Sợ bệnh viện là hội chứng ám chỉ nỗi sợ bệnh viện của người bệnh. Bệnh lý này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và cần được điều trị đúng cách nhằm giúp người bệnh có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh và bình thường. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc hội chứng sợ bệnh viện là gì và cách nào khắc phục ra sao?
1. Hội chứng sợ bệnh viện là gì?
1.1. Giải thích hội chứng sợ bệnh viện là gì?
Hội chứng sợ bệnh viện còn được gọi là Nosocomephobia. Đây là một loại ám ảnh đặc biệt liên quan đến nỗi sợ hãi quá mức và không hợp lý về bệnh viện cũng như các cơ sở y tế. Người mắc hội chứng này có thể trải qua sự lo âu cực độ, hoảng loạn và tránh né các tình huống liên quan đến bệnh viện.
Những người mắc chứng sợ bệnh viện có mối bận tâm mãnh liệt với những hậu quả khó chịu hoặc đau đớn khi đến bệnh viện như khi chuẩn bị cho một thủ thuật xâm lấn hoặc cuộc phẫu thuật lớn. Sợ phải vào bệnh viện không phải là một chẩn đoán chính thức về sức khỏe tâm thần.
1.2. Triệu chứng của hội chứng sợ bệnh viện
Hội chứng sợ bệnh viện hay sợ phải vào bệnh viện có thể gây ra các triệu chứng như:
- Khó thở, thở nhanh hoặc tăng thông khí
- Chóng mặt
- Khô miệng
- Đổ mồ hôi quá nhiều
- Căng cơ
- Buồn nôn và ói mửa
- Ác mộng
- Các cơn hoảng loạn
- Nhịp tim đập nhanh
- Run rẩy
- Cảm giác thôi thúc muốn chạy trốn
Tương tự như chứng sợ độ cao, sợ bay thì chứng sợ bệnh viện phổ biến hơn rất nhiều. Nỗi sợ này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi cũng như giới tính.
2. Vì sao xuất hiện hội chứng sợ bệnh viện?
Các chuyên gia sức khỏe tâm thần không hoàn toàn chắc chắn nguyên nhân gây ra chứng sợ bệnh viện. Tuy nhiên, một số yếu tố sau có thể ảnh hưởng đến hội chứng này:
- Di truyền: Một số người có tiền sử gia đình về lo lắng và sợ hãi cụ thể.
- Trải nghiệm đau thương liên quan đến bệnh viện: Bạn có thể mắc chứng sợ bệnh viện sau khi trải qua một sự kiện đau thương trong bệnh viện, chẳng hạn như bị bệnh nặng hoặc bị thương nặng khi còn nhỏ hoặc chứng kiến người thân qua đời trong bệnh viện.
- Những nỗi sợ hãi khác: Chứng sợ bệnh viện có thể phát triển khi bạn lo sợ về những thứ khác liên quan đến bệnh viện. Ví dụ như cảm giác tiêu cực về ảnh khỏa thân, vi trùng, máu và kim tiêm.
- Phương tiện truyền thông miêu tả bệnh viện: Phim ảnh và tin tức thường liên kết bệnh viện với sự nguy hiểm, thảm họa, sai sót y tế và các tình huống đáng sợ khác.
- Các vấn đề về giác quan: Chứng sợ bệnh viện có thể phát triển ở những người có khứu giác đặc biệt mạnh, khiến họ quá nhạy cảm với mùi thuốc sát trùng, chất nôn mửa hoặc chất thải của con người.
Theo một nghiên cứu năm 2019 về tần suất các triệu chứng trầm cảm và lo âu ở bệnh nhân phẫu thuật nhập viện, các nguyên nhân có thể khác bao gồm:
- Môi trường bệnh viện xa lạ
- Không đủ sự riêng tư
- Tài chính
- Nằm viện kéo dài
- Bệnh căng thẳng
3. Ảnh hưởng của hội chứng sợ bệnh viện tới người bệnh?
Hội chứng sợ bệnh viện có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần, gây ra các triệu chứng sợ hãi tột độ. Bệnh có thể ngăn cản người bệnh nhận được sự chăm sóc y tế cần thiết và thăm những người thân yêu bị bệnh, dẫn đến những ảnh hưởng lâu dài về mặt cảm xúc.
Giống như các nỗi ám ảnh khác, những người mắc chứng sợ phải vào bệnh viện có thể nhận thức rằng nỗi sợ của mình là vô lý nhưng không thể kiểm soát được cảm giác đó.
