Sau những buổi tiệc tùng, liên hoan, việc thức dậy với cơn say rượu có thể khiến bạn mệt mỏi và ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Trong khi đó nếu biết cách giải say rượu nhanh nhất sẽ giúp bạn lấy lại sự tỉnh táo cùng năng lượng nhanh chóng.
1. Điều gì xảy ra nếu bị say rượu kéo dài?
“Trăm phần trăm dân nhậu” đều đã từng trải qua cảm giác mệt mỏi, choáng váng sau 1 đêm “quá chén”. Nhưng ít ai biết rằng cơn say không dừng lại ở những triệu chứng khó chịu tạm thời mà còn kéo theo nhiều hệ luỵ khôn lường về mặt sức khỏe. Dưới đây là những hệ quả mà những “cơn say dai dẳng” có thể gây ra cho cơ thể bạn.
- Các phản ứng miễn dịch: Rượu khiến cho hệ thống miễn dịch giải phóng các Cytokine, vốn là những protein giúp kiểm soát tình trạng viêm trong cơ thể. Các Cytokine này gây ra nhiều triệu chứng say như: đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí còn góp phần gây mất trí nhớ, lú lẫn tạm thời khi uống quá nhiều.
- Mất nước và mất cân bằng điện giải: Rượu làm gián đoạn kết nối giữa não bộ và thận. Vì vậy thay vì giữ lại chất lỏng như thông thường, bạn có xu hướng muốn đi tiểu nhiều hơn khi say. Mất chất lỏng dẫn đến tình trạng mất nước nhẹ, gây ra các triệu chứng như: khát nước, mệt mỏi, đau đầu, cảm giác nôn nao.
- Rối loạn tiêu hóa: Rượu kích thích niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày sản xuất nhiều axit hơn, gây ra các triệu chứng như ợ nóng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
- Lượng đường trong máu thấp: Khi uống rượu, cơ thể bạn sẽ sản xuất nhiều axit lactic hơn tương ứng với việc giảm chỉ số đường huyết. Khi điều này xảy ra, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, run rẩy, đổ mồ hôi và đói. Tình trạng này rất phổ biến ở những người nghiện rượu, uống quá mức.
- Mất ngủ. Rượu là một chất an thần nên có thể giúp một số người nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Nhưng nó cũng phá vỡ chu kỳ giấc ngủ của bạn. Bạn không ngủ sâu, ngủ trong trạng thái khó chịu thì khi thức dậy rất dễ cảm thấy không khỏe.
- Suy giảm chức năng gan: Gan là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc chuyển hóa rượu. Uống quá nhiều rượu có thể gây tổn thương gan, dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan.
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Rượu tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây ra các triệu chứng như mất tập trung, suy giảm trí nhớ, phản xạ chậm chạp, lo âu và trầm cảm.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính: Nghiện rượu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, cao huyết áp, tiểu đường và ung thư.
- Ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống: Say rượu kéo dài có thể dẫn đến giảm năng suất lao động, vắng mặt tại nơi làm việc, xung đột gia đình và các vấn đề xã hội khác.
Như vậy, hệ quả của việc “quá chén” là không hề nhỏ. Từ mất nước, rối loạn điện giải đến suy giảm chức năng gan, những tác động tiêu cực này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra các bệnh lý mãn tính đáng lo ngại.
2. Làm gì để giải say rượu? Khám phá cách giải say rượu nhanh nhất?
Các triệu chứng nôn nao thường kéo dài từ 24-72 giờ và có thể khiến bạn cảm thấy khổ sở. Trên thực tế không có “phép màu” nào giúp bạn hết say rượu trong tích tắc, nhưng có một số biện pháp giúp giảm bớt các triệu chứng và hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh hơn:
- Bổ sung nước: Một trong những cách giải say rượu bia hiệu quả là uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất. Vì các phân tử rượu có ái lực với các phân tử nước nên càng uống nhiều rượu thì càng nhiều nước bị hút ra khỏi cơ thể bạn, gây thiếu nước. Thực phẩm có hàm lượng nước cao như: trái cây tươi, nước lọc, nước dừa, nước ép hoa quả hoặc các loại nước uống thể thao có thể giúp bạn bù nước và điện giải cấp tốc.
- Trà gừng mật ong: Gừng là một phương thuốc giúp làm dịu dạ dày và chống buồn nôn có tiếng. Vì vậy khi bạn cảm thấy khó chịu, hãy thử một cốc trà gừng pha thêm chút nước cốt chanh và mật ong để dễ uống. Trong mật ong cũng có chứa fructose, giúp chuyển hóa rượu và ngăn ngừa đau đầu.
