Mệt mỏi ngủ không sâu giấc có thể làm cho cơ thể uể oải, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc trong ngày. Ngoài ra, tình trạng này còn gắn với một số nguy cơ tiềm ẩn như các vấn đề về tâm thần kinh hoặc bệnh lý tim mạch, dạ dày… Vậy cần làm gì khi cơ thể mệt mỏi ngủ không sâu giấc?
1. Ngủ không sâu giấc gây tác hại gì cho tinh thần và thể chất?
Ngủ chập chờn không sâu giấc là tình trạng hay gặp ở những người mắc chứng rối loạn giấc ngủ, hoặc gặp giấc mơ ngắt quãng rồi tỉnh giấc. Nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi ngủ không sâu giấc có thể là do căng thẳng, stress, thay đổi nội tiết tố hoặc yếu tố tuổi tác…
Ngủ không sâu giấc có thể gây ra những ảnh hưởng tới tinh thần và thể chất:
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Khi giấc ngủ hoạt động bình thường thì hệ thần kinh trung ương cũng thực hiện và hoạt động đúng chức năng. Tuy nhiên, nếu gặp tình trạng chất lượng ngủ kém, mệt mỏi ngủ không sâu giấc có thể làm gián đoạn hoạt động xử lý thông tin của các cơ quan. Lâu dần nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ là tiền đề gây nên các vấn đề như: rối loạn lo âu, mệt mỏi, bệnh suy giảm trí nhớ như Alzheimer…
- Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Trong quá trình ngủ thì hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các chất bảo vệ và chống nhiễm trùng chẳng hạn như kháng thể hoặc cytokine. Khi cơ thể gặp tình trạng ngủ không sâu giấc sẽ làm cho hệ thống miễn dịch bị cản trở hoạt động. Vì vậy, cơ thể có thể mắc một số bệnh lý khác như đái tháo đường, bệnh lý tim mạch…
- Ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Đây là tác động hai chiều giữa giấc ngủ và hệ hô hấp. Khi gặp chứng rối loạn hô hấp vào ban đêm hay còn gọi là ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, có thể làm giấc ngủ bị gián đoạn. Còn nếu giấc ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc kéo dài sẽ khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp dẫn đến cảm lạnh hoặc cảm cúm.
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Chất lượng giấc ngủ kém có thể là một yếu tố dẫn tới thừa cân béo phì. Khi đó ảnh hưởng đến hormone ghrelin và leptin, từ đó xuất hiện ăn vặt vào ban đêm. Mệt mỏi ngủ không sâu giấc khiến cơ thể không thể thực hiện các bài luyện tập thể dục, và theo thời gian hoạt động thể chất giảm cân nặng có thể tăng nhanh. Thêm vào đó, tình trạng này còn làm cho insulin tiết ra ít hơn sau ăn và làm tăng đường máu.
- Ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Chất lượng giấc ngủ kém sẽ ảnh hưởng tới quá trình giữ cho tim và mạch máu khỏe mạnh. Các nghiên cứu phân tích liên quan đã chứng minh được những trường hợp mệt mỏi, ngủ chập chờn không sâu giấc có nguy cơ tăng cơn đau tim và đột quỵ.
- Ảnh hưởng đến hệ nội tiết. Sản xuất hormone phụ thuộc vào giấc ngủ, khi chất lượng giấc ngủ kém sẽ làm cho quá trình này giảm sút. Chẳng hạn như gián đoạn việc sản xuất hormone tăng trưởng – ảnh hưởng đến phát triển cơ bắp, sữa chữa tế bào, mô….
2. Cách khắc phục khi bị mệt mỏi ngủ không sâu giấc kéo dài
Ngủ không ngon mệt mỏi trong người đồng thời ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng của cơ thể. Vì vậy để khắc phục tình trạng mệt mỏi ngủ không sâu giấc nên thực hiện một số giải pháp dưới đây:
- Hình thành thói quen ngủ khoa học. Việc thực hiện cách tính thời gian ngủ để không bị mệt sẽ giúp tận dụng được thời gian tối ưu và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Có thể duy trì thời gian đi ngủ và thức dậy trong cùng một khung giờ cố định. Đặc biệt vào ngày nghỉ không nên phá vỡ thói quen này. Thời gian lý tưởng để bắt đầu giấc ngủ thường từ 21 đến 22 giờ tối. Nếu ngủ muộn sẽ khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ. Và nên dậy sớm vào sáng hôm sau, vận động, ăn sáng. Không nên ngủ nướng sẽ khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi.
