Trầm cảm có nguy hiểm không là câu hỏi không khó trả lời. Đặc biệt với những trường hợp trầm cảm ở mức độ nặng, nếu người bệnh không được quan tâm có thể khiến họ tìm đến cách tự tử để tự giải thoát bản thân. Vậy thực hiện thế nào để cải thiện và phòng bệnh hiệu quả?
Mức độ nguy hiểm của bệnh trầm cảm
Trầm cảm là cụm từ không quá xa lạ trong những năm gần đầy. Bệnh lý này ngày càng tăng và không phân biệt tuổi tác, giới tính… Nguyên gây bệnh khá đa dạng và tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường sống tiêu cực, bạo lực thể chất hoặc tâm lý, chấn thương tinh thần… Để nhận định bệnh trầm cảm đáng sợ đến mức độ nào thì cần hiểu rằng, trầm cảm không phải chỉ xuất hiện trạng thái buồn bã mà chúng còn liên quan đến cảm xúc như sự tuyệt vọng, u uất, tâm trạng trống rỗng… người bệnh không có hứng thú với cuộc sống.
Trầm cảm có nguy hiểm không, không khó để trả lời. Bởi vì có khá nhiều các thông tin về căn bệnh này. Và chính các chuyên gia trong điều trị bệnh tâm thần và trầm cảm cũng khẳng định rằng trầm cảm gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, tác động đến mọi mặt trong cuộc sống của người bệnh. Đồng thời làm đảo lộn cuộc sống, công việc trong tương lai của họ.
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới cứ mỗi 40 giây trên thế giới sẽ có một người chết vì trầm cảm. Con số này cũng cho thấy một thực trạng về bệnh lý trầm cảm và những ảnh hưởng không hề nhỏ tới sức khỏe tinh thần của cộng đồng.
Trong một thống kê tại Việt Nam cho thấy có hơn 30.000 người mỗi năm tự tử bởi vì kẻ sát thủ thầm lặng có tên là trầm cảm. Tỷ lệ tử vong này cao hơn gấp 4 lần so với tử vong do tai nạn giao thông. Những trường hợp này đều không phát hiện được mình bị trầm cảm, thậm chí cả những người bệnh có tình trạng rối loạn trầm cảm khá cao.
Người bệnh trầm cảm bị đảo lộn mọi thói quen cũng như lối sống hàng ngày khiến cho hành vi cũng như tư duy của họ trong cuộc sống và công việc bị ảnh hưởng. Họ luôn rơi vào trạng thái lo lắng tột độ, căng thẳng, tiêu cực, rất dễ nóng giận, bốc đồng và khó kiểm soát cảm xúc và hành vi. Vì vậy, trầm cảm dai dẳng không chỉ tác động đến sức khỏe tinh thần mà còn tác động đến nhiều khía cạnh khác như mối quan hệ xã hội, hình thể, các vấn đề về thể chất, …
Phân tích hậu quả của trầm cảm
Trầm cảm gây ra hậu quả gì? Nhiều người cho rằng trầm cảm chỉ ảnh hưởng đến mặt tinh thần khiến người bệnh có những cảm xúc tiêu cực, tâm trạng không vui và những vấn đề này không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế thì trầm cảm làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời của người bệnh và thậm chí có thể giết chết chính bản thân người bệnh nếu không được điều trị.

Những hậu quả mà trầm cảm có thể gây ra cho người bệnh bao gồm:
Những hậu quả và hệ luỵ về tinh thần
Người bệnh trầm cảm sẽ rất khó nhận định tình trạng bệnh đang diễn ra trong cơ thể. Bởi vì các triệu chứng của bệnh không rõ ràng, đôi khi làm cho họ bị lầm tưởng. Chẳng hạn như người trầm cảm cười, thì trước mặt những người khác họ luôn tỏ vẻ vui tươi, cười nói, nhưng thực ra khi ở một mình họ cảm thấy đau lòng và vô cùng tuyệt vọng.
Ở người bệnh gặp tình trạng sụt giảm năng lượng trong tâm trí khiến cho họ khó tập trung làm việc hoặc làm gì cũng mắc lỗi hoặc bị sai. Điều đó làm cho họ càng đau khổ hơn nữa.
Khi tinh thần người bệnh giảm sút, u uất sẽ khiến cho người bệnh không ngừng tự trách bản thân, luôn cảm thấy có lỗi và lòng tự trọng giảm sút nghiêm trọng. Dần dần người bệnh không nhìn nhận được giá trị của bản thân và tự cho rằng sự tồn tại của bản thân là dư thừa và có suy nghĩ tự giải thoát cho chính mình.