- Chuối: Rượu khiến lượng nước tiểu của bạn tăng lên, điều này có thể làm cạn kiệt lượng kali dự trữ của cơ thể. Chuối rất giàu kali, vì vậy ăn 1 hoặc 2 quả có thể giúp giảm bớt các triệu chứng nôn nao. Nó cũng có thể giúp tăng lượng đường trong máu.
- Carbs: Khi tỉnh rượu phần lớn mọi người sẽ cảm thấy “nhạt miệng”, không muốn ăn cho lắm. Tuy nhiên ăn những thực phẩm giàu carbohydrate sẽ giúp duy trì mức năng lượng. Những món dễ tiêu như: cháo, súp, bánh mì,…có thể làm loãng tác dụng của rượu trong cơ thể bạn. (Lưu ý: Tránh các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc khó tiêu.)
- Protein: Thực phẩm giàu protein, axit amin có thể làm dịu tâm trí và giảm bớt sự khó chịu ở dạ dày. Trứng là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời và rất giàu cysteine, một loại axit amin giúp phân hủy độc tố trong cơ thể. Chúng cũng chứa nhiều vitamin B, giúp giảm bớt các triệu chứng nôn nao.
- Trà xanh: Trà xanh chứa chất chống oxy hóa giúp phục hồi và sửa chữa những tổn hại ở gan. Nó cũng có thể giúp cơ thể phục hồi sau cơn đau đầu và buồn nôn.
- Thuốc giảm đau: Thuốc không kê đơn như Acetaminophen có thể không chữa khỏi chứng nôn nao, nhưng sẽ giúp ích cho nhiều triệu chứng, bao gồm đau đầu, mệt mỏi và đau nhức cơ thể.
- Nghỉ ngơi: Uống quá nhiều rượu có thể làm giảm chất lượng và thời gian ngủ, điều này có thể gây ra tình trạng bứt rứt, cáu kỉnh và suy nhược vào ngày hôm sau. Do vậy ngủ bù sau một đêm “say bí tí” chắc chắn sẽ giúp bạn có thời gian phục hồi năng lượng đáng kể.
Ngoài những cách trên, hiện nay việc truyền dịch qua tĩnh mạch cũng có thể giúp những người thường xuyên phải tiệc tùng, xã giao phục hồi nhanh sau các buổi tiệc. Nhờ đó có thể giảm thiểu ảnh hưởng của cồn đến sức khỏe và không bị ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc ngày hôm sau.
Phác đồ “Truyền Giải Say Toàn Diện (Comprehensive Hangover Relief Service)” là giải pháp nhanh chóng đánh bay cơn say. Khi đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa dịch truyền tĩnh mạch, chất điện giải, vitamin và thuốc giải độc sẽ giúp bạn:
- Giảm nồng độ cồn trong máu: Tạm biệt cảm giác choáng váng, mệt mỏi.
- Xua tan căng thẳng, mệt mỏi: Nạp lại năng lượng, lấy lại sự tỉnh táo.
- Đánh bay cơn đau đầu, buồn nôn: Không còn cảm giác khó chịu, nôn nao.
- Bù nước và điện giải nhanh chóng: Phục hồi thể trạng, lấy lại cân bằng.
- Đào thải độc tố hiệu quả: Thanh lọc cơ thể sau những buổi tiệc tùng thâu đêm.
3. Các điểm cần lưu ý khi giải rượu bia để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Để giải rượu bia an toàn và hiệu quả, bạn không nên uống thêm rượu bia hay cà phê vì chúng có thể làm tình trạng nặng thêm. Tránh tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt nếu bạn có bệnh lý nền. Tuyệt đối không lái xe hay vận hành máy móc khi đang say. Nếu triệu chứng kéo dài hoặc nghiêm trọng, hãy đến gặp bác sĩ ngay.
Lời khuyên hữu ích cho bạn là hãy uống có trách nhiệm, biết giới hạn của bản thân và không uống quá chén. Ăn uống đầy đủ trước khi uống và uống thêm nước xen kẽ để giảm nguy cơ say xỉn.
Thông tin về cách giải say rượu nhanh nhất chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.
Chúc bạn luôn có sức khỏe tốt và tận hưởng cuộc sống một cách lành mạnh!
Nguồn: webmd.com – health.harvard.edu – medicinenet.com
Bài viết của: Hồ Thị Giáng My