Suy giảm trí nhớ mất tập trung là tình trạng người bệnh khó khăn trong việc ghi nhớ những thông tin mới, quên dần những thông tin đã biết và mất tập trung trong quá trình học tập và làm việc. Tình trạng này nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy vì sao giảm trí nhớ mất tập trung thường đi đôi với nhau?
1. Vì sao giảm trí nhớ mất tập trung thường song hành cùng nhau?
Trí nhớ của chúng ta được hình thành qua quá trình ghi nhớ, bao gồm việc tiếp nhận thông tin, mã hóa thông tin, đưa và lưu thông tin lên vỏ não và cuối cùng là tái hiện lại thông tin đó.
Giảm trí nhớ của não bộ là tình trạng khả năng ghi nhớ bị giảm sút theo thời gian. Nguyên nhân được cho là do sự thoái hóa hoặc tổn thương của hệ thần kinh khiến não bộ bị suy giảm chức năng nên quá trình vận chuyển thông tin và ghi nhớ ở vỏ não bị ngưng trệ. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ mà khả năng tập trung của não bộ cũng bị suy giảm. Đây cũng chính là lý do vì sao giảm trí nhớ mất tập trung thường song hành cùng nhau.
Ban đầu, bạn có thể chỉ quên những sự việc vừa mới xảy ra nhưng khi bệnh nặng hơn bạn sẽ phải đối mặt với sự mất cân bằng trong cuộc sống do tình trạng sa sút trí tuệ lâu dài.
Hiện nay một số nguyên nhân được xác định gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ kém tập trung, bao gồm: do tuổi tác, bệnh tật, người bệnh bị căng thẳng kéo dài, do dinh dưỡng, thiếu ngủ hoặc sự thay đổi hormone trong cơ thể.

2. Phải làm gì khi bị suy giảm trí nhớ mất tập trung?
Chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp sau để cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ kém tập trung, bao gồm:
2.1 Đi bộ
Đi bộ trong 30 đến 60 phút mỗi ngày ở nơi thoáng mát và sạch sẽ được chứng minh có khả năng nâng cao sức khỏe não bộ. Nguyên nhân là do khi đi bộ các cơ từ eo mông trở xuống cử động đều đặn sẽ nâng cao mức hấp thụ oxy, kích thích các tế bào não và phòng chống tình trạng thoái hóa não.
2.2 Chế độ ăn uống lành mạnh
Thay đổi chế độ ăn uống bằng những thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau quả tươi và các loại hạt có thể làm tăng mức năng lượng và cải thiện khả năng tập trung tinh thần của chúng ta.
Bên cạnh đó, bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin A, B, C, D và dầu omega-3 cũng mang lại nhiều lợi ích cho chức năng não bộ.
2.3 Ngủ đủ giấc
Ngủ ngon và đủ giấc mỗi đêm có thể giúp cơ thể tràn đầy năng lượng và não bộ minh mẫn.
Một số cách giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ, bao gồm:
- Đặt giờ đi ngủ cố định mỗi ngày.
- Không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
- Giữ cho phòng ngủ mát mẻ, tối và không có âm thanh phiền nhiễu.
- Tránh sử dụng nước uống chứa caffeine trước khi đi ngủ.
- Không ăn quá nhiều trước khi đi ngủ.

2.4 Kiểm soát căng thẳng
Kiểm soát căng thẳng có thể giúp chúng ta duy trì tinh thần minh mẫn, nhờ đó cải thiện tình trạng giảm trí nhớ của não bộ. Bạn có thể thử tập yoga, thiền chánh niệm hoặc các kỹ thuật thở sâu để cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng.
2.5 Rèn luyện não bộ
Một trong những cách hiệu quả để duy trì sự minh mẫn là cho phép não bộ học hỏi những điều mới thường xuyên. Quá trình học hỏi này có thể chỉ cần tập trung vào những điều đơn giản như học một chức năng mới trên điện thoại thông minh hay đánh răng bằng tay không thuận.
Học thêm những điều mới là một trong những cách rèn luyện não bộ tốt nhất vì khi già đi những tế bào thần kinh có xu hướng mất kết nối. Do đó, khi bạn học thêm những điều mới thì não bộ sẽ tạo ra các kết nối tế bào não mới. Điều này giúp não bộ duy trì sự minh mẫn và giảm tình trạng suy giảm trí nhớ.
3. Các điểm cần lưu ý khi bị giảm trí nhớ mất tập trung
Tình trạng giảm trí nhớ mất tập trung nếu không được phát hiện và xử trí về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống của chúng ta.
Vì vậy, bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ khi xuất hiện những triệu chứng bất thường như sau:
- Nói trước quên sau.
- Lặp lại nhiều lần các câu hỏi.
- Thường xuyên quên vị trí cất đồ đạc và các sự kiện đã xảy ra.
- Khó ghi nhớ những kiến thức và thông tin mới.
- Thiếu tập trung, lơ đãng trong khi học tập và làm việc.
- Gặp khó khăn trong quá trình lập kế hoạch.
- Nhầm lẫn về các mốc thời gian.
- Mất định hướng về thời gian và không gian.
- Giảm khả năng ra quyết định.
- Tâm trạng thất thường, căng thẳng và mệt mỏi.
- Không kiểm soát được hành vi.
Bài viết đã giúp chúng ta biết được nguyên nhân vì sao giảm trí nhớ mất tập trung thường song hành cùng nhau. Sự thoái hóa và tổn thương của hệ thần kinh khiến chức năng não bộ bị suy giảm là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện việc mất tập trung giảm trí nhớ của não bộ bằng chế độ ăn uống lành lạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng và rèn luyện não bộ thường xuyên.
Nguồn: myhealth.alberta.ca – ncbi.nlm.nih.gov – nortonhealthcare.com
Bài viết của: Chu Yến Nhi