Viêm loét dạ dày nặng là một tình trạng bệnh lý gây ra nhiều đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Cơn đau do viêm loét dạ dày có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, gây khó khăn trong việc ăn uống, sinh hoạt cũng như công việc. Hiểu rõ nguyên nhân và các phương pháp giảm đau viêm loét dạ dày là rất quan trọng để kiểm soát bệnh và cải thiện sức khỏe.
1. Các dấu hiệu viêm loét dạ dày nặng?
Cơn đau do loét dạ dày tá tràng gây ra bởi sự kích ứng niêm mạc dạ dày và tá tràng, đôi khi là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) hoặc sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen hoặc aspirin) hay steroid. Vết loét có thể xuất hiện ở niêm mạc dạ dày, ruột (thường là phần đầu tiên của ruột non, gọi là tá tràng) và cả những bộ phận khác của cơ thể. Viêm loét dạ dày nặng thường có các triệu chứng rõ rệt như:
- Đau bụng dữ dội: Cơn đau thường xuất hiện ở vùng thượng vị (trên rốn), có thể lan ra sau lưng hoặc ngực. Đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, thường xuất hiện sau khi ăn hoặc khi bụng đói.
- Ợ nóng, ợ chua: Do axit dạ dày trào ngược lên thực quản gây cảm giác nóng rát ở ngực.
- Buồn nôn, nôn: Cảm giác buồn nôn và nôn có thể xảy ra thường xuyên, đặc biệt là sau khi ăn.
- Chán ăn, sụt cân: Do đau và khó chịu khi ăn, người bệnh có thể mất cảm giác ngon miệng và sụt cân không chủ ý.
- Phân đen hoặc nôn ra máu: Đây là dấu hiệu của biến chứng chảy máu dạ dày, cần được cấp cứu ngay lập tức.
2. Vì sao viêm loét dạ dày nặng lại gây đau nhiều?
Hầu hết các cơn đau bụng thông thường đều vô hại. Chúng có thể do ăn quá no, đầy hơi hoặc khó tiêu. Nếu cơn đau chỉ là tạm thời và biến mất sau khi xì hơi, đi ngoài hoặc sử dụng các sản phẩm không kê đơn (thuốc nhuận tràng và thuốc kháng acid) hay các biện pháp tại nhà, thì không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu cơn đau bụng dữ dội, không biến mất hoặc liên tục tái phát, hãy nói chuyện với bác sĩ.
Bởi cơn đau do viêm loét dạ dày nặng thường là do:
- Tổn thương niêm mạc dạ dày: Các vết loét trên niêm mạc dạ dày làm lộ ra các đầu dây thần kinh, gây đau khi tiếp xúc với axit dạ dày.
- Tăng tiết axit dạ dày: Axit dạ dày dư thừa kích thích các vết loét và gây đau.
- Co thắt dạ dày: Các cơn co thắt dạ dày cũng có thể gây đau, đặc biệt là khi bụng đói.
Do đó nếu cơn đau do tình trạng viêm loét dạ dày gây nên bạn nên trao đổi với bác sĩ để sớm có cách điều trị tốt nhất.
3. Cách giảm đau viêm loét dạ dày nặng
Các biện pháp khắc phục tại nhà và thuốc không kê đơn có thể giúp làm dịu cơn đau và các triệu chứng khác liên quan đến loét dạ dày tá tràng, tuy nhiên, chúng có thể không hiệu quả với tất cả mọi người, đặc biệt là với những trường hợp nghiêm trọng. Nếu các phương pháp tự nhiên không giúp cải thiện tình trạng của bạn, hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ vì có thể bạn đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng hơn.
3.1. 6 cách giảm cơn đau viêm loét dạ dày tự nhiên
Các liệu pháp tại nhà giúp làm dịu cơn đau do loét dạ dày tá tràng:
- Probiotics (men vi sinh): Mặc dù không tiêu diệt được vi khuẩn gây loét, probiotics giúp hỗ trợ điều trị bằng cách cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột. Bạn có thể tìm thấy probiotics trong sữa chua, thực phẩm lên men và cả dạng viên uống bổ sung. Các chế phẩm bổ sung probiotics đặc biệt hiệu quả trong việc giảm đau do loét dạ dày nhờ có hàm lượng vi sinh vật có lợi cao hơn.
