Trào ngược dạ dày là khi axit dạ dày và các thành phần khác trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng như cảm giác nóng rát ở ngực, ợ hơi, ợ chua và đau rát họng. Vậy bệnh lý trào ngược dạ dày hậu quả là gì và những cách cải thiện trào ngược dạ dày?
1. Viêm thực quản
Ở những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày, axit dạ dày có thể kích thích và tổn thương niêm mạc thực quản, khiến thực quản bị viêm và sưng lên. Tình trạng viêm này được gọi là viêm thực quản, có thể dẫn đến đau khi nuốt, đau họng, khàn giọng, ợ chua và ợ nóng. Viêm thực quản là một trong những hậu quả của trào ngược dạ dày thường gặp.
Tình trạng viêm thực quản mãn tính nếu không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ loét thực quản, co thắt thực quản và ung thư thực quản.
Để hạn chế viêm thực quản bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Sử dụng thuốc ức chế axit hoặc thuốc trung hòa axit.
- Tránh ăn uống quá nhiều trước khi đi ngủ.
- Nâng cao đầu giường khi ngủ.
- Tránh tiêu thụ các thức ăn gây kích ứng như đồ cay, chua, mặn và cà phê.
- Tránh hút thuốc lá và tiêu thụ rượu bia quá mức.
2. Barrett thực quản
Khoảng 5% đến 10% bệnh nhân bị trào ngược dạ dày sẽ phát triển thành bệnh lý Barrett thực quản. Nguyên nhân là do khi tiếp xúc kéo dài với axit dạ dày sẽ gây biến đổi niêm mạc thực quản thành niêm mạc giống niêm mạc ruột.
Ngoài ra, khoảng 1% bệnh nhân bị Barrett thực quản sẽ phát triển thành ung thư thực quản.
Một số phương pháp giúp hạn chế tình trạng Barrett thực quản, bao gồm:
- Điều trị trào ngược dạ dày để ngăn ngừa sự tiếp xúc của axit với niêm mạc thực quản.
- Theo dõi định kỳ qua nội soi để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
3. Loét thực quản
Một trong những hậu quả của trào ngược dạ dày là loét thực quản. Axit dạ dày có thể gây tổn thương sâu hơn vào niêm mạc thực quản, dẫn đến hình thành các vết loét trên niêm mạc.
Loét thực quản có thể gây ra các triệu chứng như cảm giác nóng rát ở vùng ngực, chứng khó tiêu, đau khi nuốt, buồn nôn và ợ nóng.
Nếu không được điều trị, trào ngược dạ dày hậu quả loét dạ dày có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn như thủng thực quản hoặc loét chảy máu.
Để phòng ngừa loét thực quản, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:
- Sử dụng thuốc chữa loét như thuốc ức chế axit và thuốc trung hòa axit.
- Tránh ăn các thức ăn có tính acid và gây kích ứng.
- Thay đổi chế độ ăn uống cân bằng và lối sống lành mạnh.
4. Hẹp thực quản
Theo thời gian, tổn thương niêm mạc do axit dạ dày gây ra có thể gây xơ hóa và hình thành sẹo tại thực quản. Khi mô sẹo này tích tụ sẽ làm hẹp lòng thực quản.
Tùy thuộc vào vị trí của chỗ hẹp mà người bệnh có thể gặp các triệu chứng như khó nuốt hoặc hơi thở bị hạn chế.
Thức ăn đặc có thể mắc kẹt trong thực quản làm tăng nguy cơ bị nghẹn. Chỗ hẹp cũng có thể khiến thức ăn và chất lỏng khó di chuyển từ thực quản đến dạ dày hơn. Người bệnh có thể bị suy dinh dưỡng và mất nước do không nuốt được thức ăn.
Một số biện pháp giúp hạn chế tình trạng hẹp thực quản, bao gồm:
- Điều trị trào ngược dạ dày để ngăn ngừa viêm và loét.
- Nếu đã bị hẹp thực quản, có thể cần phẫu thuật hoặc can thiệp nội soi để mở rộng thực quản.
5. Ung thư thực quản
Một hậu quả trào ngược dạ dày hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm là ung thư biểu mô tuyến thực quản, một loại ung thư thực quản.
Ung thư thực quản thường ảnh hưởng đến phần dưới của thực quản, gây ra các triệu chứng như khó nuốt, giảm cân, đau ngực, ho, khó tiêu và ợ nóng.
Trong giai đoạn đầu, ung thư thực quản thường không gây ra triệu chứng rõ ràng. Mọi người thường chỉ nhận thấy các triệu chứng khi ung thư đã đến giai đoạn tiến triển hơn.
Bên cạnh trào ngược dạ dày, một số yếu tố khác có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản như giới tính nam, trên 55 tuổi, hút thuốc lá, uống rượu thường xuyên và béo phì.
Một số biện pháp giúp ngăn chặn tình trạng ung thư thực quản, bao gồm:
- Điều trị và theo dõi bệnh lý Barrett thực quản kỹ lưỡng.
- Nội soi định kỳ để phát hiện và xử lý sớm các tổn thương tiền ung thư.
6. Viêm họng và thanh quản
Axit dạ dày có thể trào ngược lên thực quản vào đường hô hấp gây ra tình trạng viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản, viêm phổi, ho kéo dài dẫn đến hen mãn tính và các bệnh lý đường hô hấp khác.
Những hậu quả trào ngược dạ dày này có thể khiến người bệnh bị ho và khò khè kéo dài mà không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với các phương pháp điều trị thông thường. Một số người bệnh có thể bị khàn tiếng do dây thanh quản bị dày lên.
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số hậu quả của trào ngược dạ dày khác như mòn răng, viêm tai và viêm tuyến giáp.
Một số cách giúp cải thiện những tình trạng này, bao gồm:
- Điều trị trào ngược dạ dày.
- Sử dụng thuốc điều trị viêm phổi và hen suyễn nếu cần thiết.
- Theo dõi sức khỏe hô hấp kỹ lưỡng.
Trên đây là những chia sẻ về trào ngược dạ dày hậu quả là gì và cách cải thiện những hậu quả của bệnh trào ngược dạ dày.Để khắc phục những hậu quả của bệnh trào ngược dạ dày bạn có thể sử dụng các thuốc kháng axit và trung hòa axit theo chỉ định của bác sĩ, thay đổi chế độ ăn uống và đặc biệt là kết hợp với liệu pháp truyền dịch giải tỏa cơn đau dạ dày để giảm các triệu chứng do tăng axit và bảo vệ dạ dày.
Nguồn: webmd.com – healthline.com
Bài viết của: Chu Yến Nhi