Tại sao bị ngưng thở khi ngủ là băn khoăn của nhiều người. Thực tế, tình trạng này có liên quan đến sự tắc nghẽn trong cấu trúc đường thở. Ngưng thở khi ngủ có thể gây ra những biến cố nguy hiểm cho người bệnh như suy tim, đột quỵ…
Tại sao bị ngưng thở khi ngủ?
Ngưng thở khi ngủ có sao không là lo lắng của rất nhiều người mắc phải căn bệnh này. Ngưng thở khi ngủ là do sự tắc nghẽn có liên quan đến sự thỏa hiệp về cấu tạo giải phẫu đường hô hấp trên khi ngủ. Khi người bệnh có giấc ngủ không ổn định thì tình trạng thông thoáng ở đường hô hấp trên diễn ra và dẫn đến việc tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ vùng mũi họng, hầu hoặc cả hai vùng. Khi độ thông thoáng của đường thở có xu hướng thay đổi sẽ gây ra tình trạng tái diễn các giai đoạn ngưng thở hoặc phục hồi.
Quá trình tắc nghẽn xuất hiện sẽ gây ra nhiều đợt ngưng thở hoặc giảm thở. Từ đó làm thiếu hàm lượng oxy trong máu đồng thời tăng CO2. Những yếu tố này đều làm gián đoạn giấc ngủ bình thường và tạo ra những trạng thái kích kích một phần hoặc toàn phần tác động lên chuyển động mắt không nhanh (NREM) và giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM).
Khi cơ quan hô hấp cố gắng hít vào để chống lại tình trạng đóng của đường hô hấp trên thì sẽ gây ra sự thay đổi áp lực trong lồng ngực và ảnh hưởng tới hoạt động của tim. Tình trạng rối loạn chức năng nội mô sẽ xảy ra đồng thời với tình trạng rối loạn dẫn truyền thần kinh. Những yếu tố này cùng tương tác có thể gây ra nguy hiểm cho người bệnh bị ngưng thở khi ngủ, có cả trường hợp tử vong.
Bệnh ngưng thở khi ngủ có nguy hiểm không?
Mặc dù, trong thời gian đầu thì ngưng thở khi ngủ là nguyên nhân hàng hầu gây ra tình trạng buồn ngủ vào ban ngày quá mức. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và thường xuyên có thể khiến cho người bệnh gặp các vấn đề về y tế. Đặc biệt khi chứng bệnh tiến triển sẽ khiến cho thể gặp các biến chứng nguy hiểm:
- Tăng huyết áp: Khi người bệnh mắc chứng ngưng thở khi ngủ thì tình trạng kiểm soát huyết áp trở nên tồi tệ. Người bệnh thường xuyên thức dậy vào buổi đêm, cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng. Khi đó hệ thống hormone hoạt động quá mức huyết áp càng tăng cao. Hơn nữa, mức oxy trong máu cũng bị giảm vì thế quá trình hô hấp ảnh hưởng và làm trầm trọng bệnh hơn.
- Bệnh tim mạch: Những người mắc chứng bệnh ngưng thở khi ngủ có nguy cơ đau tim cao hơn. Nguyên nhân là do lượng oxy trong máu thấp. Đồng thời liên quan cả đến đột quỵ, rung tâm nhĩ, Thêm vào đó, do chứng ngưng thở khi ngủ làm gián đoạn quá trình hấp thụ oxy sẽ khiến cho não mất kiểm soát lượng máu chảy trong động mạch chính não.
- Suy tim: Bệnh nhân mắc chứng ngưng thở khi chỉ có thể đồng mắc tăng huyết áp phổi hay suy tim phải. Khi đó sẽ làm cho tâm thất phải thực hiện bơm đủ máu lên phổi. Vì vậy, có thể máu sẽ tích tụ trong tĩnh mạch và bị đẩy ngược vào môi, gây sưng tấy.
- Đột quỵ” Người bệnh mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường bị giảm lưu lượng máu tới não và làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Khi đó mạch máu lên não sẽ bị tắc nghẽn, lượng máu tới não giảm và cơ thể không cung cấp đủ oxy.
- Đái tháo đường tuýp 2: Chứng ngưng thở khi ngủ thường gặp ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Đồng thời kết hợp với béo phì sẽ làm tăng rối loạn cả hai tình trạng này. Mặc dù vẫn còn ít nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa ngưng thở khi ngủ với đái tháo đường, những việc người bệnh không được nhắm mắt ngủ có thể khiến cơ thể sử dụng insulin không đúng cách khiến cho bệnh đái tháo đường tiến triển nhanh hơn.