Một số ảnh hưởng của hội chứng này như:
- Người mắc chứng bệnh này có thể tránh đến bệnh viện ngay cả khi họ cần điều trị y tế khẩn cấp, dẫn đến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Chỉ cần nghĩ đến việc đến bệnh viện có thể khiến họ cảm thấy lo lắng và căng thẳng tột độ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống.
- Khi đối mặt với khả năng phải đến bệnh viện, người bệnh có thể trải qua các cơn hoảng loạn với triệu chứng như tim đập nhanh, đổ mồ hôi, run rẩy, và khó thở.
- Nỗi sợ bệnh viện có thể khiến họ tránh thăm người thân hoặc bạn bè đang nằm viện, gây cảm giác tội lỗi và làm tổn hại đến các mối quan hệ cá nhân.
- Việc tránh thăm người thân bệnh hoặc không nhận được chăm sóc y tế cần thiết có thể dẫn đến cảm giác hối hận và tự trách lâu dài, ảnh hưởng đến tâm lý và cảm xúc.
- Sự lo âu liên tục về khả năng phải đến bệnh viện có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống, làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày và ảnh hưởng đến công việc và học tập.
4. Cách nào khắc phục hội chứng sợ bệnh viện?
Dưới đây là một số cách khắc phục chứng sợ bệnh viện:
- Trị liệu hành vi nhận thức (CBT): CBT là liệu pháp tâm lý có cấu trúc giúp bạn hiểu và kiểm soát suy nghĩ và cảm xúc của mình. Một nhà trị liệu sẽ trò chuyện với bạn để tìm lý do tại sao bạn suy nghĩ, cảm nhận và hành xử theo cách bạn làm. Theo thời gian, CBT có thể giúp bạn loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực liên quan đến bệnh viện.
- Liệu pháp tiếp xúc: Còn được gọi là liệu pháp giải mẫn cảm, liệu pháp tiếp xúc giúp bạn dần dần đối mặt với nỗi sợ hãi trong môi trường được kiểm soát. Điều trị bắt đầu với những thứ ít đáng sợ hơn, chẳng hạn như xem ảnh bệnh viện và tiến tới việc đến gần và cuối cùng vào bệnh viện. Với mức độ tiếp xúc ngày càng tăng, bạn có thể học cách quản lý chứng sợ bệnh viện.
- Liệu pháp thôi miên: Liệu pháp thôi miên đưa người bệnh vào trạng thái tập trung giống như bị thôi miên. Trong trạng thái này, bạn cởi mở hơn với những gợi ý và thay đổi. Nhà thôi miên có thể giúp bạn giảm bớt nỗi sợ hãi liên quan đến bệnh viện.
- Thuốc: Nhiều loại thuốc chống lo âu hoặc thuốc chống trầm cảm có thể giúp giảm các triệu chứng lo âu hoặc trầm cảm. Mặc dù không phải là thuốc chữa bệnh sợ bệnh viện, nhưng những loại thuốc này có thể giúp bạn đối phó khi cần phải đến bệnh viện, chẳng hạn như thăm người thân hoặc thực hiện một thủ tục y tế quan trọng.
- Thay đổi lối sống: Người bệnh cần áp dụng một số thay đổi trong lối sống để cải thiện hội chứng này như: hạn chế uống rượu và sử dụng chất kích thích, giảm căng thẳng trong các hoạt động hàng ngày, bỏ hút thuốc, dành thời gian với những người thân yêu, thực hành các kỹ thuật đơn giản để thư giãn như thiền, tập thở và thư giãn cơ bắp.
Ngoài ra, khi bắt buộc phải đi thăm khám, bạn nên lựa chọn các phòng khám cao cấp để hạn chế nỗi sợ mang tên bệnh viện như Drip Hydration Việt Nam. Phòng khám này là một phần của mạng lưới các phòng khám 5 sao từ Mỹ, có mặt tại hơn 80 thành phố lớn. Drip Hydration Việt Nam hoạt động dưới mô hình của Meditel – một phòng khám chăm sóc sức khỏe (Medical) kết hợp với trải nghiệm của một khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp (Hotel). Đây là một mô hình duy nhất và đầu tiên trên thế giới đã nhận được giải thưởng Medtop Clinic Award vào năm 2023.
Nguồn: medicalnewstoday.com – my.clevelandclinic.org
Bài viết của: Nguyễn Thị Thu Uyên