Chơi thể thao là một trong những hoạt động và thói quen sức khỏe tốt mà các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện hàng tuần. Mặc dù mỗi người đều có hình thức và môn thể thao chơi khác nhau để mang lại lợi ích về sức khỏe cho bản thân, nhưng đôi khi việc vận động quá sức có thể gây ra các tác hại đến sức khỏe. Cùng tìm hiểu dấu hiệu chơi thể thao quá sức trong bài viết dưới đây để phòng tránh.
1. Dấu hiệu chơi thể thao quá sức
Chơi thể thao là một thói quen tốt để cải thiện sức khỏe toàn thân, sức khỏe tim mạch và mang lại nhiều lợi ích khác trong cuộc sống. Mặc dù việc chơi thể thao phù hợp với hầu hết mọi người nhưng việc này cần được lên kế hoạch và giờ giấc phù hợp. Khi vận động đủ cường độ, chơi thể thao mang lại cảm giác sảng khoái sau giờ làm việc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chơi thể thao quá sức có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như đột quỵ, ngất xỉu, hạ đường huyết. Vậy, dấu hiệu chơi thể thao quá sức là gì?
- Đau nhức cơ bắp kéo dài: Thông thường, sau khi tập luyện, cảm giác đau nhức cơ bắp sẽ xuất hiện và kéo dài khoảng 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài đến 3 ngày hoặc thậm chí 4 ngày mà không thuyên giảm, đó có thể là dấu hiệu chơi thể thao quá sức.
- Giảm phản ứng miễn dịch: Cơ thể trở nên dễ bị ốm hơn do hệ miễn dịch suy yếu. Điều này có thể thể hiện qua việc bạn thường xuyên bị cảm lạnh, nhiễm khuẩn, hoặc mắc các bệnh vặt nhiều hơn so với bình thường.
- Chấn thương thường xuyên hoặc dễ tái phát: Một trong các dấu hiệu chơi thể thao quá sức đó là cơ thể dễ bị chấn thương, và nếu không được nghỉ ngơi đầy đủ, những chấn thương này có thể tái phát hoặc kéo dài thời gian hồi phục.
- Kiệt sức, liên tục mệt mỏi, khó chịu và thiếu năng lượng: Mặc dù các bài tập với tạ nhẹ hay chạy bộ được xem là cường độ nhẹ, nhưng nếu bạn không có ngày nghỉ trong tuần thì tình trạng kiệt sức và liên tục mệt mỏi sẽ xảy ra. Đây cũng là một trong các dấu hiệu chơi thể thao quá sức.
- Nhanh mệt mỏi khi bắt đầu tập luyện: Khi bắt đầu tập luyện, bạn nhanh chóng cảm thấy đuối sức hơn bình thường, không thể hoàn thành bài tập với mức độ như trước đây.
- Không phục hồi sau khi tập luyện: Sau mỗi buổi tập, cơ thể không cảm thấy hồi phục mà thay vào đó là cảm giác nặng nề, đây cũng là một trong số các biểu hiện chơi thể thao quá sức.
- Tăng nhịp tim khi nghỉ ngơi: Thông thường, nếu bạn tập thể thao đều đặn sẽ giúp giảm nhịp tim khi nghỉ ngơi, nhưng dấu hiệu chơi thể thao quá sức mà bạn có thể nhận ra đó là nhịp tim tăng cả khi bạn nghỉ ngơi và không thực hiện bài tập.
- Cảm thấy lo lắng và hồi hộp khi nghĩ đến việc bỏ lỡ một buổi tập luyện: Dấu hiệu chơi thể thao quá sức có thể biến thành một dạng áp lực tinh thần mà bạn không cảm nhận ra. Bạn luôn cảm thấy bất an hoặc căng thẳng khi nghĩ đến việc có thể bỏ lỡ buổi tập, dù cơ thể đã có dấu hiệu mệt mỏi và cần nghỉ ngơi.
2. Tác hại của việc chơi thể thao quá sức
Bên cạnh các dấu hiệu chơi thể thao quá sức, nếu bạn không cải thiện mà vẫn cố gắng thực hiện các buổi tập hoặc chơi thể thao, thói quen này có thể dẫn tới một số tác hại nghiêm trọng về sức khỏe.
