Ảnh hưởng của bệnh đột quỵ là vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe tổng quát. Do não là cơ quan trung tâm của hệ thần kinh con người. Hậu quả của đột quỵ có thể bao gồm liệt nửa người, suy giảm trí nhớ và thậm chí là đe dọa đến tính mạng.
1. Ảnh hưởng của bệnh đột quỵ não đối với não và hệ thần kinh?
Ngày này, với việc ngày càng nhiều người bị đột quỵ, ngay cả với người trẻ tuổi thì nhiều người thắc mắc không biết đột quỵ não nguy hiểm thế nào? Để hiểu rõ hơn về những gì xảy ra với đột quỵ và ảnh hưởng của đột quỵ với não thì chúng ta cần xem xét về não người và các chức năng của nó.
Não là cơ quan trung tâm của hệ thần kinh đối với cơ thể con người. Cơ quan cực kỳ phức tạp này kiểm soát cả chức năng vận động và cảm giác trên khắp cơ thể:
- Giúp chúng ta tiếp nhận và diễn giải những thông tin liên quan đến các giác quan như mắt, tai, mũi.
- Có vai trò suy nghĩ, ghi nhớ, hiểu biết, lên kế hoạch, lý luận và giải quyết vấn đề.
- Não được tạo thành từ hàng tỷ tế bào thần kinh hay còn gọi là tế bào não giao tiếp thông qua các khớp thần kinh.
Nếu cơn đột quỵ xảy ra và lưu lượng máu không thể đến những vùng kiểm soát một chức năng cụ thể của cơ thể thì bộ phận đó của cơ thể sẽ không đảm bảo hoạt động như bình thường. Cách cơ thể người bị ảnh hưởng bởi đột quỵ chủ yếu phụ thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương của mô não. Vì hầu hết tất cả các tín hiệu từ não đến cơ thể và ngược lại đều đi qua trên đường đến và đi từ não, điều này dẫn đến mỗi bên não kiểm soát bên đối diện của cơ thể.
Ảnh hưởng của bệnh đột quỵ não khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào loại, mức độ nghiêm trọng, vị trí và số lần đột quỵ. Mỗi phần của não có một chức năng hoặc khả năng nhất định. Khi một vùng não bị tổn thương do đột quỵ, phần cơ thể mà nó kiểm soát có thể mất chức năng bình thường, dẫn đến tình trạng khuyết tật. Đột quỵ lớn có thể đe dọa tính mạng, đột quỵ nhỏ hơn ở một số vùng não nhất định cũng có thể gây tử vong.
Hậu quả của đột quỵ sẽ phụ thuộc vào vị trí xảy ra đột quỵ xảy ra. Não có 3 vùng chính:
- Đại não: Bao gồm hai bán cầu là bán cầu não phải và bán cầu não trái.
- Tiểu não: Là phần sau của não.
- Thân não: Là phần gốc của não.
1.1. Hậu quả của đột quỵ ở vị trí đại não
Não được chia thành hai bán cầu là bán cầu não phải và bán cầu não trái. Hai bán cầu não này được gọi là bán cầu não. Hầu hết khả năng vận động và cảm giác của cơ thể thì một bên bán cầu não điều khiển bên đối diện của cơ thể.
Hậu quả của đột quỵ não ở đại não có thể bao gồm:
- Yếu hoặc liệt nửa người bên trái và mất cảm giác;
- Không nhận thức được nửa người bên trái;
- Các vấn đề về thị lực, bao gồm mất thị trường bên trái ở cả hai mắt;
- Các vấn đề liên quan đến nhận thức chiều sâu hoặc hướng như lên hoặc xuống và phía trước hoặc phía sau;
- Mất khả năng định vị hoặc nhận ra các bộ phận cơ thể;
- Khó khăn trong việc tìm kiếm đồ đạc như tìm kiếm quần áo hoặc đồ dùng cá nhân;
- Suy giảm trí nhớ sau đột quỵ với những thay đổi về hành vi như thiếu quan tâm, bốc đồng, nói những từ ngữ hoặc hành động không phù hợp;
- Trầm cảm;
- Khả năng đọc, viết và học tập mới bị suy giảm.
1.2. Hậu quả của đột quỵ ở vị trí tiểu não
Tiểu não nằm ở vị trí bên dưới và phía sau đại não. Vai trò của tiểu não là nhận thông tin cảm giác từ cơ thể thông qua tủy sống, qua đó, giúp kiểm soát hoạt động và khả năng kiểm soát của cơ. Đồng thời, tiểu não cũng có vai trò kiểm soát các chuyển động tinh tế, đảm bảo sự phối hợp và sự cân bằng. Đột quỵ hiếm khi xảy ra ở vùng tiểu não, nhưng ảnh hưởng của đột quỵ với não có thể rất nghiêm trọng. Các hậu quả của đột quỵ não ở tiểu não bao gồm:
- Không thể đi lại;
- Rối loạn khả năng phối hợp và giữ thăng bằng hay còn được gọi với tên khác là rối loạn vận động;
- Chóng mặt kèm theo đau đầu nhiều thành từng cơn;
- Buồn nôn và nôn ra dịch dạ dày hoặc dịch lẫn thức ăn.
