Một số kim loại như kẽm, đồng và sắt thường rất tốt cho cơ thể của bạn nếu chúng được cung cấp ở lượng nhỏ. Nhưng nếu chúng ta tiếp xúc quá nhiều với các kim loại nặng có thể dẫn đến ngộ độc kim loại như trong bệnh Wilson, điều này có thể gây tử vong cho người bệnh, hoặc gây ra các tác dụng phụ như đau đầu cho đến tổn thương nội tạng. Vậy ăn kiêng giải độc kim loại nặng có được không?
1. Nhiễm độc kim loại nặng là gì? Nguyên nhân nhiễm độc kim loại nặng?
Ngộ độc kim loại nặng là một quá trình tích tụ của nhiều loại kim loại nặng trong cơ thể của bạn. Các yếu tố môi trường và sự phát triển của nền công nghiệp chính là nguyên nhân chính khiến bạn ngày càng tiếp xúc với nồng độ kim loại nặng cao mỗi ngày, bao gồm các loại thực phẩm ăn vào và không khí hít thở. Ngay khi nghi ngờ nhiễm kim loại, chúng ta cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay.
Các triệu chứng ngộ độc kim loại nặng rất khác nhau tùy thuộc vào loại kim loại bị nhiễm. Các loại kim loại nặng thường gây độc như: Thủy ngân, chì, asen, cadmium là một số kim loại khác. Các triệu chứng cấp tính cho thấy bệnh nhân ngộ độc kim loại nặng bao gồm:
- Đau đầu;
- Đau bụng và chuột rút;
- Buồn nôn;
- Nôn mửa;
- Tiêu chảy;
- Mệt mỏi;
- Khó thở.
Trường hợp ngộ độc kim loại mãn tính có thể gặp các triệu chứng sau:
- Cảm giác nóng rát và ngứa ran;
- Nhiễm trùng mãn tính;
- Sương mù não;
- Rối loạn thị giác;
- Mất ngủ;
- Tê liệt.
Nếu nghi ngờ ngộ độc kim loại nặng, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm độc tính kim loại nặng cho bệnh nhân. Thông thường, các xét nghiệm gồm mẫu máu, nước tiểu hoặc tóc để đo mức kim loại nặng trong cơ thể bạn. Với xét nghiệm máu, bạn có thể được yêu cầu không ăn một số loại cá và động vật có vỏ trong vòng 48 giờ trước khi xét nghiệm do các thực phẩm này thường chứa thủy ngân.
Nếu nồng độ kim loại nặng trong máu cao, điều này có nghĩa là bạn bị ngộ độc kim loại nặng. Nếu kết quả nhiễm độc ở mức độ trung bình đến thấp nhưng vẫn có triệu chứng, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm xét nghiệm nước tiểu, tóc, da và thậm chí móng tay để xác định độc tính. Do một số kim loại nặng thoát khỏi máu và được lưu trữ trong các mô, vì vậy xét nghiệm máu không phải lúc nào cũng phản ánh đúng mức độ nhiễm độc kim loại nặng. Vậy ăn kiêng giải độc kim loại nặng có được không?
2. Ăn kiêng giải độc kim loại nặng có hiệu quả?
Khi được chẩn đoán ngộ độc kim loại nặng, bác sĩ sẽ đề nghị các phương pháp điều trị giúp cơ thể người bệnh loại bỏ kim loại nặng càng nhanh càng tốt, điều này có thể bao gồm việc sử dụng các loại thuốc.
Tuy nhiên cũng có những lúc thực phẩm, chất bổ sung và phương pháp thay đổi lối sống có thể được khuyến nghị để hỗ trợ quá trình loại bỏ kim loại nặng ra khỏi cơ. Sau đây là cái nhìn sâu hơn về một số cách ăn kiêng giải độc kim loại nặng:
2.1. Ăn kiêng giải độc kim loại nặng
Nếu bệnh nhân bị chẩn đoán bị ngộ độc kim loại nặng, bác sĩ sẽ đề nghị việc thay đổi chế độ ăn uống và phương pháp chế biến thức ăn, ví dụ như đề nghị ăn nhiều thực vật, trái cây và rau. Những thực phẩm này không chỉ cung cấp nhiều dinh dưỡng mà còn chứa các chất hóa học có tác dụng chống lại độc tố. Các thực phẩm được khuyến nghị trong chế độ ăn kiêng giải độc kim loại nặng có thể bao gồm hành tây, tỏi, gừng, trà xanh, đậu nành, nho, cà chua, quả mọng…
Tương tự, rau lá xanh chứa folate cũng giúp chuyển hóa asen. Một số trái cây và rau quả có chất chống oxy hóa như vitamin C, E, glutathione, carotenoid và flavonoid có thể hỗ trợ việc bảo vệ các mô khỏi tác hại của kim loại độc.