Giấc ngủ trưa khá quan trọng với cơ thể, tuy nhiên không nên ngủ trưa quá nhiều, và cách tính thời gian ngủ để không bị mệt vào buổi trưa, chỉ nên dành khoảng 30 đến 45 phút cho giai đoạn ngủ này.
- Trước khi đi ngủ không sử dụng các loại thiết bị điện tử màn hình màu xanh. Những thiết bị này sẽ kích thích não bộ và các dây thần kinh khiến cho cơ thể tỉnh táo, khi đi vào giấc ngủ. Ánh sáng xanh có thể khiến cơ thể ngủ chập chờn không sâu giấc. Để đi vào giấc ngủ tốt nên áp dụng đọc sách trước khi ngủ khoảng 15 đến 20 phút, sẽ giúp ích cho não bộ và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Không nên sử dụng các chất kích thích như cà phê, socola… trước khi đi ngủ. Đây là những sản phẩm chứa chất kích thích, khiến cho giấc ngủ chập chờn và gián đoạn. Ngoài ra, cần chú ý bữa ăn buổi tối, không nên nạp quá nhiều thực phẩm có hàm lượng đường và protein cao. Như vậy sẽ gây ra tình trạng đầy bụng khó tiêu và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Thường xuyên luyện tập thể dục sẽ giúp tăng cường tiết hormon endorphin giúp cơ thể đi vào giấc ngủ sâu hơn. Một số bài tập như yoga, đi bộ… là cách chữa mất ngủ không sử dụng thuốc khá hiệu quả.
- Hạn chế căng thẳng hay stress. Những yếu tố này sẽ khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ chập chờn không sâu giấc.
- Uống trà thảo mộc hoặc trà an thân có tác dụng giúp tinh thần thoải mái và thư giãn, giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ.
- Nghe nhạc thiền hoặc nghe nhạc nhẹ trước khi đi ngủ. Những bài nhạc thường có âm điệu du dương giúp cho đầu óc được nghỉ ngơi và thư giãn. Từ đó giúp giải toả tâm lý, áp lực và căng thẳng của một ngày bận rộn, và đưa cơ thể đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
- Cải thiện môi trường ngủ. Một chiếc giường êm ái có thể giúp cho cơ thể thoải mái và dễ dàng đi vào giấc ngủ. Đồng thời nên giữ cho phòng ngủ có mức độ ánh sáng vừa phải, yên tĩnh, mát mẻ…
3. Khi nào mệt mỏi ngủ không sâu giấc là dấu hiệu bất thường cần đi khám?
Mệt mỏi ngủ không sâu giấc diễn ra liên tục và không được cải thiện khi đã áp dụng các phương pháp ở trên thì lúc này người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám và chẩn đoán nguyên nhân cụ thể. Tình trạng mệt mỏi ngủ không sâu giấc có thể liên quan đến một số bệnh lý như:
- Bệnh tâm thần mất ngủ là một trong những trường hợp mệt mỏi ngủ không sâu giấc khá nghiêm trọng. Khi đó cơ thể ngủ ít hoặc khó ngủ trong một thời gian dài. Cơ thể sẽ rơi vào trạng thái ảo tưởng, ảo giác hoặc có những hành vi, lời nói không được kiểm soát.
- Một số bệnh lý khác cũng có thể gây ra tình trạng ngủ không sâu như trào ngược dạ dày thực quản, đau nhức xương khớp, bệnh xoang, bệnh tim mạch…
Những bệnh lý này cần được đi khám sớm để xác định vấn đề và có phương pháp điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe người bệnh.
Mệt mỏi ngủ không sâu giấc có thể bắt nguồn từ nguyên nhân liên quan đến lối sống và thói quen hàng ngày không hợp lý. Tuy nhiên, ở một số đối tượng đây là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn chứ không đơn thuần chỉ là ngủ không ngon mệt mỏi trong người. Vì vậy, trong trường hợp áp dụng các phương pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ mà không đạt hiệu quả thì cần đến cơ sở y tế khám để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Nguồn: webmd.com – sleepfoundation.org
Bài viết của: Vũ Thị Quỳnh Chi