Da là một trong những cơ quan có diện tích bề mặt và trọng lượng lớn nhất trong cơ thể. Da được cấu tạo bởi 3 lớp là biểu bì và hạ bì và lớp mỡ. Ba chức năng chính của da là bảo vệ, điều hòa nhiệt độ và biểu hiện cảm giác của người. Để hiểu hơn về cấu tạo bề mặt da, hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin chia sẻ trong bài dưới đây.
1.Các cấu tạo bề mặt da
Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể, cấu tạo bề mặt da gồm ba lớp: biểu bì, hạ bì, và lớp dưới da. Da hoạt động như hàng rào bảo vệ chống lại tác nhân gây bệnh, tia UV, hóa chất và chấn thương cơ học, đồng thời điều chỉnh nhiệt độ và lượng nước thải ra môi trường.
Độ dày của da thay đổi tùy theo vùng cơ thể, với da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân là dày nhất do có thêm lớp sáng. Vùng lưng cũng có da dày vì lớp biểu bì dày. Da dễ bị viêm và nhiễm trùng, do đó việc hiểu rõ cấu tạo bề mặt da sẽ giúp bạn tránh được các yếu tố bất lợi cho da, từ đó có thể chăm sóc da tốt hơn.
Lớp biểu bì
Ở mọi cấu tạo bề mặt da, bao gồm cả cấu tạo bề mặt da mặt thì lớp biểu bì sẽ là lớp ngoài cùng. Lớp biểu bì là lớp ngoài cùng khá mỏng và cứng. Phần lớn các tế bào trong lớp biểu bì là tế bào sừng, bắt nguồn từ lớp sâu nhất của biểu bì gọi là lớp đáy. Tế bào sừng mới từ từ di chuyển lên bề mặt da, và khi đến bề mặt, chúng dần dần bong ra, được thay thế bằng các tế bào mới từ dưới đẩy lên.
Lớp ngoài cùng của biểu bì, gọi là lớp sừng, ít thấm nước và khi không bị tổn thương, nó có vai trò ngăn chặn hầu hết vi khuẩn, virus và các chất lạ xâm nhập vào cơ thể. Ở những vùng khác trên cơ thể, cấu tạo bề mặt da sẽ có độ dày biểu bì khác nhau, nhưng chức năng chính là cùng với các lớp da khác, bảo vệ cơ quan nội tạng, bao bọc lớp cơ, dây thần kinh và mạch máu khỏi bị thương. Ở những khu vực cần bảo vệ nhiều hơn, như lòng bàn tay và lòng bàn chân, lớp sừng sẽ có độ dày đáng kể.
Trong lớp đáy của cấu tạo bề mặt da sẽ có các tế bào hắc tố, sản xuất sắc tố melanin, đây yếu tố chính tạo nên màu da. Chức năng chính của melanin là lọc bức xạ cực tím từ ánh sáng mặt trời, ngăn ngừa tổn thương DNA và các tác hại khác, bao gồm cả ung thư da.
Lớp hạ bì
Trong cấu tạo bề mặt da, lớp hạ bì vô cùng quan trọng bởi đây là nơi có các dây thần kinh, mạch máu và tuyến mồ hôi làm việc. Lớp hạ bì được cấu tạo chủ yếu gồm collagen và một lượng nhỏ nhưng quan trọng của elastin, giúp da có độ đàn hồi và khỏe mạnh. Lớp hạ bì chứa các đầu dây thần kinh, tuyến mồ hôi, tuyến dầu (bã nhờn), nang lông và mạch máu.
Dây thần kinh ở lớp hạ bì giúp con người có thể cảm nhận được cảm giác đau, va chạm, áp lực và nhiệt độ. Một số vùng da có nhiều đầu dây thần kinh hơn, như đầu ngón tay và ngón chân, ở những vùng này rất nhạy cảm và phản xạ nhanh hơn nếu gặp điều kiện bất lợi.