2.1 Rối loạn nhịp tim – Tăng nguy cơ đột quỵ
Một trong các tác hại của việc chơi thể thao quá sức đó là gây ra rối loạn nhịp tim và tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập luyện với cường độ cao và trong thời gian dài yêu cầu một mức độ sức bền lớn hơn bình thường.
Tác hại của việc chơi thể thao quá sức là việc tim có thể bị “ngộ độc”, dẫn đến các thay đổi cấu trúc cơ tim kéo dài “vĩnh viễn”. Những thay đổi này là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nhịp tim rối loạn, biến đổi thất thường, và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim, suy tim, hoặc đột quỵ.
2.2 Mất nước – mất điện giải
Một dấu hiệu chơi thể thao quá mức điển hình đó là cơ thể bị mất nước, và tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới mất điện giải gây mệt mỏi cơ bắp và giảm sự tập trung. Nếu cơ thể bị mất nước liên tục và không được bổ sung nước kịp thời, điều này có thể dẫn đến mất nước mãn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận, và gây ra các vấn đề như sa sút trí tuệ.
2.3 Suy giảm hệ miễn dịch
Mặc dù chơi thể thao được xem là một cách để tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Nhưng những tác hại của việc chơi thể thao quá sức có thể ảnh hưởng ngược lại, đó là suy giảm hệ miễn dịch.
Khi cơ thể phải chịu áp lực nặng về thể chất do tập luyện quá mức, hormone Cortisol được tiết ra từ tuyến thượng thận sẽ gia tăng. Tác hại của việc chơi thể thao quá sức là mức hormone này quá cao có thể gây bất lợi cho sức khỏe, làm suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ mắc các bệnh tật.
2.4 Các vấn đề về xương và chấn thương cơ bắp
Một dấu hiệu chơi thể thao quá sức đó là bạn sẽ cảm thấy căng cơ, mỏi và thậm chí các cơn đau nhức bên trong sẽ xuất hiện. Theo nhiều nghiên cứu, các dấu hiệu chơi thể thao quá sức có thể ảnh hưởng tới xương.
Khi nồng độ Cortisol cao, mô xương được tích lũy sẽ giảm hơn so với mô xương bị phân hủy. Điều này dẫn đến hiện tượng rạn xương, nứt xương, và giảm mật độ xương, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng về xương khớp như loãng xương và viêm khớp.
Ngoài ra, tác hại của việc chơi thể thao quá sức có thể dẫn đến chấn thương cơ bắp nghiêm trọng, thậm chí nếu không nghỉ ngơi, sau khi hết chấn thương có thể tái phát.
2.5 Ảnh hưởng tới hệ thần kinh
Những dấu hiệu chơi thể thao quá sức có thể biểu hiện là mệt mỏi và chán nản, phản xạ kém và đưa ra quyết định thiếu quyết đoán. Đây cũng là các tác hại của việc chơi thể thao quá sức lên hệ thần kinh.
Khi cơ thể bị căng thẳng liên tục, các vấn đề thần kinh có thể xuất hiện và gây ra các triệu chứng tương tự như chứng trầm cảm mãn tính. Những biểu hiện này bao gồm khó ngủ, dễ cáu gắt, cảm giác mệt mỏi liên tục, và sự thay đổi tâm trạng không ổn định.
2.6 Rối loạn ăn uống
Tác hại của việc chơi thể thao quá sức có thể khiến bạn cảm thấy ăn không ngon và cảm nhận vị giác kém. Việc liên tục thúc ép bản thân để đạt được hình thể lý tưởng thông qua việc giảm cân, nhịn ăn, và tập luyện không ngừng có thể dẫn đến sự giảm sút hứng thú với việc ăn uống.
2.7 Suy giảm chức năng sinh dục & nguy cơ vô sinh
Sau một buổi tập mệt mỏi, có thể bạn sẽ thấy chán nản hoặc không có hứng thú với chuyện quan hệ tình dục. Điều này cũng là một trong những tác hại của việc chơi thể thao quá sức. Nếu tình trạng này kéo dài, ở cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ suy giảm chức năng sinh dục thậm chí vô sinh.
