Hội chứng ống cổ tay là tình trạng bệnh lý ở vùng cổ tay phổ biến hiện nay. Bệnh gây chèn ép dây thần kinh giữa dẫn đến các triệu chứng tê bì, đau nhức, yếu cơ hoặc teo cơ. Vậy nguyên nhân hội chứng ống cổ tay là do đâu?
1. Nguyên nhân hội chứng ống cổ tay là do đâu?
Bệnh hội chứng cổ tay là do dây thần kinh giữa bị chèn ép. Ống cổ tay là một đường dẫn ở cổ tay đến bàn tay và thần kinh giữa chạy trong ống cổ tay này. Thần kinh giữa chi phối vận động và cung cấp cảm giác cho 3,5 ngón tay từ ngón cái đến ngón đeo nhẫn.
Bất cứ điều gì chèn ép hoặc kích thích dây thần kinh giữa chạy ống cổ tay đều có thể dẫn đến bệnh hội chứng cổ tay. Chấn thương vùng cổ tay chẳng hạn như gãy xương cổ tay có thể thu hẹp ống cổ tay và gây chèn ép dây thần kinh. Tình trạng viêm trong viêm khớp dạng thấp hoặc các bệnh lý khác cũng có thể gây chèn ép dây thần kinh giữa.
Nguyên nhân gây hội chứng ống cổ tay có thể không được được xác định rõ. Tuy nhiên, có thể có sự kết hợp của nhiều yếu tố nguy cơ góp phần vào sự phát triển của bệnh hội chứng cổ tay.
Một số yếu tố có liên quan đến bệnh hội chứng cổ tay. Mặc dù các yếu tố nguy cơ này có thể không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hội chứng ống cổ tay, nhưng chúng có thể làm tăng nguy cơ chèn ép hoặc tổn thương dây thần kinh giữa. Các yếu tố đó bao gồm:
- Yếu tố giải phẫu: Gãy xương hoặc trật khớp cổ tay có thể làm thay đổi không gian bên trong ống cổ tay. Viêm khớp gây ra những thay đổi ở các xương nhỏ ở cổ tay có thể ảnh hưởng đến ống cổ tay. Những thay đổi này có thể gây áp lực lên dây thần kinh giữa. Khả năng mắc hội chứng ống cổ tay hơn ở người có ống cổ tay nhỏ sẽ tăng lên do tăng nguy cơ chèn ép thần kinh giữa vì cấu trúc quá chật hẹp.
- Giới tính. Hội chứng ống cổ tay thường phổ biến hơn ở phụ nữ. Nguyên nhân có thể là do so với nam giới diện tích ống cổ tay tương đối nhỏ hơn ở phụ nữ. Hoặc có thể là do tác động của hormon lên lớp lót của gân trong ống cổ tay. Những phụ nữ mắc hội chứng ống cổ tay cũng có thể có ống cổ tay nhỏ hơn những phụ nữ không mắc tình trạng này.
- Di truyền. Nếu bạn có cha mẹ, ông bà, anh chị em ruột hoặc một người họ hàng gần khác mắc tình trạng này, bạn sẽ có nguy cơ cao hơn bất kể các hoạt động của bạn có liên quan đến chuyển động lặp đi lặp lại hay không.
- Các tình trạng gây tổn thương thần kinh. Một số bệnh mãn tính làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh chẳng hạn như bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương dây thần kinh giữa.
- Tình trạng viêm. Bệnh gút, viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý gây viêm khớp vùng cổ tay có thể ảnh hưởng đến lớp lót xung quanh gân ở cổ tay. Điều này có thể làm tăng chèn ép lên dây thần kinh giữa.
- Thuốc. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa hội chứng ống cổ tay và anastrozole (Arimidex) – một loại thuốc dùng để điều trị ung thư vú.
- Béo phì. Béo phì thừa cân là một trong các yếu tố nguy cơ gây bệnh hội chứng cổ tay.
- Thay đổi dịch cơ thể. Áp lực bên trong ống cổ tay có thể tăng lên do hiện tượng giữ nước, gây kích thích dây thần kinh giữa. Điều này thường xảy ra trong thời kỳ mang thai và mãn kinh. Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi mang thai thường tự khỏi sau khi mang thai.
- Các tình trạng bệnh lý khác. Một số tình trạng bệnh lý nhất định, chẳng hạn như rối loạn tuyến giáp, suy thận và phù bạch huyết, có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay.
- Yếu tố nơi làm việc. Làm việc với các công cụ rung hoặc trên dây chuyền lắp ráp đòi hỏi các chuyển động lặp đi lặp lại làm cong cổ tay có thể tạo áp lực lên dây thần kinh giữa. Công việc như vậy cũng có thể làm trầm trọng thêm tổn thương thần kinh hiện có. Áp lực lên dây thần kinh có thể tệ hơn nếu công việc được thực hiện trong môi trường lạnh.
Tuy nhiên, bằng chứng khoa học còn mâu thuẫn và những yếu tố nơi làm việc chưa được xác định là nguyên nhân trực tiếp gây ra hội chứng ống cổ tay.