Tuyến mồ hôi sản xuất mồ hôi để phản ứng với nhiệt độ và căng thẳng. Mồ hôi chứa nước, muối và các hóa chất khác. Hiện tượng tiết mồ hôi là cơ chế làm mát của cơ thể khi nhiệt độ tăng lên. Tuyến bã nhờn ở hạ bì có nhiệm vụ tiết dầu vào nang lông. Loại dầu này giúp giữ ẩm và làm mềm da, đồng thời hoạt động như một hàng rào bảo vệ chống lại các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể.
Nang lông sản xuất các loại lông khác nhau trên cơ thể. Lông, tóc không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài mà còn có vai trò quan trọng như điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, bảo vệ khỏi chấn thương và tăng cường cảm giác. Trong cấu tạo bề mặt da, một phần thuộc nang lông cũng chứa các tế bào gốc có khả năng tái tạo lớp biểu bì bị tổn thương.
Các mạch máu trên cấu tạo bề mặt da cung cấp chất dinh dưỡng cho da và giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Khi nóng, các mạch máu giãn ra, cho phép máu lưu thông gần bề mặt da để tản nhiệt. Khi lạnh, các mạch máu co lại để thực hiện chức năng giữ nhiệt cho cơ thể.
Số lượng đầu dây thần kinh, tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn, nang lông và mạch máu khác nhau trên từng bộ phận cơ thể. Ví dụ, cấu tạo bề mặt da đầu sẽ có nhiều nang lông, trong khi lòng bàn chân thì không có.
Lớp mỡ dưới da
Trong cấu tạo bề mặt da, bên dưới lớp hạ bì là một lớp mỡ giúp cách nhiệt cơ thể khỏi nhiệt độ nóng và lạnh, tạo lớp đệm bảo vệ và đóng vai trò là nơi lưu trữ năng lượng. Các tế bào mỡ được giữ lại với nhau bởi mô xơ. Độ dày của lớp mỡ này khác nhau tùy vào từng vùng cơ thể, ở những vùng như mí mắt sẽ mỏng, đến vùng da như bụng thì lớp mỡ dưới da sẽ dày hơn.
2.Nắm rõ cấu tạo, cấu trúc bề mặt da giúp ích gì cho việc chăm sóc da?
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cấu tạo bề mặt da và cấu trúc bề mặt da. Việc không nắm rõ các cấu trúc da có thể khiến bạn có những thói quen không tốt có hại cho da, như việc không bảo vệ da khi đi ra ngoài nắng hoặc không sử dụng kem chống nắng thường xuyên.
Vệ sinh, làm sạch da cũng cực kỳ quan trọng, nếu bạn không nắm rõ các cấu tạo bề mặt da và không có thói quen vệ sinh da, chăm sóc da thường xuyên, làn da của bạn sẽ dễ dàng chịu tổn thương khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, dễ gây ra các tình trạng mụn, viêm nang lông,…
Ngày nay, khi sống trong các thành phố công nghiệp hóa, việc tiếp xúc với ô nhiễm khói bụi là một trong các yếu tố khiến da chịu nhiều tổn thương và nhanh lão hóa so với độ tuổi của bạn. Do đó, việc nắm rõ cấu tạo bề mặt da giúp mỗi người có ý thức hơn trong việc chăm sóc để có được làn da khỏe mạnh.
3.Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc bề mặt da
Da là cơ quan nặng nhất trên cơ thể, và cũng là cơ quan đầu tiên của cơ thể tiếp xúc với các yếu tố bất lợi từ môi trường bên ngoài. Do đó, một số yếu tố sau có thể ảnh hưởng đến cấu tạo bề mặt da và ảnh hưởng bất lợi đến cơ thể chúng ta.
- Các bệnh dị ứng như viêm da tiếp xúc và phát ban do dị ứng
- Rộp da.