- Hen suyễn ở người lớn, được biết có liên quan đến chứng ngưng thở khi ngủ. Nếu những bệnh nhân mắc chứng ngưng thở khi ngủ được điều trị thì có thể giảm tình trạng cơn hen có thể xảy ra.
- Trào ngược acid dạ dày: Khi bị ngưng thở khi ngủ có thể gặp tình trạng ợ nóng. Nếu trào ngược acid dược điều trị thì đồng thải cũng cải thiện được chứng ngưng thở khi ngủ
- Sương mù não là những vấn đề liên quan đến phản ứng chậm, suy nghĩ lộn xộn, hay quên… Những cảm giác này thường đi đôi với chứng ngưng thở khi ngủ.
Làm cách nào để hạn chế sự nguy hiểm của chứng ngưng thở khi ngủ?
Ngưng thở khi ngủ là một trong những rối loạn đến nhịp tim. Nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh lý nền. Tuy nhiên, để hạn chế sự nguy hiểm của chứng ngưng thở khi ngủ có thể áp dụng một số cách sau:
- Xây dựng và thực hiện chế độ ăn lành mạnh: Mục đích của hoạt động này sẽ giúp cho người bệnh duy trì cân nặng hợp lý và cải thiện chứng ngưng thở khi ngủ. Một số nghiên cứu đã chứng minh chế độ ăn Địa Trung Hải với nhiều trái cây, ngũ cốc, rau xanh sẽ giúp người bệnh ít ngưng thở hơn so với chế độ ăn khác.
- Thường xuyên luyện tập thể dục: Hoạt động thể chất không chỉ giúp kiểm soát cân nặng, duy trì sức khoẻ tốt mà còn cải thiện chất lượng giấc ngủ. Vì vậy nên luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày trong tuần để đạt hiệu quả tốt.
- Thực hành vệ sinh giấc ngủ tốt: Nên cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng thời điểm mỗi ngày, kể cả các ngày cuối tuần. Đồng thời luôn giữ cho phòng ngủ được yên tĩnh, tránh ánh sáng quá nhiều, mát mẻ, và tránh xa các thiết bị điện tử…
- Nên nâng cao đầu khi ngủ: Sử dụng gối hoặc giường có điều chỉnh để điều chỉnh sao cho đầu cao hơn phần còn lại của cơ thể. Như vậy sẽ giúp cho đường dẫn khí luôn được thông thoáng.
- Học cách nằm ngủ nghiêng: Đường thở có thở có thể bị xẹp khi nằm ngửa. Nằm sấp lại gây căng thẳng ở lưng và cổ. Vì vậy, nên học cách nằm ngửa để lưu thông đường thở tốt hơn.
- Tránh sử dụng các chất có thể làm gián đoạn giấc ngủ: Thuốc lá, rượu bia, thuốc ngủ hoặc thuốc an thần có thể làm cho triệu chứng của ngưng thở khi ngủ trở nên trầm trọng hơn.
- Sử dụng máy thở lực dương giúp giảm số lượng các biến cố hô hấp có thể xảy ra khi đang ngủ. Người bệnh sẽ giảm được các triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ. Loại máy này giúp tạo áp lực đường thở liên tục, giúp cho luồng không khí được hít vào liên tục không đổi và có lớn hơn so với không khí xung quanh.
- Sử dụng máy kích thích thần kinh sẽ giúp kích thích dây thần kinh vận động của lưỡi và lưỡi sẽ được đẩy về phía trước khi thở, không che khí quản. Đồng thời máy còn kích thích dây thần kinh cơ hoành giúp cho quá trình hô hấp diễn ra thuận lợi hơn và cải thiện được chứng ngưng thở khi ngủ.
Tại sao bị ngưng thở khi ngủ có thể giải thích do sự tắc nghẽn quá trình thông khí của cơ quan hô hấp khi ngủ. Tình trạng ngưng thở khi ngủ có thể dễ dàng cải thiện bằng cách thay đổi thói quen, vệ sinh giấc ngủ… Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như đái tháo đường, đột quỵ, suy tim… Do vậy, bạn tuyệt đối không được chủ quan nếu đang mắc phải tình trạng này.
Tài liệu tham khảo: Webmd.com, Msdmanuals.com
Bài viết của: Vũ Thị Quỳnh Chi