Để đánh giá liệu việc sử dụng máy tính có gây ra bệnh hội chứng ống cổ tay, một số nghiên cứu đã được thực hiện. Một số bằng chứng cho thấy việc sử dụng chuột, nhưng không phải việc sử dụng bàn phím, có thể liên quan đến hội chứng ống cổ tay. Chưa có đủ bằng chứng chất lượng và nhất quán để hỗ trợ việc sử dụng máy tính nhiều như một yếu tố nguy cơ gây hội chứng ống cổ tay. Tuy nhiên, việc sử dụng máy tính quá thường xuyên cũng có thể thúc đẩy tình trạng đau nhức vùng cổ tay của bạn.
2. Cách phòng ngừa bệnh hội chứng cổ tay
Sau khi tìm hiểu nguyên nhân hội chứng ống cổ tay là do đâu, chúng ta cùng tìm hiểu về cách phòng ngừa bệnh hội chứng cổ tay như thế nào qua phần sau đây.
Hội chứng ống cổ tay gây nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh và gây ảnh hưởng tới khả năng lao động, làm việc và sinh hoạt của người bệnh. Thậm chí tình trạng này có thể khiến người bệnh rối loạn giấc ngủ do thường xuyên phải thức dậy nửa đêm vì đau nhức tê bì. Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh là điều cần thiết.
Không có chiến lược nào được chứng minh có thể ngăn ngừa hội chứng ống cổ tay, nhưng bạn có thể giảm bớt căng thẳng cho bàn tay và cổ tay bằng các phương pháp sau:
- Giảm lực sử dụng cổ tay và thả lỏng tay cầm. Nếu công việc của bạn thường xuyên dùng cổ tay như gõ búa, khoan, sử dụng máy rung hoặc dùng máy tính, việc giảm lực ở cổ tay sẽ giúp giảm chèn ép vùng cổ tay.
- Thường xuyên nghỉ giải lao ngắn. Nhẹ nhàng vận động gấp duỗi cổ tay xen kẽ thời gian làm việc. Và nếu có thể, bạn hãy thay đổi công việc, đặc biệt là nếu bạn thường xuyên sử dụng búa, thiết bị rung hoặc yêu cầu bạn phải dùng lực lớn. Nghỉ giải lao thậm chí chỉ vài phút mỗi giờ cũng có thể tạo ra sự khác biệt.
- Chú ý tư thế cổ tay của bạn trong quá trình làm việc. Không gấp duỗi cổ tay quá mức khi sử dụng bàn phím. Tư thế thoải mái ở giữa với cổ tay song song với sàn là tốt nhất. Giữ bàn phím ở độ cao ngang khuỷu tay hoặc thấp hơn một chút.
- Cải thiện tư thế của bạn. Tư thế sai có thể xảy ra khi bạn điều chỉnh cơ thể để xem màn hình máy tính thay vì điều chỉnh chiều cao và khoảng cách màn hình đến đúng tư thế. Tư thế sai làm vai lăn về phía trước, làm ngắn cơ cổ và vai, và chèn ép các dây thần kinh ở cổ. Điều này có thể gây đau cổ và cũng có thể làm phiền bàn tay và cánh tay.
- Thay đổi chuột máy tính của bạn. Việc sử dụng chuột máy tính không phù hợp có thể làm tăng nguy cơ chèn ép cổ tay của bạn. Vì vậy, hãy lựa chọn chuột máy tính khiến bạn cảm thấy thoải mái khi sử dụng và không làm chèn ép cổ tay của bạn quá mức.
- Giữ ấm tay. Nếu bạn thường xuyên làm việc trong môi trường lạnh, bạn có nhiều khả năng bị đau, tê bì và cứng tay. Nếu bạn không thể kiểm soát nhiệt độ tại nơi làm việc, hãy đeo găng tay không ngón để giữ ấm tay và cổ tay.
Bên cạnh việc phòng ngừa các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh hội chứng cổ tay, việc bảo vệ và cải thiện hoạt động của các tế bào thần kinh cũng có thể giúp ích cho bạn. Trong đó liệu pháp Drip IV Laser là một phương pháp bạn có thể tham khảo. Red IV Laser Therapy giúp trẻ hóa tế bào thần kinh, giúp hệ thần kinh hoạt động tốt hơn. Điều này có thể có lợi cho hoạt động của thần kinh giữa trong ống cổ tay của bạn.
Trong cơ thể chúng ta, có các “nhà máy” nhỏ gọi là ty thể nằm sâu bên trong từng tế bào. Những ty thể này giống như những động cơ giúp tế bào hoạt động. Ty thể hấp thụ ánh sáng đỏ để giúp tế bào trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Công nghệ Red IV Laser với tia laser đỏ thông qua đường tĩnh mạch để đi vào tế bào trong cơ thể giúp tế bào hoạt động hiệu quả hơn (trong đó có tế bào thần kinh), giúp máu lưu thông tốt hơn và cung cấp nhiều oxy hơn đến các mô. Ánh sáng đỏ cũng giúp giảm viêm và giảm stress, chống oxy hóa, giống như việc giảm áp lực và bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương. Điều này giúp tế bào khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe.
Qua bài viết trên giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân hội chứng ống cổ tay là do đâu và các yếu tố nguy cơ của bệnh. Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa là cách tốt nhất giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc bệnh hội chứng cổ tay.
Tài liệu tham khảo: mayoclinic.org, my.clevelandclinic.org, hopkinsmedicine.org, healthline.com
Bài viết của: Trần Thị Thuý Hiếu