Bị mắc rối loạn giấc ngủ có chữa được không là băn khoăn của nhiều người. Theo các chuyên gia nhận định tình trạng này có thể chữa được khi xác định chính xác nguyên nhân và các yếu tố gây bệnh. Với những trường hợp bệnh nhân nhẹ có thể thực hiện thay đổi và hình thành thói quen lành mạnh. Nhưng với những trường hợp nặng thì cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Rối loạn giấc ngủ có chữa được không?
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng biểu hiện của chất lượng giấc ngủ, thời gian ngủ hoặc các vấn đề liên quan đến giấc ngủ hàng ngày không được đảm bảo. Khi đó sẽ khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái suy giảm sức khỏe tinh thần, mệt mỏi về thể chất, khó tập trung vào công việc… Rối loạn giấc ngủ có nhiều thể loại như khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hoặc bị thức giấc nhiều lần trong đêm,…
Giấc ngủ không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Bởi vì ngủ sẽ giúp cho não được thư giãn đồng thời phục hồi và hoạt động bình thường vào ngày mới Khi chất lượng giấc ngủ kém sẽ làm cơ thể uể oải, mệt mỏi…
Vậy, bị rối loạn giấc ngủ có chữa khỏi được không?
Rối loạn giấc ngủ có thể chữa được, các trường hợp mắc bệnh đều được cải thiện khả tích cực. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp mang lại hiệu quả sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nguyên nhân gây bệnh. Cho nên để điều trị rối loạn giấc ngủ cần xác định rõ nguyên nhân và các yếu tố tác động tới bệnh.
Các phương pháp chữa rối loạn giấc ngủ?
Rất khó để trả lời chính xác câu hỏi rối loạn giấc ngủ có chữa được không hay bị rối loạn giấc ngủ nên làm gì? Để điều trị được tình trạng rối loạn giấc ngủ trước tiên cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố tác động. Sau đây là một số phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ
Thực hiện các thói quen lành mạnh hàng ngày
Với những trường hợp mới gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể áp dụng một số thói quen lành mạnh hàng ngày để cải thiện tình trạng này. Chẳng hạn như:
- Sắp xếp phòng ngủ thân thiện với giấc ngủ hơn. Không gian nên tĩnh lặng, mát mẻ, có thể hơi tối hơn so với các phòng khác. Nên tránh xem tivi hoặc các thiết bị điện tử khi lên giường đi ngủ. Bởi vì ánh sáng điện tử có thể làm gián đoạn chu kỳ thức ngủ của cơ thể.
- Cố gắng tập thói quen đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ mỗi ngày, kể cả những ngày cuối tuần.
- Tránh sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích như cafein, nicotin, hoặc rượu bia… Những chất kích thích này khiến cho cơ thể khó đi vào giấc ngủ hoặc có thể làm tỉnh giấc vào ban đêm.
- Hoạt động thể chất giúp cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn. Tuy nhiên, tránh hoạt động thường xuyên và vào lúc trước khi đi ngủ.
- Thực hiện các bữa ăn tối theo khung giờ cố định và nên hạn chế ăn khuya.
- Quản lý căng thẳng giúp cho tinh thần thoải mái dễ dàng ngủ sâu giấc hơn. Trước khi đi ngủ có thể đọc sách hoặc nghe những bản nhạc dịu êm…
Liệu pháp điều trị rối loạn giấc ngủ
- Liệu pháp ánh sáng là liệu pháp sử dụng đèn hộp tạo ánh sáng rực rỡ như ánh sáng mặt trời. Ngoài ra còn sử dụng cả tấm che sáng và kính ánh sáng để mang lại hiệu quả tốt hơn. Liệu pháp này giúp điều chỉnh lượng melatonin khi cơ thể cần thiết lập chu kỳ thức ngủ. Tuy nhiên, với liệu pháp ánh sáng này có thể mang lại một số tác dụng phụ như kích động, gây mỏi mắt, nhức đầu, đau nửa đầu và buồn nôn. Vì vậy, trước khi sử dụng liệu pháp này người bệnh cần được bác sĩ khám và hướng dẫn thực hiện đúng phương pháp và kỹ thuật.
