéo dài mà cần tìm cách khắc phục càng nhanh càng tốt?
Lo âu, căng thẳng có thể là một trong các triệu chứng xảy ra do những áp lực công việc hoặc những tác động từ đời sống thường ngày. Thông thường, lo âu căng thẳng có thể tự hết, tuy nhiên nếu các triệu chứng này kéo dài mà thể thuyên giảm ngay cả khi các vấn đề trong cuộc sống được giải quyết thì bạn cần nhờ sự hỗ trợ và tư vấn của bác sĩ.
Bởi nếu không áp dụng những cách giảm lo âu căng thẳng thì người bệnh có thể gặp một số hậu quả nghiêm trọng về tâm sinh lý, đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm, cùng nhiều các rối loạn thần kinh khác. Một số hậu quả mà lo âu, căng thẳng có thể để lại như sau:
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm thần kinh: Căng thẳng, lo âu kéo dài có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh trầm cảm và rối loạn tâm lý. Bên cạnh đó, tình trạng này còn làm giảm chất lượng giấc ngủ, gây suy kiệt về tinh thần.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính: Căng thẳng, lo âu kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh dạ dày, hội chứng ruột kích thích, huyết áp, tim mạch và tiểu đường. Bên cạnh đó, sức khỏe, sức đề kháng cũng bị suy giảm nghiêm trọng.
- Ảnh hưởng đến nội tiết tố: Nhiều chị em phụ nữ hay tìm kiếm những cách giảm lo âu suy nghĩ bởi chúng cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố, kinh nguyệt không đều, nóng trong người, bốc hỏa,..
- Giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng đến các mối quan hệ: Người luôn ở trong trạng thái lo âu, căng thẳng có thể cảm thấy cô lập, bất đồng quan điểm với những người xung quanh. Họ khó có thể tập trung, làm việc hiệu quả.
Rõ ràng những ảnh hưởng của căng thẳng lo âu đến cuộc sống và sức khỏe là không hề nhỏ nên việc tìm cách giảm lo âu căng thẳng sớm là việc làm vô cùng cần thiết, không nên trì hoãn kéo dài.
2. Có cách giảm lo âu căng thẳng nào hiệu quả triệt để không?
Làm thế nào để giảm căng thẳng và lo âu là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi khi mắc bệnh, ai cũng muốn tìm cách giảm lo âu căng thẳng nhanh nhất, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy có cách giảm lo âu stress triệt để hay không?
Thực tế, tình trạng lo âu, căng thẳng hoàn toàn có thể được điều trị triệt để nếu bệnh được phát hiện sớm và có cách giảm lo âu căng thẳng phù hợp. Tuy nhiên, một điều quan trọng để việc điều trị bệnh khỏi triệt để chính là người bệnh cần có sự kiên trì và cố gắng. Bên cạnh đó, người thân trong gia đình cũng cần có sự quan tâm sát sao để người bệnh mau chóng khỏi bệnh.
Với những người có thể bệnh nhẹ, có thể được bác sĩ đề xuất thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà về cách thay đổi lối sống, thói quen, dinh dưỡng nhằm kiểm soát các triệu chứng lo âu, căng thẳng,… tránh gây ra các biến chứng nặng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng các bác sĩ có thể đề xuất với người bệnh các biện pháp điều trị, hỗ trợ điều trị.
Hiện tại, cách giảm lo âu căng thẳng được đề xuất với người bệnh chính là:
2.1. Sử dụng các liệu pháp tâm lý trị liệu
Sử dụng liệu pháp tâm lý thường được áp dụng cho những người mắc các bệnh lý tâm thần kinh, thường xuyên lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi. Khi thực hiện liệu pháp này, các chuyên gia tâm lý sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện một số bài tập, hoạt động nhằm kiểm soát các triệu chứng, giảm các cơn lo âu, stress.
2.2. Sử dụng thuốc
Một cách giảm lo âu căng thẳng nhanh và mang đến hiệu quả là sử dụng thuốc. Tùy thuộc theo thể trạng, cũng như các triệu chứng đi kèm mà bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc được chỉ định sử dụng như: Thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu căng thẳng, thuốc an thần,…
Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn để mang đến hiệu quả tối ưu.
3. Các lưu ý khi thực hiện để đạt hiệu quả giảm lo âu căng thẳng cao và bền vững
Lựa chọn đúng cách giảm lo âu căng thẳng sẽ mang đến hiệu quả tối ưu, hỗ trợ tốt cho người bệnh. Tuy nhiên để quá trình thực hiện được hiệu quả, bạn cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:
- Hãy chấp nhận rằng bản thân đang mắc chứng lo âu, căng thẳng: Đây có thể là một điều khó khăn, nhưng thực tế cách hiệu quả nhất để giảm lo âu, căng thẳng chính là chấp nhận nó. Lúc này bạn sẽ có chiến lược đối phó và hợp tác với bác sĩ để tìm ra những cách giảm lo âu stress phù hợp.
- Hoạt động thể chất thường xuyên: Nếu bạn căng thẳng, lo âu thì những hoạt động thể chất có thể làm giảm mức độ, tăng khả năng cải thiện tâm trạng. Bạn có thể bắt đầu bằng việc thực hiện các bài tập như đạp xe, đi bộ, bơi lội, tập yoga. Trong quá trình điều trị theo phác đồ với bác sĩ, bạn cũng có thể được khuyến khích thực hiện các hoạt động thể chất này.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Chế độ dinh dưỡng lành mạnh có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tổng thể. Thực tế, nếu bị lo lắng, căng thẳng quá mức có thể khiến bạn tìm kiếm đến những loại thức ăn kém lành mạnh, điều này sẽ gây hại cho sức khỏe và tâm trạng tổng thể của bạn. Bên cạnh đó, nếu không ăn đủ thực phẩm nguyên chất giàu chất dinh dưỡng có thể làm tăng nguy cơ thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết để điều chỉnh căng thẳng và tâm trạng, chẳng hạn như magiê và vitamin B. Vì vậy, hãy loại bỏ thức ăn đã qua chế biến sẵn quá mức, thay vào đó là các lựa chọn thực phẩm lành mạnh, nguyên chất để đảm bảo cơ thể bạn được nuôi dưỡng hợp lý, cải thiện khả năng phục hồi trước căng thẳng.
- Hạn chế tiếp xúc với điện thoại và màn hình máy tính: Bạn nên hạn chế sử dụng điện thoại thông minh và máy tính, bởi điều này có thể làm gia tăng mức trầm cảm và căng thẳng. Thay vào đó là các lựa chọn lành mạnh như các hoạt động xã hội chơi cờ, đánh bóng,…
- Tự chăm sóc bản thân: Hãy học cách yêu thương bản thân và dành thời gian cho bản thân với những hoạt động lành mạnh như đi dạo, tắm nước ấm, đọc sách,…
- Hạn chế sử dụng chất kích thích: Chất kích thích như rượu, bia, ma túy có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng lo âu, căng thẳng. Vì vậy hãy tránh xa chúng để tăng hiệu quả điều trị cho các biện pháp giảm lo âu, căng thẳng.
Điều quan trọng nhất là người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc, phác đồ điều trị, kết hợp cùng việc thay đổi lối sống, thói quen hàng ngày để giảm lo âu, căng thẳng.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về những cách giảm lo âu căng thẳng để từ đó thực hiện một cách hiệu quả, tránh để các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tâm lý, làm suy giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Nguồn: webmd.com – cdc.gov – mentalhealth.org.uk
Bài viết của: Lương Thị Bích Trâm