- Vết cắn của côn trùng, bao gồm nhện, ve và muỗi.
- Ung thư da, bao gồm ung thư sắc tố da.
- Nhiễm trùng da như viêm mô tế bào.
- Phát ban da và da khô.
- Các bệnh về da như mụn trứng cá, chàm, vẩy nến và bạch biến.
- Tổn thương da như nốt ruồi, tàn nhang và mụn thịt.
- Vết thương, bỏng (bao gồm cháy nắng) và sẹo.
4.Làm sao để có làn da trẻ hóa, mạnh mẽ và ít hư tổn?
Ngày nay, với nhiều phương pháp làm đẹp ra đời, việc chăm sóc da và cải thiện cấu tạo bề mặt da cũng đã hiện đại và tiên tiến hơn. Một trong các phương pháp có ít buổi điều trị nhưng vẫn đảm bảo cho bạn có một làn da khỏe mạnh với cấu trúc bề mặt da được chăm sóc tốt đó là Trẻ hóa bề mặt Cấy Ultimax.
Đây là phương pháp chăm sóc cấu tạo bề mặt da từ sâu bên trong với thời gian thực hiện trong ít buổi, tiết kiệm thời gian của khách hàng. Đây là phương pháp phù hợp cho khách hàng từ 35-50 tuổi có ít thời gian chăm sóc da do tính chất công việc và cuộc sống. Với các ảnh hưởng từ môi trường như khói bụi, hóa chất, cấu tạo bề mặt da bị ảnh hưởng theo hướng xấu đi. Tình trạng thường gặp là da lão hóa, có nhiều nếp nhăn, lỗ chân lông to và tiết nhiều dầu, đồng thời mất đi độ đàn hồi.
Phương pháp Trẻ hóa bề mặt Cấy Ultimax là một phương pháp cải thiện sức khỏe cho làn da, chủ yếu tập trung vào việc trẻ hóa bề mặt da và dưỡng ẩm sâu. Trong đó, hai chất được sử dụng chủ yếu là Acetyl Hexapeptide-8 và Acid Hyaluronic.
- Acetyl Hexapeptide-8 mạnh mẽ tái tạo tế bào da mặt và thúc đẩy sản xuất collagen tự nhiên, giúp làn da căng khỏe và thu nhỏ lỗ chân lông.
- Acid Hyaluronic tinh khiết giúp dưỡng ẩm sâu, làm da mọng nước và ẩm mượt tự nhiên, đồng thời tương thích tuyệt đối với các tế bào da. Sản phẩm này kết hợp 3 thành phần tự nhiên trong 1.
Với liệu trình trong một buổi, khách hàng sẽ cảm thấy da căng và ngậm nước hơn, nhưng vẫn còn một chút hồng nhẹ do dấu vết của việc cấy. Sau 3 ngày, da bắt đầu căng bóng và sáng hơn. Sau 15 ngày đến 1 tháng, da sẽ sáng rõ rệt, các vết nám mờ đi, lỗ chân lông thu nhỏ, và những vết chân chim, nếp nhăn được cải thiện đáng kể. Hiệu quả cải thiện cấu tạo bề mặt da của phương pháp này kéo dài lên đến 6 tháng.
Hiểu rõ cấu tạo bề mặt da và tránh khỏi các tác hại từ môi trường xung quanh sẽ giúp bạn có được một làn da khỏe mạnh, đề kháng tốt. Bên cạnh đó, nếu bạn đang đối mặt với việc tiếp xúc nhiều chất độc hại từ môi trường ảnh hưởng, hãy tham khảo các phương pháp chăm sóc da, bảo vệ và trẻ hóa cấu tạo bề mặt da mà bài viết trên đây gợi ý.
Nguồn tham khảo: ncbi.nlm.nih.gov, msdmanuals.com, sciencedirect.com, my.clevelandclinic.org, medicalnewstoday.com
Bài viết của: Trần Thanh Liêm