Trầm cảm không chỉ là cảm giác buồn bã thông thường. Khi tiến triển đến mức độ nặng, nó có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh. Việc nhận biết các triệu chứng trầm cảm nặng là bước đầu tiên và quan trọng để có thể tìm kiếm sự giúp đỡ và điều trị kịp thời. Bài viết sau sẽ nêu cách phát hiện triệu chứng trầm cảm và phương pháp đối phó với chúng, cũng như thời điểm bạn cần sự can thiệp và điều trị chuyên nghiệp.
1. Các triệu chứng bệnh trầm cảm nặng
Trầm cảm nặng là một tình trạng sức khỏe tâm thần nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Các triệu chứng trầm cảm có thể phức tạp và rất khác nhau tùy theo từng người. Chúng có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc nhiều năm, nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng đến công việc, đời sống xã hội và cuộc sống gia đình của người bệnh.
Hãy tìm hiểu triệu chứng của người bị trầm cảm nặng qua bảng sau:
Các triệu chứng tâm lý của trầm cảm bao gồm: | Các triệu chứng thể chất của trầm cảm bao gồm: |
|
|
Các triệu chứng xã hội của trầm cảm bao gồm: | Dấu hiệu cảnh báo tự tử cần lưu ý: |
|
|
Để phát hiện trầm cảm nặng, bạn có thể tự đánh giá bản thân hoặc người thân dựa trên các triệu chứng trên. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày, thì việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia sức khỏe tâm thần là rất cần thiết.
2. Làm gì khi có các triệu chứng trầm cảm nặng?
Khi nhận thấy bản thân có các triệu chứng trầm cảm nặng, bạn có thể thực hiện một số bước hỗ trợ bản thân theo gợi ý sau. :
- Tạo một mạng lưới hỗ trợ gồm những người quan tâm: Chia sẻ cảm xúc và những khó khăn đang gặp phải với người thân, bạn bè hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần.
- Thay đổi lối sống: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và tránh xa các chất kích thích như rượu bia.
- Tham gia các hoạt động xã hội: Gặp gỡ bạn bè, tham gia các câu lạc bộ hoặc hoạt động cộng đồng để giảm cảm giác cô đơn và tăng cường kết nối xã hội.
- Thực hành các kỹ thuật thư giãn: Học cách thư giãn và giảm căng thẳng thông qua các hoạt động như yoga, thiền định hoặc nghe nhạc.
- Tuân thủ phác đồ điều trị: Nếu được chẩn đoán trầm cảm nặng, hãy tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, bao gồm việc sử dụng thuốc và liệu pháp tâm lý.
Mặc dù bạn có thể cảm thấy rằng không có hy vọng, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về các lựa chọn điều trị. Ngay cả các triệu chứng trầm cảm nặng cũng có thể được điều trị.
3. Khi nào cần can thiệp và điều trị trầm cảm?
Nếu các triệu chứng trầm cảm nặng không cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp tự chăm sóc hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày, thì lúc này việc can thiệp và điều trị chuyên nghiệp là cần thiết. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia sức khỏe tâm lý để được chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Trầm cảm nặng là một bệnh lý nghiêm trọng, nhưng có thể điều trị được. Với sự hỗ trợ và điều trị kịp thời, người bệnh có thể vượt qua khó khăn và lấy lại niềm vui trong cuộc sống.
Nguồn: www.verywellmind.com – www.mayoclinic.org – www.webmd.com – www.nhs.uk
Bài viết của: Hồ Thị Giáng My