Da sần sùi thô ráp là tình trạng thường gặp ngày nay do sự thay đổi thời tiết và chăm sóc da không đúng cách. Nếu bạn đang thắc mắc việc skincare cho da sần sùi cần dùng những gì và nên tránh các sản phẩm nào, hãy tham khảo những thông tin bổ ích trong bài viết dưới đây.
1. Những lưu ý khi skincare cho da sần sùi
Làn da sần sùi, da mặt bị sần sùi không mịn là tình trạng khi da mất đi độ ẩm tự nhiên, khiến da trở nên khô, bong tróc, dễ kích ứng và nổi mụn ẩn nhiều. Da, đặc biệt là da mặt, có thể biểu hiện qua nhiều tình trạng khác nhau nhưng điểm chung là không mịn màng. Da mặt sần sùi cũng là tình trạng xảy ra khi da bị mất độ ẩm tự nhiên, dẫn đến khô ráp và bong tróc. Những người có làn da sần sùi thường rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng và nổi mụn. Điều này cho thấy da bạn không khỏe và đang gặp vấn đề do thừa quá nhiều tế bào chết. Các lớp biểu bì bị tổn thương làm cho bề mặt da sần sùi và rạn nứt, dẫn đến da mặt mất nước và trở nên khô ráp hơn. Vậy, skincare cho da sần sùi cần lưu ý những gì?
1.1. Không nên tắm dưới vòi sen và nước quá nóng
Một trong các lưu ý trước khi skincare cho da sần sùi đó là bạn không nên sử dụng nước quá nóng khi tắm, đặc biệt khi tắm dưới vòi hoa sen. Tránh tắm vòi sen cùng với nước nóng vì thói quen này có thể gây khô da và làm cho tình trạng da mặt bị sần sùi không mịn trở nên nặng hơn. Ngoài ra, bạn cũng không nên tắm nhiều hơn một lần mỗi ngày vì điều này có thể làm tình trạng khô da trở nên nghiêm trọng hơn. Tốt nhất, hãy sử dụng loại xà phòng không mùi, được thiết kế dành riêng cho da nhạy cảm.
1.2. Sử dụng các loại sữa rửa mặt nhẹ nhàng, không gây kích ứng
Sữa rửa mặt là một trong các bước quan trọng để skincare cho da sần sùi, tuy vậy, nhiều người không có kinh nghiệm trong việc chọn sữa rửa mặt hoặc sử dụng thông qua các quảng cáo trên mạng xã hội, dẫn đến tình trạng da sần sùi ngày càng nặng hơn. Một số lưu ý khi chọn sản phẩm skincare cho da sần sùi, cụ thể, bạn cần tránh các sản phẩm có chứa những chất sau:
- Cồn
- Retinoid
- Axit alpha hydroxy
- Sunfat
- Sữa rửa mặt chứa nhiều hương liệu và chất tạo mùi.
1.3. Hạn chế rửa mặt nhiều lần
Mặc dù skincare cho da sần sùi cần bước rửa mặt cực kỳ quan trọng và gần như không thể thiếu. Tuy nhiên, việc rửa mặt nhiều lần trong ngày có thể dẫn đến tình trạng kích ứng da và gây ra nhiều tác dụng phụ.
Nếu bạn bị da khô, tốt nhất chỉ nên rửa mặt vào buổi tối, trừ khi bạn vừa tập thể dục. Rửa mặt vào buổi tối giúp loại bỏ bụi bẩn tích tụ trong ngày mà không làm mất đi các loại dầu tự nhiên cần thiết cho da. Ngoài ra, cũng nên lưu ý rằng đừng tẩy tế bào chết hàng ngày, hãy thử tẩy tế bào chết chỉ một lần mỗi tuần để giảm kích ứng do chà xát mạnh.
1.4. Lưu ý sử dụng kem dưỡng ẩm
Da sần sùi là biểu hiện rõ ràng cho việc thiếu độ ẩm, do đó, việc sử dụng kem dưỡng ẩm là rất quan trọng cho những người có da mặt sần sùi không mịn. Chọn loại kem dưỡng ẩm thích hợp cho da và sử dụng thường xuyên, đặc biệt là sau khi tắm, để giúp da duy trì độ ẩm.
