Tuổi già luôn có những thay đổi về mặt sức khỏe do quá trình lão hóa tự nhiên tạo thành. Bên cạnh các thay đổi cơ bản về cân nặng, sự lão hóa của làn da hay ảnh hưởng đến trí nhớ thì giấc ngủ của người già cũng thường bị ảnh hưởng. Vậy tại sao người già ngủ ít hay chất lượng giấc ngủ kém?
1. Tại sao người già hay bị mất ngủ, ngủ ít hơn bình thường?
Một vài lý do được xác định là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng người già ngủ ít, mất ngủ.
1.1 Các nguyên nhân phổ biến liên quan đến thói quen sống không lành mạnh và bệnh tật
Để giải thích cho câu hỏi, tại sao người già lại ngủ ít, không thể không nhắc đến một số thói quen sống không lành mạnh có thể gây ra tình trạng này. Trên thực tế, việc về hưu ở tuổi già hay lối sống không lành mạnh từ lúc còn trẻ có thể gây ra một số thói quen ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bên cạnh đó, một số bệnh phổ biến thường gặp ở người già cũng gây nên tình trạng người già ngủ ít.
- Bệnh mất trí nhớ, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ
- Sử dụng rượu bia
- Thay đổi tự nhiên trong đồng hồ sinh học của cơ thể (không làm việc vào ban ngày), dẫn đến việc ngủ sớm hơn vào buổi tối
- Các bệnh lý mãn tính về tim
- Sử dụng một số loại thuốc, thảo dược, chất bổ sung hay chất kích thích
- Trầm cảm
- Gặp các vấn đề về não
- Hạn chế vận động hơn
- Các cơn đau từ các bệnh viêm khớp, đau lưng, mỏi vai gáy
- Sử dụng các chất kích thích như caffeine và nicotine.
- Vấn đề tiểu đêm.
1.2 Ảnh hưởng của lão hóa đến đồng hồ sinh học
Để trả lời cho thắc mắc, tại sao người già ngủ ít, điều này là do sự thay đổi trong hệ thống đồng hồ sinh học bên trong cơ thể. Đồng hồ sinh học của cơ thể được điều khiển bởi bộ phận của não bộ có tên gọi Suprachiasmatic Nucleus (SCN), còn gọi là nhân trên chéo.
Bộ phận này nằm trong một phần của não được gọi là vùng dưới đồi và được hình thành từ khoảng 20.000 tế bào. SCN điều chỉnh chu kỳ sinh học 24 giờ hàng ngày, được gọi là nhịp sinh học, ảnh hưởng đến sự đói, sự giải phóng hormone và cảm giác buồn ngủ hoặc tỉnh táo của con người.
Người cao tuổi thường trải qua sự thay đổi trong giấc ngủ do ảnh hưởng của sự lão hóa đối với SCN. Sự suy giảm chức năng của nhân trên chéo có thể làm ảnh hưởng nặng nề tới nhịp sinh học từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến thời điểm con người cảm thấy mệt mỏi hoặc tỉnh táo.
1.3 Người già ngủ ít do ảnh hưởng về sức khỏe tinh thần
Theo nhiều nghiên cứu về vấn đề tại sao người già ngủ ít thì sức khỏe tinh thần là yếu tố cực kỳ quan trọng. Nhiều điều kiện khác nhau có thể gây ra vấn đề về giấc ngủ ở họ, bao gồm trầm cảm, lo âu, bệnh tim, tiểu đường và các tình trạng gây đau đớn và không thoải mái như viêm khớp.
Tình trạng người già ngủ ít hiện nay đang rất đáng báo động tại nhiều nước trên thế giới, khi có tới 40% người trên 65 tuổi phải dùng đến các loại thuốc điều trị những bệnh mãn tính, điều này hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ một cách tiêu cực.
1.4 Thay đổi về thời gian lao động trong ngày
Việc thay đổi về thời gian lao động trong ngày hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến nhịp học, bên cạnh các yếu tố thần kinh. Lấy một ví dụ đơn giản, nếu như một người đã về hưu và có nhiều thời gian rảnh hơn vào ban ngày, có thể họ sẽ có giấc ngủ trưa dài hơn. Điều này dẫn tới việc buổi tối ngủ ít hơn hoặc thức dậy sớm hơn vào sáng hôm sau.
2. Tuổi tác thay đổi cơ chế ngủ của con người như thế nào?
Lão hóa tế bào thần kinh thường khiến cho cơ chế ngủ – thức của người già gặp nhiều vấn đề. Vậy, tại sao người già ngủ ít, hay bị mất ngủ và sự thay đổi của tuổi tác đến cơ chế ngủ ra sao?
