Nếu bạn cảm thấy thói quen chăm sóc sức khỏe của mình có thể thiếu một yếu tố nào đó, có lẽ đã đến lúc cân nhắc thử liệu pháp truyền dịch tĩnh mạch. Đây là một phương pháp chăm sóc sức khỏe tiện lợi, có thể dễ dàng bổ sung vào thói quen hàng ngày của bạn. Tiếp tục đọc để tìm hiểu thêm khi nào cần truyền tĩnh mạch?
1. Liệu pháp truyền tĩnh mạch là gì?
Liệu pháp truyền dịch tĩnh mạch không chỉ được thực hiện trong bệnh viện mà còn có thể được áp dụng ngay cả khi bạn không mắc bệnh hoặc đang hồi phục sau chấn thương. Phương pháp này có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và xử lý các vấn đề sức khỏe nhỏ. Liệu pháp truyền dịch tĩnh mạch là một công cụ hữu ích cho nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, không chỉ những tình trạng cần phải điều trị tại bệnh viện.
Dung dịch truyền tĩnh mạch được chứa trong các túi kín, nối với các ống dài và mỏng. Đầu ống gắn một cây kim, được đưa vào tĩnh mạch. Túi truyền được treo cao hơn so với bệnh nhân, cho phép chất lỏng chảy qua ống vào máu. Các thành phần khác như vitamin, thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác có thể được thêm vào túi để truyền cùng với dung dịch.
2. Dung dịch truyền tĩnh mạch là gì và làm sao để biết bạn cần loại nào?
Dung dịch truyền tĩnh mạch cung cấp chất dinh dưỡng và thuốc cần thiết để đảm bảo cơ thể bạn đủ nước. Hydrat hóa rất quan trọng cho các chức năng cơ thể bình thường và liệu pháp IV có thể giúp những người gặp khó khăn trong việc uống đủ nước để duy trì mức độ hydrat hóa.
Tầm quan trọng của chất điện giải
Ngoài việc duy trì đủ nước, cơ thể cũng cần cân bằng chất điện giải, là các khoáng chất có điện tích và cần thiết cho nhiều chức năng quan trọng, bao gồm:
- Chức năng não và hệ thần kinh
- Cân bằng lượng nước trong cơ thể
- Chức năng tim và cơ
- Cân bằng độ pH
- Di chuyển chất dinh dưỡng vào tế bào
- Chuyển chất thải ra khỏi tế bào
Hiểu về tính trương lực của dung dịch truyền tĩnh mạch
Tính trương lực của dung dịch truyền tĩnh mạch ảnh hưởng đến thể tích tế bào. Các dung dịch truyền có thể được phân loại theo ba loại trương lực:
Dung dịch truyền tĩnh mạch đẳng trương:
Có nồng độ chất tan giống như huyết tương, giúp tăng thể tích dịch trong cơ thể để điều trị mất máu, mất nước và trong quá trình phẫu thuật. Ví dụ:
- 5% Dextrose trong 0,225% muối (D5W1/4NS)
- Ringer Lactat
- Dextrose 5% trong nước (D5W)
- Nước muối 0,9%
Dung dịch truyền tĩnh mạch hạ trương:
Có ít chất tan hơn huyết tương, giúp bù nước cho tế bào nhưng có thể gây sưng. Thường dùng để điều trị nhiễm toan ceton do đái tháo đường (DKA) hoặc tăng đường huyết tăng thẩm thấu. Ví dụ:
- 0,225% nước muối (1/4 NS)
- Nước muối 0,33% (1/3 NS)
- Nước muối 0,45% (1/2 NS)
Dung dịch IV ưu trương:
Có nhiều chất tan hơn huyết tương, giúp đẩy chất lỏng ra khỏi tế bào và có thể gây co tế bào. Thường được sử dụng trong Đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) để điều trị tình trạng quá tải chất lỏng. Ví dụ:
- 10% Dextrose trong nước (D10W)
- 5% Dextrose trong Lactated Ringers
- 5% Dextrose trong 0,9% Saline
- 5% Dextrose trong 0,45% Saline
- 5% nước muối
- Nước muối 3%.
3. Làm sao để biết bạn cần loại dung dịch truyền tĩnh mạch nào?
Có b3 loại mất nước chính, mỗi loại cần một loại dung dịch truyền tĩnh mạch khác nhau:
- Mất nước đẳng trương: Xảy ra khi bạn mất chất lỏng và chất điện giải (như natri) với tỷ lệ bằng nhau. Nguyên nhân phổ biến nhất là tiêu chảy.
- Mất nước hạ trương: Khi cơ thể mất nhiều chất điện giải hơn là chất lỏng. Ví dụ, mất nhiều chất điện giải qua mồ hôi có thể dẫn đến tình trạng này.
- Mất nước tăng trương lực: Còn gọi là mất nước tăng natri máu, xảy ra khi bạn mất nhiều chất lỏng hơn chất điện giải. Tình trạng này thường cần được điều trị y tế ngay lập tức, và trẻ em có nguy cơ cao hơn.
Hầu hết các tình trạng mất nước thường được điều trị bằng dung dịch truyền đẳng trương. Để xác định chính xác loại dịch truyền tĩnh mạch phù hợp, bạn cần sự đánh giá của bác sĩ chuyên môn.
4. Tại sao nên điều trị bằng truyền dịch tĩnh mạch?
Liệu pháp truyền tĩnh mạch là cách hiệu quả để đưa các chất dinh dưỡng thiết yếu vào máu một cách trực tiếp. Các dung dịch truyền tĩnh mạch chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất điện giải, giúp bổ sung và hỗ trợ cơ thể.
Khi bạn uống vitamin hoặc các chất bổ sung khác, chúng phải qua đường tiêu hóa trước khi được hấp thụ. Điều này có thể làm giảm hiệu quả hấp thụ các chất dinh dưỡng. Ngược lại, liệu pháp truyền tĩnh mạch cho phép các chất dinh dưỡng đi trực tiếp vào máu, bỏ qua hệ tiêu hóa và giúp cơ thể hấp thụ chúng tốt hơn.
5. Tác dụng phụ của liệu pháp truyền tĩnh mạch là gì?
Liệu pháp truyền tĩnh mạch là phương pháp điều trị khá an toàn, nhưng vẫn có một số rủi ro như:
- Tổn thương tĩnh mạch: Có thể xảy ra khi kim được đưa vào tĩnh mạch.
- Thuyên tắc khí: Khi không khí vào vào hệ thống truyền dịch, gây ra vấn đề nghiêm trọng.
- Nhiễm trùng tại vị trí tiêm: Do tiếp xúc với vi khuẩn trong quá trình tiêm.
Các tác dụng phụ này thường được giảm thiểu khi liệu pháp được thực hiện bởi các chuyên gia y tế được cấp phép và đào tạo, tuân thủ các quy trình vệ sinh và an toàn. Tác dụng phụ khác có thể phụ thuộc vào các thành phần cụ thể trong dung dịch truyền tĩnh mạch.
Nguồn tham khảo: Driphydration.com
Bài viết của: Đinh Thị Hải Yến