Trong những năm gần đây, càng nhiều người gặp phải tình trạng thiếu máu não. Đây là tình trạng não bị tổn thương cấp tính nguyên nhân do giảm lưu lượng máu đến não. Thiếu máu lên não là một trường hợp cấp cứu y tế; nếu không được điều trị có nguy cơ cao dẫn đến nhồi máu não hoặc bệnh lý tại não bộ nguyên nhân do thiếu oxy, thiếu máu cục bộ toàn bộ. Việc biết được nguyên nhân thiếu máu não và xác định sớm các biểu hiện thiếu máu não nhằm giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng, giảm nguy cơ tàn tật cũng như tử vong.
1. Các nguyên nhân gây thiếu máu não
Thiếu máu não được định nghĩa là tình trạng máu lên não kém, làm cho các tế bào não không được cung cấp đầy đủ oxy và những chất dinh dưỡng cần thiết, khiến cho các tế bào không có đủ năng lượng để thực hiện chức năng sống của chính nó.
Nhiều nguyên nhân thiếu máu não khác nhau, nhưng 80% nguyên nhân khởi phát bệnh là do tình trạng xơ vữa động mạnh gây ra. Đây là tình trạng các mảng xơ vữa tích tụ với nhau do đó làm hẹp lòng mạch, làm cho lượng máu lưu thông qua khu vực xơ vữa bị tắc hẹp và gây ra tình trạng thiếu máu lên não. Ngoài ra, những nguyên nhân thiếu máu não khác có thể gặp bao gồm:
- Các bệnh lý về tim mạch: Những bệnh lý này làm ảnh hưởng đến khả năng bơm máu lên não và là nguyên nhân thiếu máu não.
- Bệnh lý tăng huyết áp: Tăng huyết áp dẫn đến thành mạch bị giãn ra, xuất hiện những tổn thương làm phình mạch, chảy máu não và hình thành các cục máu đông gây cản trở lưu thông máu lên não, từ đó, dẫn đến thiếu máu lên não.
- Các bệnh lý cột sống và đốt sống cổ (bao gồm thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,…): Các bệnh lý này gây chèn ép mạch máu dẫn đến thiếu hụt lượng máu lên não và là nguyên nhân thiếu máu não.
Ngoài những nguyên nhân thiếu máu não như đã liệt kê ở trên thì có lối sống sinh hoạt không lành mạnh là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh thiếu máu lên não. Các yếu tố nguy cơ của bệnh thiếu máu não bao gồm:
- Lạm dụng hoặc sử dụng quá nhiều các chất kích thích, chất gây nghiện, các loại đồ uống có cồn như bia và rượu,…
- Lối sống sinh hoạt ít vận động, lười tập thể dục và ít tập luyện thể dục thể thao.
- Ăn uống các loại thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ và ít chất xơ.
- Thói quen gối đầu quá cao khi ngủ dẫn đến gây cản trở quá trình vận chuyển máu lên não.
- Thường xuyên căng thẳng kéo dài hoặc làm những công việc với thời gian tiếp xúc kéo dài trên máy tính.
2. Các dấu hiệu thiếu máu não
Các triệu chứng thiếu máu não có thể diễn biến từ mức độ nhẹ đến nặng trong thời gian ngắn có thể trong vài giây đến vài phút. Nếu biểu hiện thiếu máu não cục bộ ngắn có thể tự khỏi trước khi xuất hiện ổ nhồi máu thì được gọi là thiếu máu cục bộ thoáng qua.
Khi não bộ bị tổn thương do nguyên nhân thiếu máu não thì các dấu hiệu thiếu máu não có thể sẽ xuất hiện và để lại nhiều biến chứng vĩnh viễn, bao gồm:
- Suy nhược cơ thể hoặc mất cảm giác hoàn toàn: Xuất hiện ở một bên hoặc cả hai bên của cơ thể.
