Suy giảm nhận thức gây ra tình trạng dễ quên, khó ghi nhớ, khó tập trung và ảnh hưởng nặng nề đến khả năng tư duy. Bên cạnh bệnh Alzheimer là nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm nhận thức, các dấu hiệu của bệnh này thường ít được chú ý và dễ nhầm lẫn với các bệnh về thần kinh khác. Để nắm rõ hơn về dấu hiệu suy giảm nhận thức, hãy đọc qua bài chia sẻ dưới đây.
1. Các dấu hiệu suy giảm nhận thức là gì?
Suy giảm khả năng nhận thức là tình trạng mà một số người gặp phải khi họ có những vấn đề về trí nhớ hoặc suy nghĩ so với những người cùng độ tuổi. Mặc dù các triệu chứng của suy giảm nhận thức ở giai đoạn đầu không nghiêm trọng như bệnh Alzheimer hoặc chứng mất trí nhớ nhưng những người bị suy giảm khả năng nhận thức vẫn có khả năng tự chăm sóc bản thân và hoàn thành các hoạt động hàng ngày bình thường.
Theo nhiều nghiên cứu, người có dấu hiệu suy giảm nhận thức cũng hoàn toàn có khả năng bị Alzheimer trong tương lai hoặc chứng mất trí nhớ liên quan. Có các ước tính khác nhau về tỷ lệ người mắc suy giảm khả năng nhận thức sau đó mắc chứng mất trí nhớ. Tỷ lệ này xấp xỉ từ 1-2 người trên 10 người từ 65 tuổi trở lên bị suy giảm nhận thức được dự đoán sẽ phát triển thành chứng mất trí nhớ trong một năm. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp, các triệu chứng của bệnh này có thể không tiến triển trong tương lai hoặc thậm chí có thể cải thiện. Vậy, dấu hiệu suy giảm nhận thức điển hình là gì?
1.1 Không thể tìm thấy những điều mình muốn
Một trong các dấu hiệu suy giảm nhận thức giai đoạn đầu (mức độ nhẹ) phổ biến mà mọi người xung quanh hay chính bản thân chúng ta có thể nhận ra đó là sự khó khăn trong việc tìm kiếm những đồ vật xung quanh ở trong nhà.
Có một dấu hiệu suy giảm nhận thức rõ ràng đó là việc bạn bắt đầu quên một từ mà bản thân có ý định đang diễn đạt. Theo thời gian, bạn có thể bắt đầu gặp khó khăn trong việc bắt kịp cuộc trò chuyện, điều này có thể dẫn đến lo lắng trong sự giao tiếp xã hội.
1.2 Cảm thấy chán những thứ trước đây ưa thích
Biểu hiện của suy giảm nhận thức có thể dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng tâm lý thường ngày. Cụ thể, người bị suy giảm nhận thức có thể sẽ ghét những điều mà trước đây họ từng rất ưa thích.
Bạn có thể thấy mất hứng thú với việc đọc sách, làm vườn hoặc tham gia vào nhiều hoạt động khác mà trước đây bạn rất yêu thích. Đồng thời, bạn có thể nhận ra những công việc mà trước đây bạn hoàn thành dễ dàng nhưng bây giờ trở nên quá tải.
1.3 Thay đổi về tính cách, trở nên nóng nảy hơn
Một trong những dấu hiệu suy giảm nhận thức thường bị mọi người bỏ quên đó là sự thay đổi về tính cách, cụ thể là dễ trở nên cáu gắt và cư xử không đúng mực với người thân, bạn bè xung quanh. Điều này dễ bị nhầm lẫn với tình trạng căng thẳng mãn tính dễ gặp ở người trong độ tuổi trung niên, người già.
Người bệnh có thể cảm thấy mình thích tránh xa các hoạt động xã hội và không tham gia vào các cuộc trò chuyện khi gặp gỡ bạn bè. Các nhà khoa học cho rằng những dấu hiệu này thường bị hiểu lầm với tính cách nhút nhát. Tuy nhiên nếu một người nói nhiều và cởi mở nhưng chợt trở nên im lặng và cáu bẳn như một biểu hiện ban đầu của sự suy giảm nhận thức.
1.4 Trải qua cơn ốm trong thời gian dài
Trải qua cơn ốm trong thời gian dài cũng được coi là dấu hiệu suy giảm nhận thức mà ít người chú ý. Biểu hiện của suy giảm nhận thức thường đi kèm với các bệnh lý nội khoa như cúm, nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm dạ dày ruột. Sự căng thẳng do nhiễm trùng nhẹ thường dẫn đến bệnh não chuyển hóa, tức là sự suy giảm nhận thức tạm thời.
Ngoài ra, các tình trạng khác cũng có thể góp phần vào sự suy giảm nhận thức, bao gồm rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ, tiểu đường hoặc các vấn đề tim mạch. Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể được giải quyết nếu chúng là do một trong những vấn đề này. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, sự suy giảm nhận thức có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
1.5 Những người xung quanh nhận thấy sự thay đổi về tâm trí của bạn
Mặc dù việc thường xuyên phải đối diện với căng thẳng trong cuộc sống là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu những người xung quanh cảm thấy bạn đang trải qua các dấu hiệu căng thẳng và thay đổi về tâm lý ngày càng thường xuyên hơn, đây có thể là các dấu hiệu suy giảm nhận thức mà bạn cần chú ý.
