Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra đau đầu và buồn nôn. Khi hai triệu chứng này xuất hiện cùng lúc, chúng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng và không nên xem thường. Vậy đau đầu âm ỉ buồn nôn và đau đầu ăn gì cũng nôn khi nào cần đến gặp bác sĩ?
1. Các nguyên nhân gây đau đầu ăn gì cũng nôn
Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng đau đầu ăn gì cũng nôn hoặc đau đầu ăn vào buồn nôn:
1.1. Chứng đau nửa đầu
Chứng đau nửa đầu là một nguyên nhân thường gặp gây đau đầu âm ỉ buồn nôn. Theo một đánh giá năm 2015, khoảng 1 trong 7 người tại Hoa Kỳ bị chứng đau nửa đầu mỗi năm. Chứng đau nửa đầu thường gây ra đau nhói, cường độ từ vừa phải đến nặng, tập trung ở một bên đầu. Người bị đau nửa đầu cũng có thể gặp phải:
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh
1.2. Các nguyên nhân phổ biến khác gây đau đầu ăn gì cũng nôn
- Cúm
- Cảm lạnh
- Mất nước
- Thai kỳ
- Dị ứng thực phẩm
- Tiêu thụ quá nhiều caffeine, nicotine hoặc rượu
1.3. Nhiều loại đau đầu khác nhau có thể gây buồn nôn
- Chứng đau nửa đầu rối loạn thị giác
- Chứng đau nửa đầu không rối loạn thị giác
- Đau đầu chùm
Ngoài chứng đau nửa đầu, các nguyên nhân phổ biến gây đau đầu và buồn nôn còn bao gồm:
- Mất nước
- Cúm, cúm dạ dày hoặc cảm lạnh thông thường
- Căng thẳng, trầm cảm hoặc lo lắng
- Sử dụng quá nhiều nicotine, caffeine hoặc rượu
- Dị ứng thực phẩm
- Ngộ độc thực phẩm
- Viêm họng liên cầu khuẩn
- Viêm amidan
- Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
- Thai kỳ
1.4. Lượng đường trong máu thấp gây đau đầu âm ỉ buồn nôn
Một nguyên nhân phổ biến khác là lượng đường trong máu thấp, có thể do:
- Không ăn đủ
- Uống rượu quá mức
- Thiếu hụt nội tiết tố
- Bệnh gan hoặc thận
- Lạm dụng thuốc trị tiểu đường
- Một số loại thuốc
1.5. Bị đau đầu ăn gì cũng nôn do bệnh lý nguy hiểm
Bị đau đầu ăn gì cũng nôn cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý nghiêm trọng, cần điều trị y tế khẩn cấp. Những nguyên nhân này bao gồm:
- Bệnh thận
- Viêm màng não
- Bệnh sốt rét
- Sốt vàng
- Viêm gan A
- Chấn thương sọ não
- Sọ gãy
- Phình động mạch não
- U não
2. Bị đau đầu ăn gì cũng nôn: Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Nếu như bị đau đầu ăn gì cũng nôn kèm theo các triệu chứng dưới đây bạn cần đến bệnh viện để gặp bác sĩ thăm khám ngay lập tức:
- Đau ngực
- Đau bụng dữ dội hoặc chuột rút
- Mờ mắt
- Lú lẫn
- Sốt cao và cứng cổ
- Chất phân hoặc mùi phân trong chất nôn
- Chảy máu trực tràng
- Mất ý thức
- Khó nói
- Cảm thấy chóng mặt hoặc bối rối
- Không đi tiểu quá 8 giờ
Hãy nhờ ai đó đưa bạn đến phòng chăm sóc khẩn cấp hoặc phòng cấp cứu nếu:
- Buồn nôn và nôn kèm theo đau hoặc nhức đầu dữ dội, đặc biệt nếu bạn chưa từng bị loại đau đầu này trước đây
- Bạn có dấu hiệu hoặc triệu chứng mất nước – khát nước quá mức, khô miệng, đi tiểu ít, nước tiểu sẫm màu và suy nhược, hoặc chóng mặt hoặc choáng váng khi đứng
- Chất nôn của bạn có chứa máu, giống bã cà phê hoặc có màu xanh
Ngoài ra, bạn cũng cần đặt lịch thăm khám sớm với bác sĩ nếu như gặp các dấu hiệu sau:
- Nôn mửa kéo dài hơn hai ngày đối với người lớn, 24 giờ đối với trẻ dưới 2 tuổi hoặc 12 giờ đối với trẻ sơ sinh
- Bị buồn nôn và nôn kéo dài hơn một tháng
- Sụt cân không rõ nguyên nhân kèm theo buồn nôn và nôn
3. Đau đầu buồn nôn nên làm gì?