- Kinh nguyệt không đều: Ở phụ nữ, việc tập thể dục quá mức kết hợp với việc nhịn ăn có thể dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh. Khi cơ thể bị đặt vào trạng thái đói do sự kết hợp của tập luyện cường độ cao và cân nặng thấp, nó sẽ tiết kiệm năng lượng bằng cách tạm dừng các hệ thống cơ quan không thiết yếu cho sự sống, bao gồm hệ thống sinh sản.
- Giảm số lượng tinh trùng: Ở nam giới, khi các dấu hiệu chơi thể thao quá sức thường xuyên xảy ra, điều này có thể làm giảm số lượng tinh trùng và tốc độ di chuyển của chúng, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nghiên cứu cho thấy, việc tập thể dục điều độ có thể có tác động tích cực đến chất lượng và số lượng tinh dịch.
Không chỉ suy giảm chức năng tình dục, chơi thể thao quá sức bị đột quỵ cũng là một trong các vấn đề đáng báo động hiện nay trên toàn cầu mà nhiều chuyên gia sức khỏe lưu ý.
3. Làm gì để hồi phục và phòng tránh việc chơi thể thao quá sức?
Khi gặp các biểu hiện chơi thể thao quá sức, điều đầu tiên bạn cần làm là xem lại cường độ chơi thể thao và thời gian vận động trong ngày. Đôi khi, với khối lượng công việc quá lớn, nếu cảm thấy mệt mỏi thì có thể nghỉ ngơi, tránh vận động quá sức bằng việc chơi thể thao. Một số cách sau đây có thể giúp bạn hồi phục khi gặp các dấu hiệu chơi thể thao quá sức.
- Nghỉ ngơi: Nghỉ tập hoàn toàn từ 1 đến 2 tuần giúp phục hồi cơ thể, cải thiện tâm trạng và năng lượng. Nếu triệu chứng không thuyên giảm, cần đến cơ sở y tế kiểm tra.
- Ăn đủ dinh dưỡng: Cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng để cung cấp năng lượng và hỗ trợ phục hồi cơ thể.
- Uống đủ nước: Bổ sung đủ nước là quan trọng để duy trì sức khỏe và hiệu quả trong khi tập thể dục.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ từ 7 đến 8 giờ mỗi đêm giúp cơ thể phục hồi và duy trì năng lượng.
- Dành thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi: Nên nghỉ tập ít nhất một ngày mỗi tuần và nghỉ 6 giờ giữa các buổi tập để cơ thể phục hồi.
- Tránh tập thể thao ở nhiệt độ cực đoan: Hạn chế tập luyện trong điều kiện thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh để giảm căng thẳng cho cơ thể.
Ngoài ra những người tập luyện quá sức cũng có thể tham khảo thêm công nghệ Red IV Laser. Red IV Laser là công nghệ sử dụng máy phát laser đỏ, cáp quang, và kim tĩnh mạch chuyên dụng để chiếu ánh sáng đỏ vào các tĩnh mạch. Ánh sáng đỏ này thâm nhập vào máu qua tĩnh mạch, kích thích sản xuất ATP trong các tế bào máu, dẫn đến việc gia tăng năng lượng, cải thiện tuần hoàn, chức năng tế bào thần kinh, và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Đối với những người gặp vấn đề do tập luyện quá mức, công nghệ Red Laser IV Therapy giúp kích thích sản xuất ATP và tăng cường tổng hợp oxy trong tế bào, từ đó cải thiện nguồn năng lượng cho tế bào.
Ngoài ra, ánh sáng đỏ cũng có tác dụng giảm viêm, giảm stress, và giảm oxy hóa, tương tự như việc giảm áp lực và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Điều này giúp các tế bào khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là đối với những người chơi thể thao quá mức hoặc gặp phải dấu hiệu của việc tập luyện quá sức.
Nhìn chung, khi gặp các dấu hiệu chơi thể thao quá sức bạn nên nghỉ ngơi từ 1 – 2 tuần, ưu tiên cho lịch sinh hoạt điều độ và để cơ bắp, hệ thần kinh được thư giãn. Bên cạnh việc tạm dừng hoạt động thể thao để cơ thể phục hồi, hiện nay Red IV Laser là một trong các công nghệ được áp dụng để điều trị và phục hồi cho quá trình chơi thể thao quá sức ảnh hưởng đến cơ và xương khớp.
Nguồn: nbcnews.com – stack.com
Bài viết của: Trần Thanh Liêm