Khi phải đối diện với khối lượng công việc lớn, tình trạng căng thẳng sẽ là vấn đề mà mọi người thường gặp. Căng thẳng kéo dài có thể gây ra stress, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa hay các bất lợi khác về sức khỏe. Vậy làm thế nào để giảm căng thẳng kéo dài, giúp cơ thể không bị thấy mệt mỏi?
1. Vì sao chúng ta cần giảm căng thẳng kéo dài?
Khi phải trải qua những áp lực từ cuộc sống cho tới công việc, mọi người thường dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, mất ngủ, hay thậm chí là tăng cân ngoài ý muốn. Căng thẳng kéo dài có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể của bạn.
Nguy cơ cao nhất chính là gây nên bệnh cao huyết áp. Ngoài ra, một số rủi ro có thể dẫn đến những vấn đề khác: Ví dụ, tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như đau tim hoặc đột quỵ.
Không chỉ như vậy, nếu không giảm căng thẳng kéo dài, bạn có thể phải đối mặt với việc hormone cortisol được tiết ra quá nhiều khi căng thẳng mãn tính. Hormone này là nguyên nhân khiến bạn thèm ăn đồ ngọt và chất béo. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, tình trạng stress kéo dài là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây ra béo phì trên toàn cầu, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
Tác động của căng thẳng mãn tính không chỉ dừng lại ở sức khỏe thể chất. Nếu không thể giảm căng thẳng kéo dài, tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cảm xúc và tinh thần của bạn, khiến bạn dễ bị căng thẳng, lo lắng và trầm cảm hơn.
Gần đây, Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã công nhận mối liên hệ giữa lo lắng và trầm cảm, cũng như việc cách ly do Covid-19 cũng đã làm gia tăng đáng kể số người cần điều trị tâm lý.
2. Cách làm giảm căng thẳng kéo dài hiệu quả
Căng thẳng kéo dài hoàn toàn có thể gây ra các ảnh hưởng không chỉ về tâm lý mà sức khỏe toàn thân cũng chịu các tác động tiêu cực. Dưới đây là một số cách giảm thẳng mà bạn có thể tham khảo và áp dụng mỗi ngày.
2.1 Chăm chỉ tập thể dục
Một trong các cách giảm căng thẳng kéo dài đó là tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục không thể làm cho căng thẳng biến mất hoàn toàn trong một thời gian ngắn, nhưng có thể giúp giảm bớt một số cảm xúc căng thẳng, giải tỏa suy nghĩ và giúp bạn đối mặt với vấn đề một cách bình tĩnh hơn.
Theo nhiều nghiên cứu, tập thể dục là cách giúp chuyển hóa các căng thẳng mãn tính thành căng thẳng tức thì, và bạn có thể cảm thấy cảm giác căng thẳng giảm bớt phần nào sau khi thực hiện xong các bài tập
2.2 Tăng kết nối xã hội với mọi người
Cách giảm căng thẳng hiệu quả đó là tăng kết nối xã hội với mọi người, điều này có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái. Nếu bạn là một người ưa thích chia sẻ, đừng ngần ngại nói cho những người bạn thân của mình về các căng thẳng hay gặp trong thời gian gần đây, điều này có thể giúp cho tinh thần thoải mái hơn.
2.3 Hãy dành thời gian cho bản thân vào cuối tuần
Khi đối mặt với khối lượng công việc lớn, đa phần mọi người đều muốn bản thân làm việc càng nhiều thời gian càng tốt. Dù vậy, việc này có thể gây ra tình trạng căng thẳng mệt mỏi kéo dài. Để làm giảm căng thẳng kéo dài, bạn nên dành một ít thời gian cho các sở thích cá nhân.
2.4 Tránh xa các thói quen không lành mạnh
Các thói quen không lành mạnh có thể khiến bạn bị căng thẳng kéo dài là sử dụng rượu bia, chất kích thích, caffeine quá mức. Trong đó, các chất kích thích như rượu bia, đặc biệt gây căng thẳng thần kinh nghiêm trọng hơn.
2.5 Ưu tiên cho giấc ngủ
Theo nhiều chuyên gia sức khỏe, việc bị căng thẳng kéo dài có thể khiến cho bạn ngủ ít, và tình trạng ngủ ít có thể làm cho vấn đề căng thẳng nặng nề hơn. Ngủ ít không chỉ khiến cho bạn làm việc thiếu tập trung, giảm mức năng lượng mà còn làm phát triển một số triệu chứng của trầm cảm. Do đó, để giảm căng thẳng kéo dài thì việc ngủ đủ giấc trong ngày là một điều nên thực hiện.
Trong khi ngủ, não của bạn xử lý các hoạt động trong ngày và giảm thiểu các yếu tố gây căng thẳng thông qua các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ, bao gồm cả giai đoạn chuyển động mắt nhanh. Một lịch trình ngủ lý tưởng bao gồm buổi trưa ngủ 30 phút – 45 phút và buổi tối ngủ đủ 8 tiếng.
Căng thẳng kéo dài là một tình trạng ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của mọi người. Do đó, để đối phó với tình trạng này, bạn có thể tham khảo các biện pháp giảm căng thẳng kéo dài mà bài viết trên đây đề cập.
Bài viết của: Trần Thanh Liêm