Bạn thường hay quên hoặc thậm chí không nhớ tên của một người mà bạn chỉ mới gặp hôm qua. Đây là những biểu hiện của sương mù não hậu Covid. Hãy cùng tìm hiểu cách chữa trị tình trạng này mà không cần dùng thuốc nhé!
Sương mù não hậu Covid là bệnh gì?
Sương mù não hậu Covid chỉ tên các vấn đề liên quan đến thần kinh, trí nhớ, sự tập trung,… Là khi hệ thần kinh như bị bao vây bởi một lớp sương. Điều đó khiến cho mọi người suy nghĩ chậm chạp và kém minh mẫn hơn. Đây là một dạng rối loạn chức năng nhận thức và thường hay gặp ở người lớn tuổi.
Sau dịch bệnh Covid-19 những người mắc hiện tượng sương mù não này gia tăng đáng kể, nhất là những người trẻ. Ở Việt Nam có đến 62,3% người bị sương mù não trong tổng số khoảng 8 triệu mắc Covid-19.
Nguyên nhân gây ra sương mù não hậu Covid
Theo nhiều nhà khoa học, nguyên nhân gây bệnh sương mù não hậu Covid là do thiếu oxy vì những tổn thương ở phổi. Oxy và máu không lưu thông đến não kịp thời làm gián đoạn kết nối giữa các tế bào thần kinh.
Nguyên nhân xảy ra hội chứng sương mù não hậu Covid-19 cũng một phần là do bệnh nhân bị Covid đã phải trải qua một khoảng thời gian lo lắng, căng thẳng kéo dài. Bởi khi cơ thể bị căng thẳng, stress kéo dài sẽ sản sinh ra các gốc tự do gây hại. Các gốc tự này khi tấn công vào não bộ sẽ làm ảnh hưởng mạch máu, khởi tạo quá trình viêm.
Bên cạnh đó, các tình trạng y tế liên quan đến viêm nhiễm làm ảnh hưởng đến tế bào ở não. Virus Covid cũng làm rối loạn khiến hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Điều đó khiến cơ thể mệt mỏi và có nhiều di chứng mặc dù đã khỏi bệnh.
Các yếu tố nguy cơ cao gây Sương mù não hậu Covid-19
Vậy ai là người dễ dàng mắc sương mù não hậu Covid? Theo thống kê những người có nguy cơ cao bị di chứng sương mù não hậu covid gồm 3 nhóm sau:
- Tình trạng mắc Covid – 19 biểu hiện nặng, đặc biệt bệnh nhân phải nằm ICU
- Có triệu chứng hô hấp khi khởi phát mắc Covid
- Người bệnh nữ
Có thể bạn chưa biết: Bệnh sương mù não có nguy hiểm không?
Cách khắc phục chứng sương mù não hậu COVID
1. Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc
Một số người do ngủ không đủ giấc dẫn đến bộ não không được minh mẫn vào ngày hôm sau. Vậy bạn hãy cố gắng duy trì ngủ 7-8 tiếng/ngày để tinh thần thêm tỉnh táo vào ngày hôm sau.
2. Tăng cường vận động, thể thao
Tập luyện thể thao là một trong những thói quen tốt mà bạn nên duy trì, đặc biệt sau khi mắc Covid. Tuy nhiên vào giai đoạn này, không nên luyện tập cường độ cao mà chỉ nên tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ nhanh, thể dục nhịp điệu, đạp xe, chống đẩy, squat,… Điều này sẽ giúp tăng nhịp tim và thúc đẩy lưu lượng máu, điều hòa oxy đến não.
3. Thực hiện các bài tập luyện cho não
Bộ não của chúng ta cũng cần luyện tập nữa đấy! Bạn có thể tham khảo các trò chơi đố vui, chơi cờ,… để nâng cao sự nhanh nhạy của não. Trường hợp bạn cần cải thiện khả năng ghi nhớ hãy kết hợp hình ảnh mình nhìn thấy với một cái tên hoặc một từ nào đó. Sự liên tưởng này giúp bạn dễ dàng ghi nhớ tên một người mà mình không thường xuyên gặp.
4. Bổ sung các thực phẩm tốt cho não
Thêm vào đó, chế độ ăn giàu dinh dưỡng cũng sẽ giúp đẩy lùi chứng sương mù não hậu Covid tốt hơn. Bạn có thể thêm vào thực đơn thực phẩm giàu Omega -3, các vitamin nhóm B như folate, B6, thiamin, niacin, B12…, vitamin C, vitamin D, vitamin E, sắt, magie, kẽm,…
Sương mù não hậu Covid tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và công việc của mỗi người. Vì vậy, đê duy trì cơ thể khỏe mạnh, bạn nên thực hành các phương pháp trên đề xuất từ Drip Hydration nhé!
Bài viết của: Biên tập viên Drip Hydration