Những hậu quả và hệ luỵ về thể chất
Khi cơ thể người bệnh rơi vào trạng thái buồn bã thì người bệnh cũng không có đủ năng lượng để làm việc hay bất kỳ công việc nào khác. Không những thế trầm cảm còn là yếu tố nguy cơ gia tăng các bệnh lý liên quan đến tim mạch và huyết áp.
- Gia tăng các vấn đề về tim mạch. Khi tình trạng lo lắng, stress kéo dài sẽ khiến cơ thể sản sinh nhiều cortisol và epinephrine. Hai hợp chất này làm cho động mạch yếu dần và hình thành các mảng bám trên thành mạch, làm cho quá trình tuần hoàn máu tới tim bị cản trở.
- Rối loạn giấc ngủ, trong giấc ngủ thường gặp ác mộng, hoặc thèm ngủ ở mức độ quá mức… Giấc ngủ có vai trò khá quan trọng để cơ thể phục hồi sau một ngày lao động mệt nhọc. Khi chất lượng giấc ngủ kém thì sức khoẻ giảm sút và tình trạng trầm cảm càng trở nên nghiêm trọng
- Gia tăng các nguy cơ về hệ tiêu hoá. Khi người bệnh stress thì sẽ tiết nhiều hormone làm tổn thương hệ tiêu hoá và tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng, hoặc trào ngược dạ dày. Ngoài ra còn tăng nguy cơ tình trạng đau nhức đầu, đau nhức xương, hoặc tăng nguy cơ bệnh ung thư.

Cách khắc phục hậu quả và phòng bệnh trầm cảm
Bệnh trầm cảm có thể gây ra nhiều nguy hiểm mà người bệnh không thể lường trước được. Vì vậy, để khắc phục hậu quả cũng như dự phòng bệnh hiệu quả cần xây dựng một lối sống lành mạnh kết hợp với luyện tập thể chất.
- Duy trì thói quen lành mạnh, chẳng hạn như ăn uống nhằm cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, thực hiện ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày đồng thời kết hợp luyện tập hàng ngày giúp phát triển thể chất và cải thiện tinh thần.
- Dành nhiều thời gian cho bản thân, thực hiện thư giãn giúp xoa dịu tâm trí hàng ngày. Để hạn chế được những cảm xúc này có thể áp dụng đọc sách, xông hơi với tinh dầu, nghe nhạc, viết nhật ký hoặc nói chuyện với bạn bè…
- Học cách kiểm soát cảm xúc, tinh thần và luôn giữ trạng thái bình tĩnh trước mọi tình huống. Tránh tình trạng để cảm xúc rơi vào trạng thái rối nhiễu khiến cơ thể phải đối phó với căng thẳng. Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng các bài thiền định để giúp quá trình rèn luyện sức khỏe tâm trí hiệu quả.
- Cởi mở và chia sẻ để bản thân có nhiều cơ hội thay đổi. Thêm vào đó, hãy trung thực với cảm xúc của bản thân và tìm cách yêu thương, giúp đỡ chính mình vượt qua được những vấn đề tiêu cực có thể gặp trong cuộc sống.
- Luôn luôn nhìn nhận mọi vấn đề trong cuộc sống theo chiều hướng tích cực. Khi đó bản thân sẽ không ngừng cố gắng, không ngừng bao dung… và kết quả cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.
- Để tránh hệ lụy nguy hiểm từ bệnh trầm cảm thì nên áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý với các loại thực phẩm đa dạng, cùng các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, minh mẫn trong giải quyết sự việc. Nên hạn chế hoặc không sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống có chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê, trà… Những thực phẩm này có thể khiến cho tâm trạng dễ bị thay đổi, và đôi khi đưa cơ thể vào trạng thái mệt mỏi.
- Luôn thực hiện kết nối bản thân với mọi người, luôn yêu thương, tôn trọng chính bản thân mình. Đồng thời không ngừng rèn luyện học tập để nâng cao giá trị bản thân.
Những thông tin trên đã mang đến câu trả lời khá rõ cho câu hỏi, trầm cảm có nguy hiểm không. Có thể thấy bệnh không chỉ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng về tinh thần và còn làm ảnh hưởng đến thể chất, thậm chí ở một số người bệnh còn tìm đến tự tự để tự giải thoát mình. Vì vậy, người bệnh cần được quan tâm, cải thiện và điều trị kịp thời, tránh được các hệ lụy nguy hiểm có thể xảy.
Nguồn: everydayhealth.com – healthline.com – wellbeings.org
Bài viết của: Biên tập viên Drip Hydration