- Trái cây giàu flavonoid: Flavonoid là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách tăng cường chất nhầy, từ đó ức chế sự phát triển của vi khuẩn H.pylori – nguyên nhân phổ biến gây loét dạ dày. Các loại trái cây giàu flavonoid bao gồm anh đào, táo, việt quất, chuối tiêu…
- Mật ong: Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, giúp chữa lành vết thương và vết loét nhanh hơn.
- Nghệ: Với đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa, nghệ có thể giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của loét dạ dày tá tràng.
- Hoa cúc: Trà hoa cúc có thể giúp giảm co thắt ruột, giảm viêm và đau, đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành.
- Tỏi: Tỏi có khả năng chống nhiễm trùng và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn H. pylori, giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa loét dạ dày tá tràng.
3.2. Cách giảm đau nhanh viêm loét dạ dày bằng thuốc
Mặc dù thuốc không kê đơn có thể điều trị chứng khó chịu ở dạ dày, nhưng nhìn chung chúng không hiệu quả trong điều trị loét. Và việc dùng thuốc giảm đau không kê đơn có thể làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Đó là lý do bạn nên đến gặp bác sĩ, người có thể kết hợp nhiều loại thuốc và liệu pháp để giảm đau, chữa nhiễm trùng và ngăn ngừa tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Các loại thuốc thường bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh như Amoxicillin, clarithromycin, metronidazole và tinidazole có thể được kê đơn trong 2 tuần cùng với các loại thuốc khác để tiêu diệt vi khuẩn H. pylori.
- Thuốc kháng acid: Những loại thuốc này trung hòa axit dạ dày và giảm đau nhanh chóng nhưng nhìn chung không được sử dụng để chữa lành vết loét.
- Thuốc chặn sản xuất axit và thúc đẩy quá trình chữa lành: Thuốc ức chế bơm proton (PPI) ngăn chặn việc sản xuất axit dạ dày. PPI có sẵn theo đơn và không kê đơn (liều thấp hơn). Các PPI phổ biến bao gồm Omeprazole, rabeprazole, esomeprazole và pantoprazole. Sử dụng PPI lâu dài, đặc biệt là ở liều cao, có thể gây ra các rủi ro, chẳng hạn như tăng nguy cơ gãy xương hông, cổ tay và cột sống.
- Thuốc giảm sản xuất axit: Đây là những thuốc chẹn acid được gọi là thuốc chẹn histamin (H-2). Thuốc chẹn H-2 làm giảm axit dạ dày, giảm đau và thúc đẩy quá trình chữa lành. Chúng có sẵn theo đơn hoặc không kê đơn. Các thuốc chẹn H-2 phổ biến là ranitidine, famotidine, cimetidin, v.v.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột non: Các loại thuốc kê đơn, chẳng hạn như Sucralfate, bao phủ niêm mạc dạ dày và ruột non, bảo vệ niêm mạc, giảm đau và hỗ trợ vết loét lành lại.
3.3. Giảm đau viêm loét dạ dày bằng cách điều chỉnh lối sống
Bên cạnh đó bác sĩ cũng có thể đưa ra một số lời khuyên về thay đổi lối sống, bao gồm:
Nên | Không nên |
|
|
Viêm loét dạ dày nặng gây ra nhiều đau đớn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, với việc áp dụng các phương pháp giảm đau phù hợp và thay đổi lối sống, người bệnh có thể kiểm soát được bệnh và giảm thiểu các triệu chứng khó chịu.
Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp hỗ trợ giảm đau và cải thiện sức khỏe dạ dày hiệu quả, hãy tham khảo liệu pháp Truyền Dịch Giải Tỏa Cơn Đau Dạ Dày của Drip Hydration. Liệu pháp này giúp bảo vệ dạ dày, giảm các triệu chứng đau bụng, nôn ói, ợ hơi, ợ chua và hỗ trợ điều trị các vấn đề về dạ dày một cách hiệu quả và an toàn cho nhiều đối tượng khác nhau.
Nguồn: medicinenet.com – healthline.com – www.mayoclinic.org – taimuihongsg.com
Bài viết của: Hồ Thị Giáng My