Hiện nay, không ít người mắc phải các vấn đề sức khỏe liên quan đến dạ dày, trong đó phải kể đến chứng trào ngược dạ dày thực quản có tỷ lệ mắc nhiều nhất. Các triệu chứng này có xu hướng trở nặng vào ban đêm gây ra tình trạng trào ngược dạ dày bị mất ngủ, từ đó làm suy giảm thể trạng và tác động ngược làm tình trạng trào ngược ngày càng nghiêm trọng hơn.
1. Trào ngược dạ dày có bị mất ngủ không?
Chứng trào ngược dạ dày thực quản có xu hướng diễn biến nghiêm trọng hơn vào ban đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, cụ thể trào ngược dạ dày gây mất ngủ. Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản là khi các chất trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản, có thể kèm theo cảm giác ợ nóng hay còn gọi là trào ngược axit. Nếu không được điều trị đúng cách thì trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra những biến chứng bên trong và bên ngoài thực quản.
Với thắc mắc trào ngược dạ dày có bị mất ngủ không thì câu trả lời là Có. Đây là một bệnh lý dạ dày mãn tính xảy ra khi axit dạ dày trào lên thực quản có thể gây ra các triệu chứng làm gián đoạn giấc ngủ như ợ nóng, kích ứng và trào ngược axit. Trào ngược dạ dày bị mất ngủ do những nguyên nhân sau đây:
1.1. Ợ nóng nguyên nhân gây mất ngủ
Trào ngược axit là nguyên nhân gây ợ nóng khi axit dạ dày giúp tiêu hóa, nhưng khi nó thoát ra khỏi dạ dày và trào ngược lên thực quản, nó có thể gây ra cảm giác nóng rát do thực quản rất nhạy cảm và dễ bị kích thích bởi axit dạ dày.
Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường nặng hơn khi ngủ hoặc khi nằm ở tư thế nằm ngang. Khi bạn nằm xuống để ngủ hoặc khi bạn nằm ngả lưng trên ghế ngay sau bữa tối thì trọng lực không còn nghiêng về phía bạn nữa và axit từ dạ dày có thể dễ dàng thoát lên thực quản hơn.
Tình trạng này trở nên trầm trọng vào ban đêm có thể dẫn đến axit dạ dày trào qua thực quản và vào cổ họng, nguyên nhân gây ho hoặc nghẹt thở khi thức giấc.
Khoảng 80% số người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản có triệu chứng vào ban đêm. Dấu hiệu rối loạn giấc ngủ liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản bao gồm giảm thời gian và chất lượng giấc ngủ, khó khăn để bắt đầu ngủ, thức giấc giữa đêm. Kết quả là, việc thức dậy trong trạng thái mệt mỏi là điều bình thường. Trào ngược dạ dày cũng có liên quan đến sự gia tăng rối loạn giấc ngủ, bao gồm chứng ợ nóng và trào ngược vào ban đêm, mất ngủ, ngưng thở khi ngủ, mất ngủ và khó ngủ.
Chất lượng giấc ngủ kém có thể ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống và gây ra nhiều hậu quả lâu dài như:
- Căng thẳng gia tăng;
- Giảm hiệu suất nhận thức và giảm khả năng ghi nhớ;
- Tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu và trầm cảm;
- Tăng nguy cơ cao huyết áp;
- Tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường tuýp 2.
Vì các triệu chứng trào ngược dạ dày gây mất ngủ rất phổ biến nên việc sử dụng các kỹ thuật để giảm các triệu chứng này vào ban đêm cũng sẽ giúp giảm các biến chứng sức khỏe lâu dài liên quan đến tình trạng trào ngược dạ dày bị mất ngủ.
1.2. Mối quan hệ giữa hội chứng ngưng thở khi ngủ và trào ngược dạ dày
Nghiên cứu cho thấy trào ngược dạ dày gây mất ngủ có liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) nghiêm trọng hơn, xảy ra khi đường thở bị tắc nghẽn nhiều lần trong khi ngủ. Tình trạng tắc nghẽn thường là kết quả của việc các cơ ở cổ họng thư giãn quá nhiều và cản trở luồng không khí.