2. Dấu hiệu suy giảm khả năng nhận thức có dễ nhầm lẫn với bệnh khác không?
Các dấu hiệu suy giảm nhận thức thường ở thể nhẹ và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý liên quan đến mất trí nhớ hay sa sút trí tuệ, suy giảm tinh thần do lão hóa. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ giữa các biểu hiện của suy giảm nhận thức và các chứng bệnh khác, để tránh nhầm lẫn trong chẩn đoán và điều trị.
2.1 Giống và khác nhau giữa dấu hiệu suy giảm nhận thức với suy giảm tinh thần do lão hóa
Các dấu hiệu của suy giảm nhận thức có thể bị nhiều người nhầm lẫn với sự suy giảm tinh thần do lão hóa não, ví dụ điển hình như việc đọc và ghi chép thông tin có thể chậm hơn. Tuy nhiên, giữa dấu hiệu suy giảm tinh thần do lão hóa có sự khác nhau với chứng bệnh này rõ rệt.
Cụ thể, suy giảm tinh thần do lão hóa thông thường không làm suy giảm khả năng nhận biết, trí thông minh hoặc trí nhớ dài hạn. Trong khi đó, dấu hiệu suy giảm nhận thức theo thời gian dài có thể làm ảnh hưởng đến trí thông minh hay khả năng tư duy của người bệnh.
2.2 Giống và khác nhau giữa dấu hiệu suy giảm nhận thức với sa sút trí tuệ
Các dấu hiệu suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ có phần giống nhau, khi đều ảnh hưởng đến trí nhớ dài hạn và khả năng tư duy của người bệnh. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ triệu chứng suy giảm nhận thức nhẹ sẽ không làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Trong khi đó, sa sút trí tuệ ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng làm việc, giao tiếp và kiểm soát hành vi một cách nghiêm trọng.
Theo đó, sa sút trí tuệ là tình trạng khi sự suy giảm chức năng tâm thần từ mức độ trước đó cao hơn đến mức đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người đó. Một người mắc chứng sa sút trí tuệ thường gặp phải hai hoặc nhiều khó khăn cụ thể, bao gồm:
- Ký ức.
- Lý luận.
- Ngôn ngữ.
- Phối hợp.
- Tâm trạng.
- Hành vi.
3. Làm gì khi gặp các triệu chứng suy giảm nhận thức?
Các triệu chứng và dấu hiệu suy giảm nhận thức ở giai đoạn đầu có thể bị nhầm lẫn với các chứng bệnh khác. Bạn có thể tự phát hiện sự không ổn định trong suy nghĩ của mình như đãng trí, dễ quên các đồ vật hay làm việc kém hiệu quả. Từ đó, một cuộc thăm khám với bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán sẽ giúp đánh giá tốt hơn về tình trạng bệnh. Các bác sĩ có thể sẽ tư vấn cho người bệnh sau khi nắm rõ các thông tin sau:
- Thăm dò về các triệu chứng bạn đang gặp phải.
- Tìm hiểu về tiền sử bệnh của bạn.
- Xem xét các loại thuốc bạn đang sử dụng.
- Hỏi về tiền sử bệnh trong gia đình, đặc biệt là về các vấn đề nghiêm trọng về trí nhớ hoặc suy giảm trí nhớ.
- Tiến hành kiểm tra thể chất và kiểm tra tâm trạng của bạn.
- Nhận phản hồi từ một thành viên trong gia đình hoặc một người bạn đáng tin cậy về bất kỳ thay đổi nào về chức năng tâm thần của bạn.
Trong một vài trường hợp cụ thể, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh có thể được các bác sĩ chỉ định để đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn.
- Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm máu hoặc nước tiểu có thể được thực hiện để phát hiện dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc viêm. Ngoài ra, bác sĩ có thể kiểm tra nồng độ hormone của tuyến giáp và xem xét sự thiếu hụt vitamin B12 của bạn. Đôi khi, họ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm dịch não tủy để kiểm tra các tình trạng tự miễn dịch và bệnh thoái hóa thần kinh.
- Chỉ định chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính (CT) và cộng hưởng từ (MRI) được sử dụng để tìm kiếm bằng chứng về tổn thương não, như đột quỵ, chảy máu, khối u và dịch trong não của bạn.
- Bài kiểm tra đánh giá: Đánh giá tâm lý thần kinh bao gồm một loạt các bài kiểm tra bằng cách nói và viết để đánh giá khả năng tinh thần của bạn, bao gồm trí tuệ tổng quát, sử dụng ngôn ngữ, trí nhớ, khả năng học tập và các khía cạnh khác của tâm trí.
Các dấu hiệu suy giảm nhận thức thường ở mức độ nhẹ và hay bị nhầm lẫn với các triệu chứng của căng thẳng thần kinh kéo dài. Do đó, khi có các biểu hiện của suy giảm nhận thức trong cuộc sống hàng ngày, người bệnh nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bài viết của: Trần Thanh Liêm