Việc giảm cân có thể gặp khó khăn nếu bạn bị suy giáp, nhưng với các phương pháp đúng đắn, bạn vẫn có thể đạt được mục tiêu của mình. Hãy đọc tiếp để hiểu rõ hơn về lý do tại sao khó giảm cân với bệnh suy giáp và một số mẹo giúp giảm cân khi mắc bệnh này.
1. Tại sao khó giảm cân với bệnh suy giáp?
Suy giáp nặng có thể làm chậm hoạt động trao đổi chất, dẫn đến tăng cân và khó khăn trong việc giảm cân.
Người bị suy giáp có thể tăng từ 5 đến 10 pound do ảnh hưởng trực tiếp của bệnh. Sự tăng cân này chủ yếu là do cơ thể giữ nước và muối, và bạn có thể mong đợi giảm số cân này khi thay đổi lối sống và điều trị bệnh suy giáp.
Sở dĩ khó khó giảm cân với bệnh suy giáp là vì:
Không ăn đúng loại thực phẩm
Mặc dù không có chế độ ăn uống cụ thể nào dành riêng cho người mắc bệnh suy giáp, Viện Tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận Quốc gia (NIDDK) nhận thấy rằng một số thực phẩm có thể ảnh hưởng đến bệnh này:
- Một số thực phẩm có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị.
- Thực phẩm giàu iốt, selen và kẽm có thể hỗ trợ chức năng tuyến giáp.
- Một số thực phẩm có thể làm suy giảm thêm chức năng tuyến giáp.
Do đó, bạn nên tránh một số thực phẩm và cân nhắc đưa vào chế độ ăn uống những thực phẩm khác. Tuyến giáp cần đủ lượng iốt để hoạt động bình thường, vì vậy, việc cung cấp quá nhiều hoặc quá ít iốt có thể gây suy giáp. Nếu bạn bị viêm tuyến giáp Hashimoto hoặc các rối loạn tự miễn khác, việc tiêu thụ thực phẩm hoặc chất bổ sung chứa lượng lớn iốt có thể gây phản ứng tiêu cực. Những người bị viêm tuyến giáp Hashimoto cũng có nguy cơ cao mắc bệnh celiac, do đó nên tránh gluten và thực phẩm chế biến sẵn.
Nếu bạn bị suy giáp không do viêm tuyến giáp Hashimoto, bạn nên tránh:
- Thực phẩm có nhiều chất béo
- Thực phẩm chứa carbohydrate đơn giản như đường
- Thực phẩm đã qua chế biến.
Ngược lại, bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống của mình:
- Chất xơ
- Trái cây
- Chất béo lành mạnh như dầu ô liu
- Protein nạc hoặc các lựa chọn thay thế
- Rau
- Các loại ngũ cốc
- Không ghi nhật ký ăn uống.
Viết nhật ký thực phẩm có thể giúp bạn theo dõi các loại thực phẩm, chất dinh dưỡng và calo tiêu thụ mỗi ngày. Nhật ký cũng giúp bạn nhận biết thời điểm đói để lên kế hoạch bữa ăn dễ dàng hơn và phân biệt giữa ăn vì đói hay buồn chán. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi bắt đầu, nhất là nếu bạn có tiền sử rối loạn ăn uống.
Không hoạt động thể chất đủ
Tăng cường tập thể dục kết hợp với thay đổi thói quen ăn uống có thể giúp giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Người bị suy giáp có thể cải thiện chức năng tuyến giáp nếu giảm cân qua tập thể dục. Mục tiêu là dành ít nhất 150 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi tuần và tập luyện sức đề kháng hai lần một tuần. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nhà trị liệu trước khi bắt đầu kế hoạch tập thể dục.