1.3. Hậu quả của đột quỵ ở vị trí thân não
Vị trí của thân não nằm ở vị trí gốc não có vai trò đảm nhiệm những chức năng sống quan trọng của cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp và nhịp thở. Thân não cũng giúp kiểm soát các dây thần kinh chính cho chuyển động mắt, thính giác, lời nói, nhai và nuốt.
Các hậu quả của đột quỵ não ở thân não có thể bao gồm:
- Các vấn đề sức khỏe liên quan đến chức năng hô hấp và tim mạch;
- Rối loạn thân nhiệt của cơ thể;
- Các vấn đề liên quan đến thăng bằng và phối hợp;
- Yếu hoặc liệt cả hai bên cơ thể;
- Khó nhai, nuốt và nói;
- Thay đổi thị lực;
Ảnh hưởng của bệnh đột quỵ não phần thân não nghiêm trọng nhất có thể khiến một người rơi vào trạng thái ‘bị khóa chặt’. Trạng thái bị khóa chặt là tình trạng mà người mắc thường không thể nói và không thể cử động nguyên nhân do cơ bị liệt ngoại trừ các chuyển động theo chiều dọc của mắt và chớp mắt. Người đó vẫn tỉnh táo, nghe, suy nghĩ, lý luận và hiểu. Giao tiếp được thiết lập thông qua chuyển động của mắt.
2. Cách nào hạn chế hậu quả của đột quỵ và hỗ trợ não phục hồi?
Nhiều phương pháp khác nhau giúp hạn chế hậu quả và phục hồi sau ảnh hưởng của bệnh đột quỵ não. Các hoạt động phục hồi chức năng tập trung vào các hành động cụ thể và lặp đi lặp lại. Kế hoạch phục hồi chức năng sẽ phụ thuộc vào bộ phận cơ thể hoặc loại khả năng bị ảnh hưởng bởi đột quỵ.
Các hoạt động thể chất để hạn chế hậu quả của đột quỵ có thể bao gồm:
- Các bài tập về kỹ năng vận động: Các bài tập có thể giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp và sự phối hợp trên khắp cơ thể. Những bài tập vận động này có thể bao gồm các cơ được sử dụng nhằm giữ thăng bằng, đi bộ và nuốt.
- Luyện tập vận động: Học cách sử dụng các dụng cụ hỗ trợ vận động như xe tập đi, gậy, xe lăn hoặc nẹp mắt cá chân. Nẹp mắt cá chân là cách ổn định và tăng cường sức mạnh cho mắt cá chân để hỗ trợ trọng lượng cơ thể trong khi học cách đi bộ.
- Liệu pháp gây ra sự hạn chế: Một phần cơ thể không bị ảnh hưởng của bệnh đột quỵ não giữ nguyên, trong khi bạn tập di chuyển một phần có thể bị ảnh hưởng bởi đột quỵ để cải thiện chức năng của chi đó. Liệu pháp này đôi khi được gọi là liệu pháp sử dụng bắt buộc.
- Liệu pháp phạm vi chuyển động: Một số bài tập và phương pháp điều trị nhất định có thể làm giảm căng cơ và giúp phục hồi phạm vi chuyển động.
Các hoạt động thể chất hỗ trợ công nghệ hỗ trợ ảnh hưởng của đột quỵ với não bao gồm:
- Kích thích điện chức năng: Điện được áp dụng cho các cơ bị yếu, khiến chúng co lại. Phương pháp kích thích điện có thể giúp rèn luyện lại các cơ.
- Công nghệ rô-bốt: Các thiết bị rô-bốt hỗ trợ các chi bị suy yếu thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại. Điều này có thể giúp các chi lấy lại sức mạnh và chức năng.
- Công nghệ không dây: Máy theo dõi hoạt động giúp tăng cường hoạt động sau đột quỵ.
- Thực tế ảo: Việc sử dụng trò chơi điện tử và các liệu pháp dựa trên máy tính khác bao gồm tương tác với môi trường mô phỏng, thời gian thực.
Các hoạt động nhận thức và cảm xúc nhằm cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ sau đột quỵ bao gồm:
- Liệu pháp cho các triệu chứng nhận thức: Đây là liệu pháp giúp khắc phục các khả năng nhận thức bị mất và cải thiện suy giảm trí nhớ sau đột quỵ. Những khả năng này có thể bao gồm trí nhớ, xử lý, giải quyết vấn đề, kỹ năng xã hội, phán đoán và nhận thức về an toàn.
- Liệu pháp hỗ trợ giao tiếp: Liệu pháp này giúp lấy lại các khả năng đã mất về nói, nghe, viết và hiểu.
- Đánh giá và điều trị tâm lý: Các bác sĩ tâm lý sẽ kiểm tra sự điều chỉnh cảm xúc và đưa ra tư vấn cũng như cách điều trị tâm lý cụ thể.
