Mùa đông sắp tới, đồng nghĩa với việc ngày ngắn lại và đêm kéo dài hơn. Do đó, không khó hiểu khi nhiều người gặp phải rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD), một dạng trầm cảm tạm thời thường xuất hiện trong mùa lạnh. Dưới đây là 6 cách cải thiện triệu chứng rối loạn cảm xúc theo mùa mà bạn có thể áp dụng.
1. Khái niệm rối loạn cảm xúc theo mùa là gì?
Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) là dạng trầm cảm xảy ra chủ yếu vào mùa thu và mùa đông, khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời giảm đáng kể. Tình trạng này thường là tạm thời và có thể cải thiện khi mùa xuân đến và ngày dài hơn.
Các triệu chứng của SAD có thể khác nhau giữa các cá nhân, nhưng thường bao gồm:
- Cảm giác trầm cảm
- Tâm trạng u ám
- Mệt mỏi
- Năng lượng thấp hoặc cảm giác thờ ơ
- Thay đổi khẩu vị, đặc biệt là thèm ăn carbohydrate hơn bình thường
- Thay đổi thói quen ngủ, có thể quá nhiều hoặc quá ít
- Khó khăn trong việc tập trung
- Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi
- Tăng cân.
2. SAD vào mùa xuân và mùa hè
Mặc dù phần lớn những người mắc SAD thường gặp triệu chứng vào mùa thu và mùa đông, một số cá nhân có thể phát triển rối loạn cảm xúc theo mùa trong mùa xuân và mùa hè. Các triệu chứng của SAD vào mùa xuân và mùa hè có sự khác biệt nhẹ so với mùa lạnh và có thể bao gồm:
- Kích động
- Khó ngủ
- Thay đổi khẩu vị
- Cảm giác lo lắng
- Giảm cân.
Tương tự như SAD vào mùa thu và mùa đông, triệu chứng của SAD mùa xuân và mùa hè cũng chỉ là tạm thời và thường sẽ biến mất khi mùa thay đổi.
3. 6 cách cải thiện triệu chứng rối loạn cảm xúc theo mùa
Dù bạn gặp phải SAD vào mùa xuân hay mùa hè, nhiều người có thể thấy triệu chứng cải thiện với sự hỗ trợ của thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, có những phương pháp tự nhiên tại nhà có thể giúp giảm triệu chứng SAD mà không cần dùng thuốc. 6 cách cải thiện triệu chứng rối loạn cảm xúc theo mùa bao gồm:
Ăn thực phẩm cải thiện tâm trạng
Bổ sung thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp làm giảm triệu chứng của SAD. Tránh thực phẩm chế biến và nhiều chất béo, vì chúng có thể làm tình trạng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. Một số thực phẩm tốt cho tâm trạng bao gồm:
- Sô cô la đen
- Quả việt quất
- Trái bơ
- Quả hạch
- Trà xanh
- Chuối
- Dừa
- Cá hồi
- Giảm lượng rượu uống vào.
Mặc dù một ly rượu vang có thể giúp bạn thư giãn và cảm thấy dễ chịu hơn trong thời gian ngắn, uống nhiều rượu có thể làm tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn. Rượu là một chất gây trầm cảm tự nhiên và có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng SAD.
Tập thể dục thường xuyên là cách cải thiện triệu chứng rối loạn cảm xúc
Tập thể dục là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh, ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tim mạch và tâm trạng. Khi tập thể dục, cơ thể sản xuất endorphin, hormone giúp cải thiện tâm trạng. Tập thể dục đều đặn cũng giúp duy trì cân nặng và hỗ trợ mức năng lượng, góp phần mang lại cảm giác hạnh phúc.
Liệu pháp ánh sáng
Liệu pháp ánh sáng là phương pháp điều trị thay thế mô phỏng ánh sáng tự nhiên để bù đắp cho những ngày ngắn hơn. Các thiết bị thường là các “hộp” nhỏ đặt trong nhà. Thời gian sử dụng có thể khác nhau tùy thuộc vào loại thiết bị. Hãy đọc kỹ hướng dẫn và thử nghiệm để tìm ra cài đặt phù hợp nhất cho bạn.
Ngủ đủ giấc
SAD có thể ảnh hưởng lớn đến chu kỳ giấc ngủ của bạn. Đảm bảo duy trì chu kỳ giấc ngủ bình thường để hỗ trợ tâm trạng và sự tỉnh táo. Nếu bạn ngủ quá nhiều, hãy thử đặt báo thức để không ngủ quên. Nếu ngủ quá ít, đừng nằm trên giường quá lâu; hãy đứng dậy và làm việc gì đó cho đến khi cảm thấy buồn ngủ.
Thử Myer’s Cocktail IV
Myer’s Cocktail IV là một công thức truyền tĩnh mạch được phát triển bởi Tiến sĩ John Myer, được dùng để cải thiện nhiều tình trạng bệnh, bao gồm trầm cảm và lo âu. Công thức này chứa vitamin B và C cùng với magie, giúp cải thiện tâm trạng và hiệu suất làm việc. Vitamin B12, vitamin C liều cao và magie trong công thức này có thể giúp giảm triệu chứng trầm cảm và cải thiện tâm trạng.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết thêm về cách cải thiện triệu chứng rối loạn cảm xúc và áp dụng hiệu quả trong trường hợp của mình.
Nguồn tham khảo: Driphydration.com
Bài viết của: Đinh Thị Hải Yến