Không giảm căng thẳng
Căng thẳng cao có thể góp phần làm tăng cân và béo phì. Để quản lý căng thẳng, bạn có thể thực hiện:
- Tránh các yếu tố gây căng thẳng
- Thực hiện các bài tập thở
- Tập yoga
- Tập thể dục thường xuyên
- Viết nhật ký
- Tham gia trị liệu
- Thực hành chánh niệm và thiền định
- Không điều trị nguyên nhân gây suy giáp
Điều trị suy giáp thường liên quan đến việc bác sĩ kê đơn liệu pháp thay thế hormone để bổ sung lượng hormone bị thiếu hụt và điều trị nguyên nhân gây bệnh. Theo NIDDK, các yếu tố gây ra suy giáp có thể bao gồm:
- Một số loại thuốc
- Nguyên nhân bẩm sinh
- Viêm tuyến giáp Hashimoto
- Tiếp xúc với bức xạ gần tuyến giáp
- Phẫu thuật tuyến giáp
- Không kiểm tra mức độ hormone
Bạn nên xét nghiệm máu 6-8 tuần một lần sau khi bắt đầu dùng thuốc và sau mỗi lần thay đổi thuốc. Điều này giúp bạn và bác sĩ theo dõi hiệu quả của thuốc. Khi nồng độ hormone ổn định hơn, xét nghiệm máu 6-12 tháng một lần là đủ.
2. Một số lời khuyên để giảm cân với bệnh suy giáp
Mặc dù sự mất cân bằng nội tiết tố, một số loại thuốc và các tình trạng tiềm ẩn có thể gây khó khăn, việc giảm cân khi bị suy giáp vẫn khả thi. Dưới đây là những mẹo hữu ích giúp bạn đạt được mục tiêu.
Uống nước
Uống đủ nước hàng ngày là cách đơn giản nhưng hiệu quả để cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm ảnh hưởng của bệnh suy giáp. Hydrat hóa đúng cách hỗ trợ chức năng trao đổi chất, giảm cảm giác đói giữa các bữa ăn và giúp giảm tình trạng giữ nước và đầy hơi bằng cách cải thiện quá trình tiêu hóa và đào thải.
Ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên
Thay vì ăn ba bữa lớn mỗi ngày, bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ với các loại carbs phức tạp, chất béo lành mạnh và protein nạc. Cách ăn này giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định suốt cả ngày.
Nạp đủ chất dinh dưỡng quan trọng
Bị suy giáp có thể làm bạn dễ bị thiếu hụt một số chất dinh dưỡng cần thiết:
- Iốt: Thiếu iốt là nguyên nhân hàng đầu gây suy giáp. Kiểm tra mức iốt và bổ sung nếu cần thiết.
- Sắt: Thiếu sắt thường gặp ở phụ nữ bị suy giáp và có thể làm giảm thêm chức năng tuyến giáp. Bổ sung sắt nếu cần.
- Magie: Thiếu magiê có thể gây ra hoặc làm nặng thêm các triệu chứng suy giáp. Bổ sung magiê có thể giúp cải thiện các triệu chứng này.
- Selen: Thiếu hụt selen có thể gặp ở người bị viêm tuyến giáp Hashimoto. Bạn có thể bổ sung selen từ thực phẩm như trứng, các loại đậu và cá. Tuy nhiên, chỉ bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Vitamin B12: Thiếu vitamin B12 thường gặp ở người bị suy giáp và có thể điều trị bằng cách bổ sung.
- Vitamin D: Thiếu vitamin D có thể làm triệu chứng suy giáp tồi tệ hơn. Vì vitamin D ít có trong thực phẩm, bạn có thể cần bổ sung.
- Kẽm: Thiếu kẽm có thể cải thiện bằng cách bổ sung kẽm, đôi khi kết hợp với selen hoặc vitamin A.
Uống nội tiết tố
Dùng thuốc tuyến giáp như levothyroxin giúp khôi phục mức độ hormone tuyến giáp và trao đổi chất. Liều lượng phù hợp có thể khác nhau, nhưng sau khi xác định được liều lượng đúng, bạn có thể ngừng tăng cân và giảm cân dễ dàng hơn.
Nói chuyện với bác sĩ của bạn
Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe tâm thần để có phương pháp giảm cân toàn diện. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm cân như Wegovy để hỗ trợ. Wegovy là dạng tiêm semaglutide, thúc đẩy cảm giác no và giúp bạn ăn ít hơn, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Với sự kết hợp của chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục, dùng thuốc và sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể giảm cân với bệnh suy giáp an toàn và hiệu.
Nguồn: Driphydration.com
Bài viết của: Đinh Thị Hải Yến