- Sử dụng các thuốc điều trị: Các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc nhằm tác dụng cải thiện suy giảm trí nhớ sau đột quỵ.
Các liệu pháp điều trị khác vẫn đang được nghiên cứu để giảm ảnh hưởng của bệnh đột quỵ não bao gồm:
- Kích thích não không xâm lấn: Các kỹ thuật như kích thích từ xuyên sọ đã được sử dụng với một số thành công trong nghiên cứu để giúp cải thiện nhiều kỹ năng vận động.
- Các liệu pháp sinh học như tế bào gốc, đang được nghiên cứu, nhưng chỉ nên được sử dụng như một phần của thử nghiệm lâm sàng.
- Các phương pháp y học thay thế: Các phương pháp điều trị như mát-xa, liệu pháp thảo dược và châm cứu đang được đánh giá.
3. Các điểm cần lưu ý để giảm ảnh hưởng của đột quỵ với não
Bên cạnh những cách để phục hồi sau ảnh hưởng của bệnh đột quỵ não và hạn chế hậu quả của đột quỵ não, thì chúng ta cần chú ý một vài điểm sau đây trong quá trình điều trị:
- Thời gian bắt đầu luyện tập: Thời gian tiến hành phục hồi chức năng do hậu quả của đột quỵ não càng sớm càng tốt. Luyện tập sớm giúp tăng khả năng phục hồi các khả năng và kỹ năng đã mất càng cao. Phục hồi chức năng sau đột quỵ thường bắt đầu sớm nhất là 24 đến 48 giờ sau khi đột quỵ ngay khi đang ở trong bệnh viện.
- Thời gian phục hồi chức năng: Thời gian tập luyện phục hồi chức năng do ảnh hưởng của bệnh đột quỵ não kéo dài trong bao lâu tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của đột quỵ cũng như các biến chứng liên quan. Trong hầu hết trường hợp cần áp dụng các hình thức tập luyện phục hồi chức năng đột quỵ trong thời gian dài. Điều này có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm sau khi bị đột quỵ.
- Kế hoạch phục hồi chức năng sau đột quỵ thay đổi trong quá trình phục hồi khi học lại các kỹ năng và nhu cầu thay đổi. Với việc luyện tập liên tục, bạn có thể tiếp tục đạt được tiến bộ theo thời gian.
Quá trình phục hồi hậu quả của đột quỵ khác nhau ở mỗi người và rất khó để dự đoán khả năng là bao nhiêu và thời gian kéo dài bao lâu. Nhìn chung, quá trình phục hồi ảnh hưởng của bệnh đột quỵ não thành công phụ thuộc vào các yếu tố:
- Các yếu tố vật lý: bao gồm mức độ nghiêm trọng của đột quỵ về cả tác động về nhận thức và thể chất.
- Các yếu tố cảm xúc: bao gồm các yếu tố như động lực, tâm trạng và khả năng duy trì các hoạt động phục hồi chức năng bên ngoài các buổi trị liệu.
- Các yếu tố xã hội: sự hỗ trợ của bạn bè và gia đình.
- Các yếu tố trị liệu: bao gồm thời gian bắt đầu phục hồi chức năng sớm và các kỹ năng phục hồi chức năng sau đột quỵ.
- Tốc độ phục hồi: thường cao nhất trong những tuần và tháng đầu sau khi bị đột quỵ. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy hiệu suất có thể cải thiện ngay cả trong thời gian 12 đến 18 tháng sau đột quỵ.
Tóm lại, bài viết đã giải đáp băn khoăn não bị ảnh hưởng thế nào sau một cơn đột quỵ và những cách hạn chế hậu quả của đột quỵ và hỗ trợ não phục hồi. Quá trình phục hồi ảnh hưởng của bệnh đột quỵ não kéo dài với nhiều khó chịu với những khó khăn trong suốt quá trình.
Bên cạnh những phương pháp phục hồi sau ảnh hưởng của bệnh đột quỵ não như đã kể trên thì các giải pháp bổ sung như Red IV laser có thể phù hợp nhằm trẻ hóa tế bào thần kinh, hỗ trợ các tế bào hoạt động tốt hơn và hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu não. Red IV laser phù hợp với những người trung niên có độ tuổi từ 36 đến 55 tuổi. Công nghệ Red IV laser là công nghệ hiện đại mà qua đó sử dụng tia laser theo đường tĩnh mạch để đi vào tế bào trong cơ thể đảm bảo cho tế bào hoạt động tốt hơn, máu lưu thông ổn định hơn và cung cấp nhiều oxy đến các mô. Ánh sáng đỏ cũng giúp giảm viêm, giảm stress tương tự như việc giảm áp lực và bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương. Điều này có vai trò quan trọng giúp các tế bào trong cơ thể duy trì trạng thái khỏe mạnh và dự phòng các vấn đề sức khỏe như đột quỵ não.
Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, hopkinsmedicine.org
Bài viết của: Ngô Thị Thảo Hiền