Bên cạnh vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng và các loại mầm bệnh khác, con người chúng ta cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lây lan các bệnh truyền nhiễm. Cùng tìm hiểu nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm do tiếp xúc đám đông qua bài viết sau đây.
1. Vì sao đám đông có nguy cơ mang nhiều mầm bệnh?
Có rất nhiều mầm bệnh trong đám đông bao gồm vi khuẩn, virus và các ký sinh trùng gây bệnh. Vì vậy, nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm do tiếp xúc đám đông là rất lớn.
Trong môi trường kín chẳng hạn như văn phòng hoặc trường học giảng đường hoặc trong đám đông ít di chuyển hoặc không di chuyển sẽ khiến bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh hơn. Mỗi người trong đám đông có thể là một người lành mang mầm bệnh hoặc người đang giai đoạn ủ bệnh. Việc tiếp xúc ở một khoảng cách gần trong một không gian kín hoặc trong một đám đông sẽ làm tăng nguy cơ lây lan các tác nhân gây bệnh.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng hành vi di chuyển không liên tục hoặc không di chuyển có nguy cơ lây nhiễm cao hơn so với mức độ di chuyển cao hơn và liên tục hơn. Thời gian tiếp xúc với nguồn lây bệnh càng dài thì tỷ lệ lây lan và nhiễm bệnh càng cao.
2. Những ai có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm do thường xuyên phải tiếp xúc đám đông?
Có rất nhiều mầm bệnh trong đám đông có thể lây bệnh và bùng phát thành dịch bệnh. Nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm do tiếp xúc đám đông thường xảy ra ở những đối tượng sau đây:
- Người thường xuyên tham gia các sự kiện đông người như tham gia các buổi ca nhạc, lễ hội hoặc thường xuyên vui chơi trong các quán bar, vũ trường.
- Những người làm chung với nhiều người trong phòng kín.
- Những người làm trong các cơ sở giáo dục như giáo viên giảng dạy trong phòng học hoặc giảng đường kín nhưng có đông học sinh và sinh viên.
3. Cách nào phòng ngừa chủ động bệnh truyền nhiễm do tiếp xúc đám đông?
Có rất nhiều mầm bệnh trong đám đông, vì vậy để chủ động phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm do tiếp xúc đám đông, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
3.1. Hạn chế tiếp xúc
Nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm trong đám đông chủ yếu do việc tiếp xúc giữa người lành với người bệnh hoặc người lành mang mầm bệnh. Việc tiếp xúc gần sẽ làm gia tăng nguy cơ lây lan virus, vi khuẩn khi nói chuyện hoặc khi ho hắt hơi. Vì vậy, việc hạn chế tiếp xúc và giữ khoảng cách trong đám đông là điều cần thiết để hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh trong đám đông và giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm do tiếp xúc đám đông.
Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với đám đông là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Khẩu trang sẽ làm hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây bệnh vào đường hô hấp của bạn. Và việc đeo khẩu trang cũng hạn chế sự phát tán của vi khuẩn, virus ra bên ngoài nếu bạn là người đang mang mầm bệnh.
Vệ sinh cơ thể và tay chân sạch sẽ sau khi tiếp xúc đám đông là điều cần thiết để làm giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.
3.2. Tăng cường miễn dịch
Một trong những yếu tố khiến nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm của bạn tăng lên là do hệ miễn dịch và đề kháng kém khiến các tác nhân có hại dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm do tiếp xúc đám đông bạn cần tăng cường hệ miễn dịch và đề kháng cơ thể bằng những cách sau:
- Chế độ dinh dưỡng đủ chất
Chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết có vai trò quan trọng đối với quá trình tăng cường miễn dịch và đề kháng của cơ thể bạn. Vì vậy, bạn cần tăng cường bổ sung thực phẩm như rau xanh, trái cây và các loại thức ăn lành mạnh. Hạn chế thức ăn nhanh, chế biến sẵn, thức ăn chứa nhiều đường.
Tăng cường bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch đề kháng cơ thể như vitamin C, vitamin E, vitamin B6, kẽm và magie.
- Tăng cường tập luyện thể lực
Hoạt động thể chất thường xuyên giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và cải thiện hệ miễn dịch và đề kháng của cơ thể. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên làm việc và tiếp xúc với đám đông, hãy cố gắng tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao miễn dịch và đề kháng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.
- Ngủ đủ giấc
Hệ miễn dịch của bạn sẽ được cải thiện nếu bạn có một giấc ngủ ngon và chất lượng. Bên cạnh đó, ngủ đủ giấc cũng giúp cơ thể có nhiều tinh thần và năng lượng để làm việc học tập hơn. Vì vậy, hãy cố gắng ngủ sớm và duy trì ít nhất từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày.
- Giảm căng thẳng
Khi bạn thường xuyên làm việc trong đám đông hoặc làm những công việc nhiều áp lực, cơ thể bạn sẽ thường xuyên căng thẳng mệt mỏi. Điều này có thể làm suy yếu hệ miễn dịch khiến các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập hơn. Vì vậy, hãy cố gắng thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng để nâng cao miễn dịch của cơ thể, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.
Như vậy, nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm khi tiếp xúc đám đông là rất lớn. Nếu bạn là người thường xuyên tiếp xúc và làm việc trong đám đông, việc tăng cường đề kháng miễn dịch và bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh là điều cần thiết để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm.
Tài liệu tham khảo: Houstonmethodist.org
Bài viết của: Trần Thị Thuý Hiếu