Cuộc sống hiện đại bận rộn khiến người trẻ phải chịu nhiều áp lực từ học tập, công việc và cuộc sống, dẫn đến chứng khó ngủ ở thanh niên đang gia tăng nhanh chóng. Bệnh khó ngủ ở thanh niên nếu không được khắc phục sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cùng tìm hiểu một số cách chữa bệnh khó ngủ ở thanh niên thông qua bài viết dưới đây.
1. Cách nào chữa bệnh mất ngủ ở thanh niên?
Một số cách chữa bệnh khó ngủ ở thanh niên, bao gồm:
1.1. Điều chỉnh lịch trình đi ngủ
Một cách dễ dàng để điều trị chứng mất ngủ ở người trẻ là thiết lập một lịch trình thời gian ngủ và thức dậy đều đặn. Để làm được điều này, bạn cần đặt ra thời gian đi ngủ và thức dậy cụ thể, đồng thời tuân thủ lịch trình này hàng ngày, kể cả cuối tuần.
Việc xây dựng lịch trình ngủ và thức sẽ giúp cơ thể thiết lập một “đồng hồ sinh học” ổn định, dần dần sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ vào thời điểm quen thuộc và thức dậy đúng giờ mà không cần đến đồng hồ báo thức.
1.2. Xây dựng thói quen lành mạnh
Những thói quen trước khi đi ngủ như sử dụng thiết bị điện tử cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và làm tăng nguy cơ khó đi vào giấc ngủ. Vì vậy, người trẻ nên tránh xem TV, sử dụng máy tính hoặc sử dụng điện thoại ít nhất một giờ trước khi đi ngủ. Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn giấc ngủ và mất ngủ.
Thay vào đó, bạn nên tham gia các hoạt động thư giãn có thể giúp bạn ngủ ngon hơn như đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng, thiền hoặc tập yoga.
1.3. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Điều chỉnh chế độ ăn uống là cách cần thiết và hiệu quả để điều trị chứng khó ngủ ở thanh niên. Trước khi đi ngủ ít nhất 4-6 tiếng, bạn nên tránh ăn những đồ ăn nhiều gia vị hoặc dùng các chất kích thích như cà phê, trà. Những thực phẩm này có thể gây khó chịu cho hệ tiêu hóa và khiến bạn khó ngủ.
Thay vào đó, hãy chọn những thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ như trà thảo mộc, sữa ấm, chuối và kiwi. Ngoài ra, một số hợp chất tự nhiên trong quả nam việt quất và quả việt quất có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn bằng cách cải thiện lưu lượng máu đến não, nhờ đó làm giảm chứng mất ngủ và đau đầu.
1.4. Duy trì hoạt động thể chất
Tập thể dục hàng ngày là cách chữa bệnh khó ngủ ở thanh niên hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên tránh tập thể dục hoặc thực hiện các hoạt động gắng sức ít nhất ba giờ trước khi đi ngủ. Đi bộ nhẹ nhàng hoặc 20 phút thiền sau bữa tối có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.
1.5. Hạn chế những giấc ngủ ngắn vào ban ngày
Một mẹo giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm là hãy hạn chế những giấc ngủ ngắn ban ngày ở mức vừa đủ. Nếu bạn thường xuyên khó ngủ vào ban đêm và cũng thích ngủ trưa vào ban ngày, hãy giới hạn thời gian ngủ trưa không quá 20-30 phút và tránh ngủ trưa sau 3 giờ chiều. Thời gian ngủ trưa quá dài hoặc quá gần giờ đi ngủ có thể khiến bạn khó ngủ vào ban đêm.
1.6. Tránh nằm trên giường khi chưa ngủ
Giường chỉ nên dùng để ngủ, không nên dùng để làm việc, ăn uống, xem TV hay lướt web. Hãy rèn luyện trí não của bạn để hiểu rằng nằm trên giường có nghĩa là bạn thực sự cần ngủ. Đây là cách chữa bệnh khó ngủ ở thanh niên mà bạn nên thử.
1.7. Xây dựng môi trường ngủ lý tưởng
Nếu thường xuyên bị mất ngủ, bạn cần xem xét nguyên nhân có phải là môi trường ngủ không phù hợp và không gian ngủ không thoải mái hay không. Bạn cần đảm bảo rằng phòng ngủ của bạn tối, mát mẻ và yên tĩnh.
1.8. Thư giãn tinh thần
Mất ngủ và khó ngủ có thể xảy ra nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng hoặc chịu áp lực quá mức. Dành một khoảng thời gian cố định mỗi ngày để suy nghĩ về các yếu tố gây căng thẳng, sau đó tìm cách giải quyết hoặc loại bỏ chúng trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
1.9. Trị liệu nhận thức – hành vi
Trị liệu nhận thức – hành vi là phương pháp điều trị tâm lý giúp thay đổi thái độ và hành vi của bạn đối với giấc ngủ. Nếu chứng mất ngủ kéo dài và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, bạn nên tìm đến sự trợ giúp chuyên môn từ bác sĩ tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần.
