Suy giảm trí nhớ là tình trạng xảy ra phổ biến ở cả người lớn tuổi hay trẻ tuổi do rất nhiều yếu tố nguy cơ gây nên. Tình trạng này gây nhiễu ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đời sống và tinh thần của người bệnh. Cùng tìm hiểu xem tác hại của việc suy giảm trí nhớ là gì qua bài viết sau đây.
Suy giảm trí nhớ có các tác hại nào? Chúng nguy hiểm ra sao?
Suy giảm trí nhớ là tình trạng phổ biến do tuổi tác, chế độ ăn kém dinh dưỡng, lối sống không lành mạnh.
Người lớn tuổi có thể lo lắng về trí nhớ và khả năng tư duy khác của họ, chẳng hạn như mất nhiều thời gian hơn để học một điều gì đó mới. Những thay đổi này thường là dấu hiệu của chứng hay quên nhẹ – hoặc chứng hay quên do tuổi tác – và thường là một phần bình thường của quá trình lão hóa.
Tuy nhiên, các vấn đề nghiêm trọng hơn về trí nhớ có thể là do suy giảm nhận thức nhẹ, chứng mất trí nhớ như bệnh Alzheimer hoặc các yếu tố khác ngoài quá trình lão hóa bình thường. Các tác hại của việc suy giảm trí nhớ cũng như hậu quả của suy giảm trí nhớ bao gồm:
Quên đi nhiều việc
Tác hại của việc suy giảm trí nhớ sẽ khiến con người quên đi nhiều việc, sự kiện, kỷ niệm đã từng xảy ra trong quá khứ hoặc những việc mình cần phải làm hiện tại và tương lai. Họ quên đi những kế hoạch, dự định mà muốn làm. Thậm chí họ còn có thể quên đi người thân, bạn bè của họ. Đây là một trong những điều gây khó chịu cho người có trí nhớ giảm sút.
Khả năng sinh hoạt kém
Vì trí nhớ bị suy giảm khiến họ không nhớ những việc mình sẽ phải làm tiếp theo, đồ vật mình đã để ở đâu, mình sắp đi đâu và với mục đích gì… gây ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống hàng ngày.
Ảnh hưởng đến công việc
Trí nhớ suy giảm khiến chất lượng công việc của người bệnh cũng đi xuống. Họ không thể tập trung và suy nghĩ để hoàn thành tốt công việc của mình. Thỉnh thoảng họ không biết mình đang làm gì, tài liệu quan trọng được cất ở đâu. Bên cạnh đó, khả năng quản lý công việc cũng như tài chính kém đi khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
Không thể tự chăm sóc bản thân
Giai đoạn suy giảm trí nhớ trầm trọng hơn, người bệnh họ không thể tự chăm sóc cho bản thân như họ quên mất cách đánh răng, rửa mặt, tắm rửa hay mặc quần áo. Họ phải phụ thuộc vào người thân xung quanh.
Tự ti, nổi giận và ngại giao tiếp
Một số người mắc chứng sa sút trí tuệ có thể không tỏ ra lo lắng vì mất trí nhớ, trong khi những người khác có thể cảm thấy bực bội và khó chịu. Người đó có thể mất tự tin và xấu hổ trước những khó khăn của mình. Họ có thể bắt đầu rút lui khỏi các hoạt động xã hội hoặc ngừng làm những việc họ thường làm.
Mất trí nhớ cũng có thể dẫn đến việc mọi người để quên những món đồ mà sau đó họ có thể nghĩ rằng người khác đã di chuyển hoặc đánh cắp. Điều này đôi khi có thể gây ra sự tức giận và mất lòng tin giữa người mắc chứng sa sút trí tuệ và những người xung quanh
Trầm cảm
Trầm cảm có thể là hậu quả của suy giảm trí nhớ. Người suy giảm trí nhớ có thể thấy cô đơn, lạc lõng khi không nhớ ra nhiều sự kiện, sự việc hay người xung quanh. Họ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, áp lực vì không thể hoàn thành tốt trong công việc, học tập hay sinh hoạt đời sống hàng ngày. Họ ngại giao tiếp với người xung quanh. Lâu dần sẽ dễ dẫn đến trầm cảm.
Làm sao để phòng tránh các tác hại này?
Hiện nay chưa có cách giúp người bệnh chữa khỏi hoàn toàn bệnh suy giảm trí nhớ, nhưng việc dùng thuốc, thay đổi lối sống sinh hoạt, chế độ ăn lành mạnh và nâng cao tâm lý sẽ giúp cải thiện trí nhớ của người bệnh hơn.