Kem dưỡng ẩm cho da mặt nên tránh các thành phần như hương liệu và cồn vì chúng có thể gây kích ứng. Bạn cũng có thể chọn kem dưỡng ẩm có chứa kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Tìm các sản phẩm giúp giữ ẩm cho da.
Có nhiều loại kem dưỡng ẩm tuyệt vời cho da nhạy cảm. Để phục hồi độ ẩm, hãy chọn kem dưỡng ẩm gốc dầu với các thành phần giúp giữ nước cho da.Đối với việc skincare cho da sần sùi hãy ưu tiên các sản phẩm gốc Petrolatum rất tốt cho da khô hoặc nứt nẻ, vì chúng bám trên da lâu hơn các loại kem thông thường và hiệu quả hơn trong việc ngăn nước bay hơi khỏi da.
1.5. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của bạn hoặc trong nhà
Việc sử dụng máy lạnh, điều hòa quá nhiều có thể khiến cho da trở nên khô và mất nước, điều này cũng dễ dẫn tới tình trạng da khô, sần sùi và mất đi sức sống. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng nơi bạn dành nhiều thời gian ở đó nhất trong ngày. Điều này giúp bổ sung độ ẩm cho không khí có thể giúp da bạn không bị khô. Hãy chắc chắn rằng máy tạo độ ẩm dễ làm sạch để ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn.
2. Các sản phẩm nên dùng và nên tránh khi skincare cho da sần sùi
Da sần sùi nên dùng gì và không nên dùng gì là một trong các thắc mắc của nhiều người khi thực hiện việc chăm sóc da. Trên thực tế, việc lựa chọn các sản phẩm skincare cho da sần sùi đóng vai trò quan trọng trong việc bạn có chăm sóc da đúng cách hay không. Dưới đây là các sản phẩm nên dùng và nên tránh khi chăm sóc da sần sùi, khô ráp.
2.1. Nên dùng
- Bổ sung vitamin A, D, E thông qua chế độ ăn uống hoặc thực phẩm bổ sung, đây là những vitamin cần thiết cho da, đặc biệt giúp da giữ độ ẩm tránh tình trạng khô, sần sùi.
- Dưỡng ẩm cho da bằng thuốc mỡ, kem hoặc sữa dưỡng da 2 đến 3 lần một ngày hoặc thường xuyên tùy theo nhu cầu.
- Thay vì sử dụng xà phòng thông thường, hãy thử dùng chất tẩy rửa da nhẹ nhàng hoặc xà phòng có thêm chất dưỡng ẩm.
- Chỉ sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa cho mặt, nách, vùng sinh dục, tay và chân.
- Sử dụng kem hoặc thuốc mỡ hydrocortisone không kê đơn nếu da bạn bị viêm.
- Tìm loại kem dưỡng ẩm có chứa ceramide.
2.2. Nên tránh
Một số loại thuốc bạn đang sử dụng có thể khiến cho tình trạng da mặt bị sần sùi không mịn trở nên nặng nề hơn. Nếu gặp phải tình trạng này, hãy xem xét hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc sau:
- Statin
- Thuốc có chứa isotretinoin, còn được gọi là Accutane
- Retinoid
- Sử dụng steroid tại chỗ kéo dài
- Thuốc lợi tiểu
- Thuốc giảm cholesterol
- Thuốc chặn canxi
- Thuốc chẹn beta
- Thuốc điều trị thấp khớp
- Thuốc ngừa thai
- Thuốc kháng androgen
- Thuốc kháng histamine
Ngoài ra, một số thói quen sử dụng các sản phẩm chăm sóc da sau đây cần tránh khi skincare cho da sần sùi.
- Tránh chà xát da mạnh khi tắm rửa hoặc tẩy tế bào chết, rửa mặt, nên mát xa da nhẹ nhàng và rửa lớp kem bằng nước lạnh, tránh dùng nước nóng để rửa mặt.
- Tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, tẩy tế bào chết, hoặc sữa rửa mặt có chứa cồn.
Da khô sần sùi là tình trạng gây thiếu tự tin trong giao tiếp lẫn cuộc sống hàng ngày. Với những thông tin mà bài viết trên đây đưa ra, hy vọng bạn đọc đã nắm rõ được những điều quan trọng khi skincare cho da sần sùi, cũng như tránh các thói quen xấu và các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp với tình trạng da này.
Tài liệu tham khảo: healthline.com
Bài viết của: Trần Thanh Liêm