Các nhà khoa học cho rằng, việc mắc đồng thời cả trào ngược dạ dày và chứng ngưng thở khi ngủ là điều cực kỳ phổ biến vì chúng có cùng yếu tố nguy cơ cụ thể là béo phì. Vì cả 2 tình trạng đều có thể làm giảm giấc ngủ và dẫn đến những hậu quả về sức khỏe về sau, nên điều quan trọng là phải giải quyết từng vấn đề sức khỏe một cách riêng lẻ.
2. Vì sao trào ngược dạ dày và mất ngủ có liên quan đến nhau?
Theo giải phẫu học thì ống thực quản có cấu tạo thẳng được nối từ miệng dạ dày lên. Vào thời điểm ban ngày, tình trạng trào ngược dạ dày thực quản có thể xuất hiện nhưng chỉ diễn biến trong thời gian ngắn và nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường.
Ngược lại, vào thời điểm ban đêm, khi nằm ngủ cụ thể là tư thế nghiêng thì ống thực quản và dạ dày nghiêng sang một bên tạo điều kiện cho acid bị đưa lên vùng thực quản mà không cần có một tác động co bóp của nhu động dạ dày. Tình trạng này cũng kéo theo hiện tượng ho, khó thở,.. từ đó dẫn đến gián đoạn giấc ngủ gây ra tình trạng trào ngược dạ dày bị mất ngủ.
Bên cạnh đó, một vài nguyên nhân sau đây cũng dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày gây mất ngủ bao gồm:
- Ngủ sai tư thế: Nhiều người có thói quen khi đi ngủ nằm nghiêng về bên phải, không kê gối đầu hoặc gối đầy quá thấp có thể làm gia tăng tình trạng trào ngược dạ dày gây mất ngủ.
- Thói quen ăn khuya: Nhiều người có giảm cân có thể nhịn ăn tối, tuy nhiên, đến đêm khi cơn đói “hoành hành” và không thể chống cự được nữa nên họ lại phải ăn khuya. Việc thường xuyên ăn khuya quá nhiều trước khi đi ngủ làm tăng áp lực đến dạ dày khiến dạ dày phải liên tục tiết dịch và co bóp liên tục tạo điều kiện cho chứng trào ngược dạ dày thực quản.
- Do các kích thích thần kinh, căng thẳng kéo dài: Nhưng yếu tố này tác động lên cơ vòng thực quản và khiến tình trạng trào ngược thêm nghiêm trọng về đêm.
Ngoài ra, tình trạng trào ngược dạ dày gây mất ngủ về đêm có thể xảy ra do ảnh hưởng từ thức ăn, đồ uống trong bữa tối trước đó.
3. Cách nâng cao chất lượng giấc ngủ ở người bị trào ngược
Sau khi đã có câu trả lời cho câu hỏi trào ngược dạ dày có bị mất ngủ không hay trào ngược dạ dày có mất ngủ không thì chúng ra cùng tìm hiểu những cách để cải thiện chất lượng giấc ngủ với người bị trào ngược. Mặc dù việc sử dụng các phương pháp để kiểm soát chứng trào ngược dạ dày vào ban ngày cũng sẽ giúp giảm các triệu chứng vào ban đêm, nhưng có một số cách sau có thể làm vào buổi tối để giúp giảm bớt các triệu chứng của trào ngược dạ dày trong khi ngủ.
3.1. Nằm nghiêng bên trái khi ngủ
Dạ dày có cấu tạo tương tự như như chữ J, khi nằm xuống sẽ tạo thuận lợi cho acid dịch vị dễ dàng trào ngược lên thực quản. Chính vì vậy, tư thế nằm nghiêng sang trái là tư thế tạo điều kiện cho dạ dày ở vị trí thấp hơn thực quản, từ đó hạn chế được tình trạng trào ngược.