Khi xuất hiện đồng thời các triệu chứng buồn nôn và đau đầu, bạn có thể thực hiện các biện pháp tự chăm sóc để cảm thấy dễ chịu hơn trong thời gian chờ cuộc hẹn với bác sĩ.
3.1. Dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn
Làm việc quá nhiều và không có thời gian nghỉ ngơi có thể làm tình trạng buồn nôn trở nên nghiêm trọng hơn do hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn. Do vậy, bạn nên nghỉ ngơi và thư giãn ở những nơi yên tĩnh.
3.2. Uống đủ nước
Uống đủ nước đóng vai trò quan trọng khi bạn cảm thấy buồn nôn, đau đầu. Bạn nên uống các loại nước như: nước chanh, rượu gừng hoặc trà bạc hà. Các dung dịch bù nước đường uống như Pedialyte cũng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn. Tránh uống quá nhiều nước cùng lúc, thay vào đó, hãy uống từ từ để tránh kích thích dạ dày.
3.3. Tránh mùi mạnh và các tác nhân kích thích
Mùi thức ăn, nước hoa, khói thuốc, và các mùi mạnh khác có thể khiến tình trạng buồn nôn trở nên tồi tệ hơn. Do đó, bạn nên tránh những môi trường có mùi khó chịu và hạn chế tiếp xúc với các yếu tố kích thích như ánh đèn nhấp nháy, nhiệt độ cao, phòng ngột ngạt.
3.4. Ăn các thực phẩm nhạt và dễ tiêu hóa
Khi cảm thấy dạ dày không khỏe, bạn nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa như gelatin, bánh quy giòn hoặc bánh mì nướng. Những thực phẩm này ít gây kích thích cho dạ dày và có thể giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
Khi tình trạng buồn nôn đã giảm, bạn có thể dần dần thêm ngũ cốc, trái cây, thực phẩm giàu protein vào chế độ ăn. Đồng thời, nên tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng. Bạn cần đợi ít nhất sáu giờ sau lần cuối bạn nôn mửa trước khi ăn thức ăn đặc.
3.5. Điều trị chứng đau đầu và buồn nôn
Việc điều trị chứng đau đầu và buồn nôn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Nếu nguyên nhân là chứng đau nửa đầu, các biện pháp sau có thể giúp cải thiện tình trạng:
- Thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen giúp làm giảm cơn đau đầu. Đối với chứng đau nửa đầu, có thể cần các loại thuốc đặc trị hơn, tùy theo chỉ định của bác sĩ.
- Nghỉ ngơi trong một phòng tối và yên tĩnh có thể giúp làm giảm các triệu chứng đau nửa đầu.
- Đắp khăn ấm lên trán hoặc chườm lạnh sau gáy cũng có tác dụng làm dịu cơn đau đầu.
- Một số phương pháp điều trị bổ sung như liệu pháp mùi hương, châm cứu hoặc bấm huyệt có thể giúp làm giảm triệu chứng đau nửa đầu.
3.6. Sử dụng thuốc chống buồn nôn
Nếu buồn nôn là một triệu chứng kèm theo đau đầu, việc sử dụng thuốc chống buồn nôn có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
3.7. Thực hành thiền
Thiền là một phương pháp tuyệt vời để giảm căng thẳng và lo âu, hai yếu tố có thể làm tình trạng đau đầu trở nên nghiêm trọng hơn. Dành vài phút mỗi ngày để thực hành thiền có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn.
3.8. Ngừng hút thuốc caffeine và rượu
Hút thuốc có thể làm tình trạng đau đầu và buồn nôn trở nên nghiêm trọng hơn. Ngừng hút thuốc sẽ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ gặp phải các triệu chứng này.
Cũng như thuốc lá, caffeine và rượu làm kích thích cơn đau đầu và khiến tình trạng buồn nôn thêm nghiêm trọng. Giảm lượng tiêu thụ của chúng có thể giúp giảm nguy cơ gặp phải các triệu chứng này.
Bên cạnh đó nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp hiệu quả để giải quyết tình trạng đau đầu, buồn nôn và cải thiện sức khỏe tổng thể thì có thể tham khảo liệu pháp IV therapy bao gồm các loại dung dịch dinh dưỡng và chất điện giải được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ phục hồi sức khỏe và giảm triệu chứng đau đầu, buồn nôn cho nhiều đối tượng khác nhau.
Có thể thấy đau đầu ăn gì cũng nôn là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau về sức khỏe. Do đó, khi xuất hiện những triệu chứng trên người bệnh nên đến các cơ sở y tế thăm khám tìm nguyên nhân, từ đó điều trị sớm để có được kết quả tốt nhất.
Nguồn: mayoclinic.org – healthline.com
Bài viết của: Nguyễn Thị Thu Uyên