Bệnh nhân cũng nên tránh chế biến thức ăn bằng chảo nhôm, không ăn quá nhiều cá và động vật có vỏ, kiểm tra nước uống của gia đình đặc biệt nếu gia đình bạn sử dụng nước giếng.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy việc sử dụng men vi sinh trong chế độ ăn kiêng giải độc kim loại nặng có thể giúp ích. Trên thực tế, những chất bổ sung này có thể liên kết với một số kim loại nặng như nhôm, cadmium, chì và asen sau đó loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể khi bạn đi tiêu. Ngoài ra, tảo xoắn (tảo lục lam) cũng giúp làm giảm độc tính của kim loại nặng. Curcumin bảo vệ cơ thể chống lại độc tính của kim loại nặng.
Có thể thấy vai trò của việc sử dụng thực phẩm trong điều trị ngộ độc kim loại nặng rất hữu ích, tuy nhiên để khẳng định chắc chắn hơn vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác định loại thực phẩm an toàn và hiệu quả.
2.2. Thay đổi lối sống
- Bên cạnh cũng có bằng chứng cho thấy tập thể dục và toát nhiều mồ hôi có thể giúp cơ thể tự giải độc kim loại nặng ra khỏi cơ thể bạn. Đổ mồ hôi sẽ hiệu quả hơn đi tiểu khi muốn loại bỏ crom, đồng, cadmium, chì và kẽm ra khỏi cơ thể.
- Tập thể dục cũng làm giảm mức độ kim loại nặng trong cơ thể.
- Xông hơi cũng có thể là một cách hiệu quả để loại bỏ kim loại nhưng cần phải nghiên cứu thêm.
3. Cách ăn kiêng giải độc kim loại nặng
Một số thực phẩm giúp giải độc kim loại nặng ra khỏi cơ thể và loại bỏ chúng trong quá trình tiêu hóa, bảo vệ những người tiếp xúc với kim loại nặng bao gồm:
- Ngò;
- Tỏi;
- Quả việt quất;
- Nước chanh;
- Tảo xoắn;
- Tảo lục;
- Bột nước ép cỏ lúa mạch;
- Rong biển dulse Đại Tây Dương;
- Cà ri;
- Trà xanh;
- Cà chua;
- Men vi sinh.
Ngoài ra, nếu cơ thể không nạp đủ lượng vitamin khuyến nghị hàng ngày, hãy cân nhắc đến việc dùng thực phẩm bổ sung. Vitamin B, B6 và C nếu thiếu hụt thì khả năng chịu đựng kim loại nặng kém và dễ bị độc hơn. Vitamin C có tác dụng tạo phức với sắt, trong khi đó việc bổ sung vitamin B1 giúp làm giảm nồng độ sắt.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ không giám sát độ tinh khiết hoặc chất lượng của các chất bổ sung vì vậy tốt nhất bệnh nhân hãy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng một sản phẩm bổ sung dưỡng chất nào để đảm bảo chúng không tương tác với các thuốc mà bạn đang dùng.
Để giảm thiểu tác động kim loại nặng hoặc ngăn ngừa hoàn toàn, bạn cần loại bỏ một số thực phẩm khỏi ăn kiêng giải độc kim loại nặng của mình.Một số thực phẩm cần hạn chế bao gồm:
- Gạo lứt;
- Một số loài cá lớn và sống lâu vì chúng có xu hướng chứa nhiều thủy ngân hơn;
- Rượu bia;
- Thực phẩm không hữu cơ.
Tài liệu tham khảo: Health.com, Healthline.com
Bài viết của: Đỗ Mai Thảo