Các tác giả của một đánh giá năm 2023 cho rằng điều này có thể là do khi ngủ nghiêng bên phải, dạ dày của bạn nằm phía trên thực quản có thể dẫn đến việc làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày và tăng lượng axit tiếp xúc với thực quản. Một đánh giá năm 2016 cho thấy ngủ nghiêng bên trái giúp giảm tiếp xúc với axit thực quản tới 71%. Ngủ nghiêng bên trái có thể giúp giảm thiểu chứng trào ngược axit vào ban đêm, điều này có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
3.2. Kê gối cao lên
Dạ dày và thực quản nằm vị trí ngang nhau vì vậy để giảm tình trạng trào ngược dạ dày gây mất ngủ cần nâng cao gối lên khoảng 8 cm. Nguyên nhân là do khi bạn nâng đầu cao hơn so với phần thân có thể giúp nâng thực quản lên cao hơn so với dạ dày.
3.3. Mặc quần áo thoải mái
Quần áo bó sát đặc biệt là vùng bụng, thắt lưng hay quá chặt vùng ngực sẽ vô tình gây áp lực lên dạ dày dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn. Khi đi ngủ, bạn không nên mặc quần áo bó sát tránh gây áp lực lên dạ dày và làm tăng triệu chứng trào ngược. Thay vào đó, bạn nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và lựa chọn chất liệu mềm mịn khi ngủ sẽ giúp hạn chế phần nào những áp lực lên dạ dày.
3.4. Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học
Một số loại thực phẩm khi ăn có thể gây ra các dấu hiệu ợ nóng bao gồm đồ ăn cay nóng, đồ có vị chua, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thức uống có cồn hay các loại thức uống có ga,… Bạn nên ăn các loại rau xanh, sữa chua sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi, hỗ trợ giảm trào ngược dạ dày như đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng, khó tiêu.
3.5. Không nên ăn trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ
Một số người có thói quen ăn đêm và chính thói quen này sẽ tạo ra nhiều áp lực lên dạ dày dẫn đến tình trạng dư thừa acid và trào ngược lên thực quản về đêm. Như đã trình bày ở trên, thói quen ăn nhiều vào buổi tối và gần thời gian đi ngủ cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh này. Để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày gây mất ngủ không nên ăn vào khoảng thời gian từ 2 đến 3 giờ đồng hồ trước khi đi ngủ.
Đồng thời, bạn nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, lành mạnh với số lượng vừa phải để tránh các triệu chứng ợ nóng diễn biến trầm trọng hơn vào ban đêm. Các thực phẩm gây ra tình trạng ợ nóng nên tránh bao gồm rượu và thực phẩm có tính axit. Khi các nhu động dạ dày co bóp tốt hơn thì hệ thống tiêu hóa cũng làm việc tốt hơn dẫn đến các triệu chứng trào ngược cũng được cải thiện nhanh chóng hơn.
3.6. Đi bộ thư giãn nhẹ nhàng sau khi ăn tối
Sau khi ăn tối khoảng 1 giờ đồng hồ thì bạn có thể tập thể dục nhẹ nhàng bằng cách đi bộ nhẹ nhàng. Đi bộ giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn, giảm tăng tiết acid dư thừa qua đó giúp hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày gây mất ngủ. Bên cạnh đó, việc đi bộ nhẹ nhàng trước khi ngủ cũng giúp chúng ta dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn.
3.7. Thư giãn tinh thần
Tình trạng căng thẳng kéo dài, stress là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản và gây ra tình trạng mất ngủ về đêm. Mất ngủ thường xuyên cũng là yếu tố dẫn đến tinh thần luôn trong trạng thái căng thẳng stress. Đây giống như vòng tuần hoàn khiến tình trạng trào ngược ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Để giảm tình trạng tình trạng trào ngược dạ dày gây mất ngủ, bạn luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái.
Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số phương pháp như ngồi thiền, nghe nhạc, vẽ tranh hoặc làm những công việc giúp cơ thể ở trạng thái thoải mái, thư giãn.