- Thường xuyên mất phương hướng: Mất phương hướng xảy ra khi đang di chuyển trong nhà hoặc nơi làm việc hoặc nhầm lẫn các vấn đề hàng ngày trong cuộc sống.
- Thay đổi hoặc giảm thị lực ở một hoặc cả hai bên mắt
- Nhìn đôi: Tình trạng này xảy ra khi mắt bị lệch hoặc không hướng vào cùng một vật thể dẫn đến mắt nhìn thấy hai hình ảnh khác nhau. Cả hai hình ảnh đều được gửi đến não mà chúng ta xử lý dưới dạng thông tin dưới dạng nhìn đôi.
- Nói lắp bắp, nói ngắt quãng.
- Suy giảm hoặc mất hoàn toàn ý thức.
- Suy giảm khả năng phối hợp và khả năng giữ thăng bằng.
Ngoài ra, tình trạng đau đầu kèm theo chóng mặt, hoa mắt cũng là có thể là triệu chứng thiếu máu não thường gặp, đồng thời dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh lý khác.
- Đau đầu: Đây là dấu hiệu thiếu máu não thường gặp và điển hình. Đau đầu do thiếu máu não thường xuất hiện với cảm giác đau nhói ở một vùng cố định trên đầu, sau đó sẽ lan ra khắp cả đầu. Để biết chính xác tình trạng đau đầu có phải là triệu chứng thiếu máu não không thì điều cần làm là đi khám bệnh.
- Chóng mặt hoa mắt: Tương tự như tình trạng đau đầu thì hoa mắt, chóng mặt là triệu chứng thiếu máu não phổ biến đối với nhiều đối tượng và có tần suất phổ biến trong cuộc sống. Tuy nhiên, dấu hiệu thiếu máu não này thường không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Nếu tình trạng hoa mắt, chóng mặt xảy ra một cách đột ngột khi cơ thể bình thường có thể là triệu chứng thiếu máu não.
3. Có thể dự phòng các nguyên nhân thiếu máu não được không?
Sau khi đã xác định những nguyên nhân thiếu máu não và dấu hiệu thiếu máu não, thì bạn cần cần thay đổi lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý để kiểm soát bệnh.
3.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng để nuôi dưỡng cơ thể và đảm bảo chức năng của não bộ cũng như hệ tuần hoàn. Đối với người bệnh đang có dấu hiệu thiếu máu não, bạn cần chú ý bổ sung một số loại thực phẩm như sau:
- Thịt bò: chứa nhiều sắt, giàu đạm, giàu vitamin nhóm B bao gồm vitamin B2, B6, B12 tác dụng cung cấp oxy cho các tế bào và thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu diễn ra trong cơ thể.
- Cá hồi: Đây là loại thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng như sắt, photpho, canxi, đạm, kẽm và nhiều loại vitamin đặc biệt tốt cho hoạt động của não bộ.
- Các loại hải sản: Ngoài vitamin B12, kẽm và sắt thì các loại hải sản còn chứa nhiều axit amin tác dụng thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, giảm căng thẳng, tăng cường sức đề kháng,… Đồng thời, các loại hải sản cũng hỗ trợ quá trình lưu thông máu và cung cấp oxy cho não.
- Lòng đỏ trứng gà: Đây là thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, canxi, sắt, photpho. Ngoài ra, trong lòng đỏ trứng gà còn chứa nhiều loại vitamin tham gia xúc tác cho quá trình tạo máu của cơ thể.
- Cần tây: Loại rau này có chứa nhiều axit amin, kẽm, sắt, vitamin có tác động giúp tăng tuần hoàn máu.
Những người bị bệnh thiếu máu não cũng nên hạn chế ăn những loại thực phẩm gây hại cho sức khỏe bao gồm những loại đồ ăn nhanh, mỡ động vật, các loại chất kích thích, các loại đồ uống có cồn, các loại nước giải khát có chứa gas và những thực phẩm chế biến sẵn.