Thuốc
Hiện nay thuốc điều trị các triệu chứng suy giảm trí nhớ thường áp dụng cho suy giảm trí nhớ do bệnh lý như bệnh Alzheimer, bệnh suy giảm trí nhớ mạch máu, chứng mất trí nhớ thể Lewy…Các thuốc thường dùng điều trị suy giảm trí nhớ bao gồm: thuốc ức chế cholinesterase (Donepezil, Rivastigmine, Galantamine); thuốc Memantine.
Tùy vào thể bệnh và giai đoạn suy giảm trí nhớ sẽ dùng thuốc và liều lượng khác nhau.
Chế độ dinh dưỡng tốt cho trí não
Hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho trí não như chất béo bão hoà, vitamin khoáng chất có trong rau xanh trái cây, cá béo, các loại ngũ cốc, hạt hạch thay thế cho thịt đỏ, đường tính chế, chất béo bão hoà chứa nhiều calo. Điều này sẽ giúp bạn tăng cường trí nhớ, làm giảm hậu quả của suy giảm trí nhớ.
Cá béo rất giàu axit eicosapentaenoic (EPA), axit docosahexaenoic (DHA) và axit béo omega-3. Những chất béo này rất quan trọng đối với có lợi đối với cơ thể. Chúng đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch, giảm căng thẳng và lo lắng, cải thiện trí nhớ cũng như làm chậm quá trình suy giảm tinh thần. Cả DHA và EPA đều quan trọng đối với sức khỏe của não bộ cũng như hoạt động của các tế bào thần kinh. Đồng thời khả năng giúp giảm tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể sẽ ngăn ngừa quá trình suy giảm nhận thức.
Rau xanh trái cây chứa nhiều vitamin khoáng chất có lợi cho sức khỏe của cơ thể và cả não bộ.
Các loại quả hạch đặc biệt là quả óc chó đem lại nhiều lợi ích cho bộ não của chúng ta. Chúng giúp tăng cường trí nhớ, nhận thức của con người.
Tránh các thức ăn chứa nhiều đường, thức ăn nhanh chứa nhiều calo.Ăn quá nhiều đường bổ sung có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe và các bệnh lý tim mạch, bệnh mãn tính cũng như suy giảm trí nhớ và nhận thức của con người. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều đường có thể dẫn đến trí nhớ kém và giảm thể tích não, đặc biệt là ở vùng não lưu trữ trí nhớ ngắn hạn. Cắt giảm lượng đường không chỉ giúp ích cho trí nhớ mà còn phòng ngừa nhiều bệnh lý, cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn.
Khi cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ làm tăng cường quá trình trao đổi chất tạo năng lượng, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, tinh thần thoải mái hơn. Từ đó giúp cơ thể phòng ngừa được nhiều bệnh tật, cải thiện trí nhớ sự tập trung của bạn.
Hạn chế bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích
Bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích có thể làm suy giảm thể tích chất xám chất trắng của não bộ, thúc đẩy quá trình thoái hoá não và suy giảm trí nhớ, nhận thức của con người. Vì vậy, việc bỏ thuốc lá, hạn chế lượng bia rượu đưa vào cơ thể, tránh xa các chất kích thích sẽ giúp cải thiện trí nhớ.
Giấc ngủ ngon và chất lượng
Giấc ngủ chất lượng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe não bộ. Việc bạn ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể và bộ não của chúng ta được nghỉ ngơi thư giãn sau những giờ học tập, làm việc mệt mỏi. Ngoài ra, việc ghi nhớ thông tin được não bộ thực hiện vào giai đoạn sâu của giấc ngủ. Vì vậy, hãy cố gắng duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng/ngày.
Để có giấc ngủ chất lượng, bạn cần hạn chế cafein, trà xanh, nước tăng lực trước giờ đi ngủ. Bạn có thể nghe nhạc thư giãn, đọc sách, tắm nước ấm hoặc sử dụng tinh dầu để có một giấc ngủ ngon hơn.
Giảm căng thẳng
Áp lực căng thẳng kéo dài là một trong những yếu tố nguy cơ gây suy giảm trí nhớ của con người. Vì vậy, bạn cần cân đối giữa công việc học tập với thư giãn, giải trí bằng những việc làm mình yêu thích.