3.8. Tránh thực phẩm kích thích vào ban đêm
Một số thực phẩm và đồ uống có thể làm tăng các triệu chứng của chứng trào ngược dạ dày thực quản. Những loại đồ ăn kích thích dạ dày bao gồm thực phẩm giàu chất béo, cay hay có vị chua, sô cô la, caffeine như cà phê và trà, các loại đồ uống có chứa cồn như rượu, bia. Tránh những thực phẩm kể trên vào bữa tối có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng trào ngược dạ dày bị mất ngủ vào ban đêm và giúp cải thiện giấc ngủ.
Một đánh giá năm 2023 gợi ý nên ưu tiên các loại thực phẩm sau trong chế độ ăn uống nếu bị trào ngực dạ dày thực quản như protein nạc (thịt gà, trứng và cá), thực phẩm giàu chất xơ (ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt và bột yến mạch), sữa ít béo.
3.9. Theo dõi thói quen ăn uống
Một số thói quen ăn uống có liên quan đến việc làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Một đánh giá năm 2023 gợi ý nên ăn nhiều bữa nhỏ hơn, thường xuyên hơn trong ngày thay vì ba bữa lớn. Điều này có thể giúp giảm áp lực dạ dày và thúc đẩy khả năng tiêu hóa. Tương tự, một đánh giá năm 2019 đã cho thấy ăn quá no và quá nhanh là một trong những thói quen có nhiều khả năng gây ra các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản.
Các tác giả lưu ý rằng ăn nhiều thức ăn và nhai không thường xuyên có thể làm tổn thương thực quản. Những hành vi ăn uống này cũng có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, điều này có thể làm tăng lượng axit trào ngược lên thực quản và làm trầm trọng hơn triệu chứng trào ngược dạ dày bị mất ngủ.
3.10. Những lời khuyên khác để cải thiện giấc ngủ
Bên cạnh những phương pháp để giảm trào ngược dạ dày bị mất ngủ như đã kể trên thì một số lời khuyên khác cũng có thể giúp cải thiện giấc ngủ, bao gồm:
- Quản lý cân nặng: Theo đánh giá năm 2022 cho thấy rằng quản lý cân nặng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày bị mất ngủ, đặc biệt là người có thể trạng thừa cân hoặc béo phì.
- Các bài tập thở: Thực hành các bài tập thở bằng cơ hoành có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày bị mất ngủ và tăng chất lượng cuộc sống.
- Sử dụng các loại thuốc: Nếu các biện pháp tự nhiên không giúp cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày bị mất ngủ vào ban đêm, một số loại thuốc không kê đơn có thể giúp giảm nóng rát vùng thượng vị.
- Sử dụng gừng: Bạn có thể tham khảo một bài thuốc với gừng là gừng ngâm mật ong hoặc bổ sung một cốc trà gừng mỗi ngày, hoặc tham khảo sử dụng một số sản phẩm thực phẩm hỗ trợ dành cho người trào ngược dạ dày thực quản có thành phần từ gừng.
- Sử dụng mật ong: Bạn có thể sử dụng mật ong trực tiếp hoặc pha mật ong với nước ấm để uống đều đặn hàng ngày. Ngoài ra, nhiều người còn áp dụng việc ngâm mật ong với nha đam hay nghệ để cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày bị mất ngủ.
- Sử dụng nghệ: Bạn có thể xay củ nghệ tươi rồi uống với nước đun sôi để nguội hàng ngày. Đơn giản hơn bạn có thể trộn nghệ với mật ong, sau đó nặn thành từng viên, bảo quản trong bình thủy tinh và ăn từ 6 đến 8 viên mỗi ngày kèm với nước ấm.
Bài viết đã trả lời cho thắc mắc trào ngược dạ dày có bị mất ngủ không hay trào ngược dạ dày có mất ngủ không? Để cải thiện tình trạng này bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp như thay đổi chế độ ăn uống và lối sống sao cho phù hợp.
Tài liệu tham khảo: Forbes.com
Bài viết của: Ngô Thị Thảo Hiền