3.2. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục là phương pháp hiệu quả, quan trọng tác dụng tốt trong dự phòng các biểu hiện thiếu máu não. Lợi ích của tập thể dục bao gồm tăng cường sức khỏe, tăng sự dẻo dai của cơ bắp và tăng cường tuần hoàn máu.
Những người bị thiếu máu não nên tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để cải thiện sức khỏe. Tùy thể trạng và sở thích của từng người cụ thể mà bạn có thể lựa chọn môn thể dục thể thao phù hợp như đạp xe đạp. đi bộ, tập yoga hay đơn giản là tập vận động tại giường,…
3.3. Nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng
Khi tâm lý không ổn định, căng thẳng kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng đến não bộ mà còn ảnh hưởng tới hệ tim mạch cũng như các cơ quan khác. Chính vì vậy, khi cơ thể gặp nhiều áp lực và thường xuyên bị căng thẳng kéo dài thì tình trạng thiếu máu não sẽ diễn biến ngày càng trầm trọng hơn. Chính điều này là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện triệu chứng choáng váng, đau nhức đầu, nghiêm trọng hơn có thể ngất xỉu hoặc đột quỵ.
Để dự phòng các biểu hiện thiếu máu não, bạn nên dành nhiều thời gian cho cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn và tránh phải hoạt động làm việc quá sức. Đồng thời, bạn cũng cần đảm bảo thời gian ngủ mỗi đêm từ 7 đến 8 giờ đồng hồ và ngủ sớm trước 11 giờ.
4. Chúng ta cần làm gì khi có các dấu hiệu thiếu máu não?
Các biểu hiện thiếu máu não có thể không xuất hiện thường xuyên với dấu hiệu như cảm giác mệt mỏi, đau nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, xây xẩm mặt mày kèm theo khó ngủ,… Tuy nhiên, bệnh có thể diễn biến trở nên nặng hơn nếu tình trạng bệnh không được kiểm soát tốt.
Khi thường xuyên xuất hiện các dấu hiệu thiếu máu não, thì điều cần làm là đi khám chuyên khoa nội thần kinh tại các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn về tình trạng bệnh cũng như có những cách để cải thiện tình trạng bệnh. Các bác sĩ điều trị sẽ dựa trên tình trạng bệnh, nguyên nhân và tiền sử bệnh lý của từng người cụ thể mà đưa ra chỉ định những loại thuốc phù hợp. Tác dụng nhằm hỗ trợ tăng cường lưu lượng máu não và cải thiện những biểu hiện thiếu máu não gây ra.
Đồng thời, bạn cũng cần tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng đơn thuốc của bác sĩ và không tự ý mua các loại thuốc khác cũng như không nên tự ý ngưng sử dụng thuốc.
Tóm lại, bài viết đã đưa ra những nguyên nhân thiếu máu não và biểu hiện thiếu máu não. Hy vọng những thông tin trên đây giúp người đọc hiểu rõ hơn về nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách dự phòng tình trạng thiếu máu não. Khi xuất hiện các dấu hiệu thiếu máu não, bạn hãy đến những cơ sở y tế khám để có hướng điều trị kịp thời.
Hiện nay, Red IV Laser là liệu pháp có thể giúp trẻ hóa tế bào thần kinh, hỗ trợ các tế bào hoạt động tốt hơn và hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu não. Red IV laser phù hợp với những người trung niên có độ tuổi từ 36 đến 55 tuổi. Công nghệ Red IV Laser sử dụng tia laser theo đường tĩnh mạch để đi vào tế bào trong cơ thể đảm bảo cho tế bào hoạt động tốt hơn, máu lưu thông ổn định hơn và cung cấp nhiều oxy đến các mô. Ánh sáng đỏ cũng giúp giảm viêm, giảm stress tương tự như việc giảm áp lực và bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương. Điều này có vai trò quan trọng giúp các tế bào trong cơ thể duy trì trạng thái khỏe mạnh và dự phòng các vấn đề sức khỏe như đột quỵ não.
Bài viết của: Ngô Thị Thảo Hiền