Ngoài ra, bạn có thể tập thiền để tĩnh tâm, hạn chế suy nghĩ, lo lắng cũng như căng thẳng của bản thân giúp cơ thể nhẹ nhàng, thoải mái, cải thiện tâm trạng.
Tăng cường tập luyện thể chất
Tập thể dục rất quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe thể chất và cải thiện tâm trạng và tinh thần của bạn. Nghiên cứu đã chứng minh rằng nó có lợi cho não và có thể giúp cải thiện trí nhớ ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn tuổi.
Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục có thể làm tăng tiết protein bảo vệ thần kinh và cải thiện sự tăng trưởng và phát triển của tế bào thần kinh. Ngoài ra chúng có tăng cường máu giàu oxy lưu thông đến não, từ đó cải thiện sức khỏe não bộ. Tập thể dục thường xuyên ở tuổi trung niên cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ sau này.
Ngoài ra, tập thể dục sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp bạn ngủ ngon hơn.
Sử dụng công cụ ghi nhớ
Việc quên đi những điều cần làm, những nơi cần đi hoặc kế hoạch dự định trong tương lai sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Vì vậy, hãy ghi chú lại những việc mình đã làm và cần làm vào sổ tay, điện thoại để có thể kiểm tra khi cần cũng như kích thích trí nhớ não bộ.
Tăng cường giao tiếp xã hội
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh được những người thường xuyên giao tiếp với bạn bè người thân xung quanh, hay tham gia các hội nhóm có nguy cơ mắc suy giảm trí nhớ thấp hơn. Vì vậy, bạn hãy thường xuyên giao tiếp với mọi người xung quanh bằng cách nói chuyện trực tiếp hoặc gọi điện thoại.
Những người thường xuyên giao tiếp với bạn bè người thân xung quanh có nguy cơ mắc suy giảm trí nhớ thấp hơn
Và hãy tích cực tham gia các nhóm xã hội như nhóm thiện nguyện, các nhóm có chủ đề mà bạn yêu thích như vẽ tranh, nấu ăn, cắm hoa hay các môn thể thao. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ cũng như làm giảm các tác hại của việc suy giảm trí nhớ.
Khuyến khích sự độc lập
Mỗi người đều muốn đóng góp và cảm thấy có vai trò trong đời sống hằng ngày. Thông thường, các thành viên trong gia đình muốn đảm nhận công việc từ người thân của họ sau khi được chẩn đoán mắc chứng sa sút trí tuệ. Nhưng gia đình nên cố gắng giữ cho những người thân yêu của mình năng động và thực hiện các hoạt động hàng ngày miễn là có thể. Bạn có thể cần sửa đổi hoạt động để cho phép người thân của bạn tiếp tục tham gia đóng góp từ những việc nhỏ nhất. Điều này sẽ giúp họ tự tin hơn trong giao tiếp xung quanh, hoà nhập với cộng đồng và cũng giúp tăng cường trí nhớ.
Các điểm cần chú ý
Suy giảm trí nhớ đang là vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý, công việc cũng như đời sống của người bệnh và những người xung quanh. Vì vậy, việc thay đổi lối sống, chế độ ăn, tậm trạng sẽ giúp bạn cải thiện các tác hại của việc suy giảm trí nhớ mang lại. Một số điểm cần lưu ý khi thực hiện các phương pháp giúp cải thiện trí nhớ sau đây:
- Suy giảm trí nhớ có thể do nguyên nhân bệnh lý. Vì vậy, bạn cần đi khám bác sĩ có chuyên môn để chẩn đoán chính xác.
- Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc điều trị suy giảm trí nhớ
- Nến kết hợp thay đổi nhiều yếu tố nguy cơ có thể gây suy giảm trí nhớ để cải thiện trí nhớ của bạn tốt hơn
- Giữ tâm trạng thoải mái, ngủ đủ giấc, tránh suy nghĩ quá nhiều là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn cải thiện trí nhớ.
Bài viết trên giúp bạn tìm hiểu vấn đề giảm trí nhớ có tác hại gì cũng như cách cải thiện hậu quả của suy giảm trí nhớ. Việc tăng cường dinh dưỡng, thay đổi lối sống và sinh hoạt lành mạnh là cách giúp bạn cải thiện và khắc phục trí nhớ. Và hãy đi khám bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý khi suy giảm trí nhớ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và gặp nhiều khó khăn.
Tài liệu tham khảo: Mayoclinic.org, Mayoclinichealthsystem.org, Myhealth.alberta.ca
Bài viết của: Trần Thị Thuý Hiếu