- Liệu pháp hoạt động vùng cơ miệng. Liệu pháp này giúp điều trị chứng ngủ ngưng thở khi ngủ ở cả người lớn và trẻ em, đồng thời giúp cải thiện vị trí của lưỡi và tăng cường kiểm soát môi, lưỡi và đường hô hấp trên.
- Liệu pháp hành vi nhận thức. Liệu pháp này được áp dụng trong khoảng từ 6 đến 8 tuần. Khi người bệnh thực hiện liệu pháp này sẽ được học cách chìm vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ lâu hơn. Trong liệu pháp này sẽ bao gồm các bài tập nhỏ như nhận thức giúp cho bản thân người bệnh giảm bớt được lo lắng về việc khó đi vào giấc ngủ.
Sử dụng thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ
Khi điều trị rối loạn giấc ngủ, người bệnh có thể sử dụng thuốc không kê đơn hoặc theo chỉ định kê đơn của bác sĩ.
Các loại thuốc kê đơn được sử dụng trong điều trị rối loạn giấc ngủ gồm:
- Thuốc chủ vận thụ thể Benzodiazepine: Là các loại thuốc như zolpidem, zaleplon và eszopiclone. Tác dụng phụ của thuốc có thể gây ra cảm giác lo lắng. Các tác dụng phụ hiếm gặp: Phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc thực hiện các hoạt động khi ngủ như đi bộ, ăn uống hoặc lái xe.
- Chất chủ vận thụ thể melatonin: Là các loại thuốc như ramelteon. Thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt và mệt mỏi.
- Thuốc đối kháng thụ thể Orexin như suvorexant. Loại thuốc này không được khuyến khích cho những người mắc chứng ngủ rũ.
- Thuốc benzodiazepin có thể được kê đơn để điều trị chứng mất ngủ nếu các phương pháp điều trị và thuốc khác không có tác dụng. Benzodiazepin cũng có thể tương tác nguy hiểm với các loại thuốc khác.
Các loại thuốc không kê đơn:
- Các sản phẩm OTC có chứa thuốc kháng histamin có thể khiến bạn buồn ngủ.
- Chất bổ sung melatonin được tạo ra trong phòng thí nghiệm tương tự như của hormone ngủ melatonin. Tác dụng phụ của melatonin có thể bao gồm: Buồn ngủ quá mức, đau đầu, huyết áp cao, huyết áp thấp, rối loạn dạ dày và các triệu chứng trầm cảm ngày càng trầm trọng.
- Thực phẩm bổ sung có thể giúp bạn ngủ ngon nhưng chúng cũng có thể gây ra những rủi ro về sức khỏe.
Các điểm cần lưu ý khi thực hiện chữa rối loạn giấc ngủ
- Một số người mắc chứng rối loạn giấc ngủ, ban đêm thì không ngủ được nhưng ban ngày lại buồn ngủ hoặc ngủ gà ngủ gật có thể sử dụng cà phê để xua đi cơn buồn ngủ. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị nếu sử dụng đồ uống này thì cafein có thể tác động tiêu cực tới sức khoẻ.
- Để dễ dàng đi vào giấc ngủ một số người lựa chọn thuốc bình thần, tuy nhiên thuốc có thẻ tăng khả năng ức chế vào hoạt động của não bộ. Nếu sử dụng thường xuyên có thể gây rối loạn vận động.
- Thuốc benzodiazepin có thể khiến người bệnh bị quên và thuốc còn gây ra tác dụng giãn cơ khiến người bệnh dễ bị té ngã đặc biệt là nhóm người cao tuổi.
- Một số thuốc như Olanzapine ở liều thấp có thể giúp người bệnh đi vào giâc sngur, nhưng thuốc lại tác động lên quá trình chuyển hoá, và bệnh nhân bị bệnh béo phì không được sử dụng thuốc này.
Rối loạn giấc ngủ có chữa được không sẽ tùy thuộc vào việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Khi đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Một số biện pháp điều trị rối loạn giấc ngủ có thể áp dụng theo mức độ tăng dần: Thay đổi thói quen, áp dụng các liệu pháp hành vi, , tâm lý, sử dụng thuốc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ.
Tài liệu tham khảo: Nhlbi.nih.gov, My.clevelandclinic.org
Bài viết của: Vũ Thị Quỳnh Chi