2.1 Thay đổi lịch trình ngủ trong ngày
Có thể giải thích tại sao người già ngủ ít chính là do sự thay đổi trong lịch trình giấc ngủ của người cao tuổi là điều tất yếu khi họ trải qua quá trình rối loạn giấc ngủ nâng cao, một quá trình tự nhiên của cơ thể khi lão hóa.
Trong giai đoạn này, nhiều người lớn tuổi thường cảm thấy mệt mỏi vào thời điểm buổi chiều, dẫn tới việc đi ngủ sớm. Thay vào đó, họ thức dậy sớm hơn vào buổi sáng (thường từ 2 giờ – 5 giờ sáng).
2.2 Thay đổi cấu trúc của giấc ngủ
Nhiều nghiên cứu theo dõi để giải thích tại sao người già ngủ ít, các nhà khoa học cho rằng người già sẽ bị thay đổi trong cấu trúc giấc ngủ của mình. Cấu trúc giấc ngủ đề cập đến cách mà chúng ta trải qua các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ, bao gồm ngủ nhẹ và ngủ sâu. Người lớn tuổi thường dành nhiều thời gian hơn cho giai đoạn ngủ nhẹ và ít thời gian hơn cho giai đoạn ngủ sâu.
Những thay đổi này có thể làm cho họ thức dậy thường xuyên hơn vào ban đêm và có giấc ngủ không sâu, ít thời gian ngủ hơn.
2.3 Suy giảm nồng độ NAD+ dẫn đến việc khó tập trung vào giấc ngủ
Chức năng của NAD+ đối với giấc ngủ có thể được diễn đạt như là một loại “lập trình” bên trong cơ thể, điều chỉnh một loạt các quy trình được gọi là nhịp sinh học. Những nhịp độ này là biểu hiện của thời điểm chúng ta tỉnh táo và thời điểm chúng ta cảm thấy buồn ngủ. Bằng cách duy trì sự ổn định của những nhịp độ này, NAD+ hỗ trợ việc cân bằng và duy trì chu kỳ giấc ngủ – thức của chúng ta.
3. Những dấu hiệu mất ngủ ở người già? Làm gì khi gặp các dấu hiệu mất ngủ?
Người già ngủ ít thường không phải là một dấu hiệu tốt. Điều này xảy ra lâu ngày có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học hay quá trình sinh hoạt cùng với các thành viên khác trong gia đình bị thay đổi. Vậy đâu là dấu hiệu cho thấy người già ngủ ít hơn và phải làm gì khi gặp các dấu hiệu này.
3.1 Dấu hiệu mất ngủ ở người già
Theo phân loại quốc tế về rối loạn giấc ngủ (ICDS), một người được coi là bị mất ngủ nếu họ gặp ít nhất một trong những triệu chứng sau, ngay cả khi có đủ thời gian và điều kiện để ngủ:
- Khó ngủ hoặc khó chìm vào giấc ngủ sâu
- Thức dậy nhiều lần sớm hơn so với mong muốn
- Ngủ không ngon và không sâu giấc
3.2 Làm gì khi có người thân gặp các dấu hiệu mất ngủ?
Ảnh hưởng của việc người già ngủ ít không chỉ tác động đến chính sức khỏe bản thân họ mà điều này còn gây ra rối loạn các sinh hoạt trong gia đình. Nếu chỉ xét về khía cạnh sức khỏe, người già ngủ ít có nguy cơ mắc các bệnh về trí nhớ. Do đó, khi người già ngủ ít có thể thực hiện các lưu ý sau để giúp cải thiện sức khỏe.
- Tập thể dục thường xuyên giúp người lớn tuổi ngủ nhanh hơn, sâu hơn và lâu hơn từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Tránh phiền nhiễu trong phòng ngủ bằng cách di chuyển các thiết bị điện tử ra khỏi phòng.
- Tránh các chất gây cản trở giấc ngủ như rượu, thuốc lá và caffeine, cũng như ăn uống thịnh soạn vào buổi tối.
- Giữ lịch trình ngủ đều đặn và xây dựng thói quen đi ngủ bằng các hoạt động thư giãn như tắm nước ấm hoặc đọc sách trước khi đi ngủ.
Trên đây là những thông tin liên quan đến lý do tại sao người già ngủ ít và các thay đổi của quá trình lão hóa lên chất lượng giấc ngủ của con người. Việc tham khảo và chủ động thay đổi lối sống sẽ là cách giúp người già có được giấc ngủ chất lượng hơn.
Nguồn: mountsinai.org – sleepfoundation.org
Bài viết của: Trần Thanh Liêm