2. Khi nào mất ngủ ở thanh niên là nguy hiểm và cần đi khám ở bệnh viện?
Chứng khó ngủ ở thanh niên nếu kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh. Vì vậy, bạn cần tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời khi xuất hiện những triệu chứng sau:
- Khó khăn để đi vào giấc ngủ.
- Thường xuyên thức dậy trong đêm và không ngủ tiếp được.
- Dậy quá sớm.
- Luôn cảm thấy mệt mỏi sau một giấc ngủ đêm.
- Buồn ngủ và mệt mỏi vào cả ban ngày.
- Dễ lo âu, kích thích và trầm cảm.
- Giảm tập trung, khó chú tâm vào nhiệm vụ.
- Suy giảm trí nhớ.
- Dễ mắc lỗi hoặc gây tai nạn.
- Giảm năng suất học tập và làm việc.
- Lo lắng nhiều về giấc ngủ.
3. Các điểm cần lưu ý
Chứng khó ngủ ở thanh niên do rất nhiều nguyên nhân gây ra, việc nắm rõ những nguyên nhân này sẽ giúp chúng ta chữa bệnh mất ngủ ở thanh niên hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Một số nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ ở thanh niên cần lưu ý, bao gồm:
3.1. Áp lực trong công việc và học tập
Cuộc sống hiện đại khiến người trẻ hiện nay phải chịu nhiều áp lực từ quá trình học tập, làm việc và các mối quan hệ xã hội. Hậu quả là khiến người trẻ dễ bị lo âu và căng thẳng. Tình trạng này khi kéo dài sẽ tác động tiêu cực đến não bộ và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
3.2. Lạm dụng thiết bị công nghệ
Dành nhiều thời gian sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, máy tính bảng và tivi vào ban ngày và trước khi đi ngủ là thói quen của nhiều thanh niên hiện nay. Ánh sáng xanh và sóng từ phát ra từ các thiết bị công nghệ này có thể gây hại cho não bộ, kích thích hệ thần kinh và làm nhức mỏi mắt dẫn đến bệnh khó ngủ ở thanh niên.
3.3. Sử dụng chất kích thích
Các chất kích thích như caffeine, chất cồn và nicotin có trong nước trà, cà phê, thuốc lá và bia rượu được bạn sử dụng với mục đích gia tăng sự tỉnh tảo có thể phản tác dụng gây ra chứng mất ngủ ở thanh niên. Nguyên nhân là do những chất này sẽ khiến bộ não kéo dài sự tỉnh táo, làm cơ thể khó hoặc không cảm nhận được cơn buồn ngủ. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến bệnh khó ngủ ở thanh niên và nhiều biểu hiện khác của chứng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ.
3.4. Chế độ ăn uống không hợp lý
Người trẻ hiện nay thường có thói quen ăn uống không lành mạnh với chế độ ăn uống không điều độ, tiêu thụ nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc ăn quá no vào ban đêm. Những thói quen này đã gây áp lực lên hệ tiêu hóa dẫn đến chứng khó ngủ ở thanh niên.
3.5. Không gian ngủ chưa phù hợp
Phòng ngủ lộn xộn và chật hẹp có thể không cung cấp đủ lượng oxy cần thiết và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Bệnh khó ngủ ở thanh niên cũng có thể xảy ra do phòng ngủ quá sáng, quá ồn ào, nhiệt độ trong phòng quá nóng hoặc quá lạnh.
3.6. Mắc các bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ
Một số bệnh lý có thể gây ra chứng khó ngủ ở thanh niên, bao gồm:
- Bệnh lý thần kinh như thiếu máu não, rối loạn lo âu, đau đầu, rối loạn vận động và bệnh thần kinh cơ.
- Bệnh lý tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản.
- Bệnh lý tiết niệu như tiểu đêm và u tuyến tiền liệt.
- Bệnh lý hô hấp như viêm xoang, viêm phế quản và hen phế quản.
- Bệnh lý nội tiết như tiểu đường, cường giáp và suy giáp.
- Bệnh lý xương khớp như viêm khớp dạng thấp, gout và thoái hóa cột sống.
Bài viết đã giúp chúng ta biết được những cách chữa bệnh khó ngủ ở thanh niên như điều chỉnh lịch trình ngủ, xây dựng môi trường ngủ lý tưởng. Chứng khó ngủ ở thanh niên nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh. Vì vậy, khi tình trạng khó ngủ làm giảm chất lượng cuộc sống thì người bệnh cần tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tài liệu tham khảo: Bepharco.com
Bài viết của: Chu Yến Nhi