Kẽm là một loại khoáng chất tự nhiên mà cơ thể cần một lượng nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng đối với sức khỏe cũng như quá trình trao đổi chất. Hầu hết kẽm được hấp thu vào cơ thể qua chế độ ăn uống hàng ngày. Vậy chúng ta cần ăn gì để bổ sung kẽm tăng sức đề kháng cho cơ thể?
Vai trò của kẽm đối với hệ miễn dịch cơ thể
Kẽm có nhiều chức năng quan trọng, là thành phần thiết yếu của nhiều loại protein. Tuy kẽm chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ thể nhưng là thành phần không thể thiếu. Bổ sung kẽm tăng sức đề kháng bởi nó có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch:
- Giúp phát triển hệ thống miễn dịch và giữ cho nó hoạt động bình thường
- Bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật
- Giúp vết thương mau lành
- Kích thích sự phát triển của tế bào lympho T và B, từ đó tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, tăng cường sức đề kháng và chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Ở trẻ em, thiếu kẽm dẫn đến hoạt hóa đại thực bào và suy giảm khả năng thực bào. Vì vậy, khi cơ thể bị thiếu kẽm sẽ làm suy giảm chức năng của hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Cơ thể thiếu chất kẽm có biểu hiện như thế nào?
Nếu bạn gặp phải những dấu hiệu sau, cơ thể đang cảnh báo bạn đang thiếu kẽm và cần bổ sung gấp:
- Trẻ chậm phát triển thể chất, lười ăn.
- Giảm khả năng sinh sản ở nam giới và tăng các biến chứng thai sản ở phụ nữ có thai.
- Người cao tuổi nếu thiếu kẽm sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa và tăng hoạt động của các gốc tự do, dễ bị bệnh loãng xương, teo cơ…
- Ăn không ngon, vị giác giảm sút.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu…
Có thể bạn chưa biết: 6 loại thực phẩm giúp tăng đề kháng tốt cho cơ thể
Bổ sung kẽm như thế nào là đúng?
Để bổ sung kẽm cho cơ thể có rất nhiều cách. Thông thường mọi người thường nghĩ đến các loại thuốc bổ sung kẽm hoặc đơn giản và an toàn hơn đó là bổ sung các loại thực phẩm chứa kẽm. Mỗi phương pháp đều có những lợi ích riêng nhưng bạn nên chú ý:
- Để tăng khả năng hấp thu kẽm, nên tăng cường thêm thực phẩm có nhiều vitamin C như hoa quả, rau xanh.
- Nên sử dụng các thực phẩm giàu kẽm từ động vật như thịt, tôm, cua, cá…
- Nên dùng đồng thời cả sắt và kẽm, dùng kẽm trước, sắt sau vì sắt làm cản trở sự hấp thụ kẽm.
- Tránh bổ sung dư thừa kẽm vì sẽ làm giảm khả năng miễn dịch.
Ăn gì để bổ sung kẽm tăng sức đề kháng cho cơ thể?
Đối với những người có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và nhu cầu bổ sung kẽm không cao như phụ nữ mang thai thì có thể tăng cường bổ sung kẽm từ nguồn thực phẩm. Dưới đây là một số thực phẩm bổ sung kẽm tăng sức đề kháng hiệu quả mà bạn nên đưa vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
Thịt bò
Trung bình 100g thịt bò sẽ nạp vào cơ thể 2,2mg kẽm, đáp ứng khoảng 44% nhu cầu kẽm cho cơ thể. Ngoài ra, lượng dinh dưỡng được tiêu thụ từ loại thịt này gồm 176 calo, 10g chất béo và 20g protein, vi chất sắt và vitamin B3.
Thịt heo nạc
Thịt là một nguồn cung cấp protein và kẽm tuyệt vời, đặc biệt là thịt lợn nạc. Trong 100g thịt nạc sẽ cung cấp 1,5mg kẽm.
Sữa
Thực phẩm như phomai và sữa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm cả kẽm. Kẽm có trong sữa và phomai có thể được cơ thể hấp thụ tối đa. Ngoài ra, những thực phẩm này cũng đi kèm với một số chất dinh dưỡng khác được coi là quan trọng đối với sức khỏe của xương, bao gồm canxi, protein và vitamin D.
Có thể bạn quan tâm: Top 5 loại trái cây giúp tăng đề kháng hiệu quả nhất
Động vật có vỏ
Động vật có vỏ như cua, hàu, sò, hến… là loại thực phẩm chứa nhiều kẽm mà lại ít calo. Đặc biệt là hàu, trung bình 6 con hàu sẽ cung cấp 32mg kẽm, tương đương 291% lượng kẽm yêu cầu của 1 ngày.
Củ cải
Củ cải được chia làm 2 loại, trung bình 100g củ cải trắng có chứa 11mg kẽm. Ngoài ra, thực phẩm này cũng rất giàu vitamin B.
Đậu Hà Lan
Các loại hạt nói chung được nhiều người lựa chọn để ăn hàng ngày vì rất giàu chất dinh dưỡng như chất xơ, sắt và kẽm. Đặc biệt, đậu Hà Lan là loại hạt chứa hàm lượng kẽm rất cao, 100g đậu Hà Lan sẽ có 5mg kẽm. Ngoài ra, có thể bổ sung kẽm bằng các món ăn nhẹ từ đậu Hà Lan hoặc các loại hạt khác như hạt điều, hạt bí, hạt chia.
Lòng đỏ trứng gà
Chắc hẳn nhiều người lựa chọn trứng là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Một quả trứng mỗi ngày sẽ cung cấp khoảng 3,7mg kẽm, cùng với 77 calo, 6g protein và 5g chất béo tốt. Trứng cũng là nguồn cung cấp choline dồi dào, mỗi người nên ăn 3-4 quả trứng mỗi tuần để bổ sung dưỡng chất.
Liệu pháp truyền tăng đề kháng
Một số liệu pháp truyền tăng đề kháng có thể giúp cơ thể kháng viêm, bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và làm lành vết thương nhanh hơn 150%. Thành phần bao gồm Vitamin B12, Vitamin B Complex, Vitamin C, Kẽm và Glutathione liều cao. Truyền siêu miễn dịch vừa nhanh chóng lấy lại sức khỏe vừa tiết kiệm thời gian. Không những vậy, truyền Immune giúp bạn cải thiện tình trạng mệt mỏi, giúp bạn phục hồi những tổn thương bên trong cơ thể một cách nhanh nhất.
Một số người có nguy cơ bị thiếu kẽm bao gồm trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, người già và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Cách bổ sung kẽm tăng sức đề kháng tốt nhất là qua thực phẩm với chế độ ăn uống đa dạng và khoa học. Hãy thường xuyên theo dõi Phòng khám Quốc tế Drip Hydration cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc gia đình nhé.
Bài viết của: Biên tập viên Drip Hydration